Pages

Wednesday, May 12, 2021

Nepal ở Ấn Độ rơi vào khủng hoảng Covid

 image

Bằng giọng nói nghẹn ngào, Parasuram Maurya mô tả rằng ông đã tuyệt vọng chạy từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để cứu cha mình khỏi Covid-19.

 

Sundar Maurya, một nông dân đến từ thị trấn Narainapur, miền tây nam, phàn nàn về tình trạng khó thở và được xét nghiệm dương tính vào ngày 3/5. Trong vài ngày, tình trạng của ông trở nên tồi tệ hơn.

 

Ông Maurya đưa cha mình, ngoài 50 tuổi, đến ba cơ sở y tế ở quận Banke nhưng tất cả đều từ chối cho nhập viện do thiếu giường và oxy. Đến khi tìm được giường thì đã quá muộn.

 

Ông Maurya nói:


image


"Chúng tôi rất đau khổ, ông là trụ cột chính của gia đình. Bây giờ tôi phải chăm sóc gia đình và ba đứa em trai. Mẹ tôi từ hôm đó đến giờ vẫn khóc."


Hàng nghìn người như ông Maurya đã mất đi những người thân yêu ở Nepal, một quốc gia hiện đang quay cuồng với làn sóng virus thứ hai.


image


Tiến sĩ Samir Kumar Adhikari, Giám đốc Trung tâm Y tế Khẩn cấp của chính phủ nói: "Nếu chúng ta không quản lý điều này ngay bây giờ, tình hình sẽ trở nên thảm khốc."

 

Ông nói: "Ở thung lũng Kathmandu, hầu như tất cả các giường chăm sóc đặc biệt và máy thở đều đã kín chỗ. Ngay cả những bệnh viện có sẵn giường cũng không thể tiếp nhận bệnh nhân do thiếu oxy. Chúng tôi cũng đã hết vaccine".


image


Nepal, một quốc gia ở Himalaya với khoảng 30 triệu dân, là một trong những nước kém phát triển nhất trên thế giới. Bị kẹt và kẹp giữa Trung cộng ở phía bắc và Ấn Độ ở phía nam. Nước này phụ thuộc vào Ấn Độ cho hầu hết mọi thứ, đặc biệt là thiết bị y tế và oxy lỏng. Với việc Ấn Độ ngừng xuất khẩu oxy do tình hình tại nước này ngày càng tồi tệ, Kathmandu hiện đang phải tìm nguồn thay thế.

 

Video: 'Tôi mất vợ và con chưa sinh trong một ngày'


BM


BM

https://zingnews.vn/video-loi-ke-giao-si-an-tang-cho-150-benh-nhan-covid-19-truoc-khi-hoa-thieu-post1210850.html


Giống như nhiều quốc gia châu Á khác, Nepal bằng cách nào đó đã thoát khỏi đợt covid đầu tiên mà không bị thiệt hại nghiêm trọng.

 

Nhưng làn sóng thứ hai đã rất tàn khốc. Số ca lây nhiễm hàng ngày dao động ở mức khoảng 150 vào đầu tháng Tư nhưng trong một tháng, con số này đã vượt qua 9.000. Hơn 4.000 người đã chết.


image


Giới chức y tế Nepal cho biết tỷ lệ dương tính hàng ngày hiện tại là gần 50%, có nghĩa cứ hai người thì một người dương tính với Covid. Ước tính khoảng 80.000 người đang cách ly tại nhà, và các quan chức cảnh báo sẽ có thêm nhiều ca tử vong trong những tuần tới.

 

"Chúng tôi xếp Nepal ở vị trí thứ 9 trong số 10 quốc gia hàng đầu về tỷ lệ gia tăng ca bệnh Covid-19 hàng ngày. Trong tất cả các quốc gia đó, Nepal có dân số nhỏ nhất nhưng lại có tỷ lệ dương tính cao nhất", Sara Beysolow Nyanti, điều phối viên của Liên Hiệp Quốc ở Nepal.


image


Giống như ở quốc gia láng giềng Ấn Độ, cuộc sống bình thường đã bắt đầu trở lại cách đây vài tháng khi các ca nhiễm hàng ngày giảm xuống dưới 100. Nepal này đang gấp rút phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa. Khẩu trang, vệ sinh và giãn cách xã hội đã bị bỏ qua.

 

Đồng thời, Nepal bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng chính trị. Thủ tướng K P Sharma Oli, đối mặt với sự nổi loạn trong chính đảng của mình, đã giải tán quốc hội vào tháng 12 năm ngoái và kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh chóng. Nhưng Tòa án Tối cao đã phục hồi quốc hội vào tháng Hai năm nay.


image


Ông Oli cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích từ phe đối lập và xã hội dân sự về việc chính phủ xử lý virus corona. Đã có các cuộc biểu tình ủng hộ và chống Oli ở Kathmandu và các vùng khác của đất nước.


Thủ tướng K P Sharma Oli đã mất phiếu tín nhiệm tại cuộc bỏ phiếu ở quốc hội hôm thứ Hai. Không rõ ai sẽ thành lập chính phủ tiếp theo, không có đảng nào chiếm đa số rõ ràng.

 

Các chuyên gia đổ lỗi cho những tranh cãi chính trị kéo dài và đấu đá nội bộ là nguyên nhân khiến đại dịch trở nên tồi tệ hơn.

 

Tiến sĩ Rajan Pandey, bác sĩ tại bệnh viện Bheri, ở thành phố Nepalgunj, nói: "Các chính trị gia bận rộn cố gắng nắm giữ quyền lực, sự chú ý của họ không phải là sức khỏe của người dân mà là giữ quyền lực."


image


Nepalgunj, gần biên giới với Ấn Độ, là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Nepal. Mỗi ngày, hàng trăm công nhân nhập cư từ Ấn Độ trở về qua biên giới đất liền trong bối cảnh lo ngại rằng có người có thể mang virus. Lo sợ bị kiểm dịch, nhiều người nhập cảnh bất hợp pháp và về làng của họ. Có báo cáo về một số người trở về bị ốm.

 

Nhưng không nên chỉ đổ lỗi cho những người lao động nhập cư về làn sóng Covid thứ hai, bác sĩ Pandey nói.

 

Ông nói: "Hai tháng trước, chính phủ và phe đối lập đã tổ chức các cuộc mít tinh lớn trên khắp đất nước. Mọi người tổ chức lễ hội tôn giáo và tổ chức hôn lễ - tất cả đều góp phần tạo nên làn sóng thứ hai này".


BM


Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn do Nepal hiện đã đình chỉ chương trình tiêm chủng sau khi hết vaccine. Ban đầu, Ấn Độ tài trợ khoảng một triệu liều vaccine AstraZeneca, và Nepal đảm bảo được nhận vaccine từ chương trình chia sẻ toàn cầu Covax và từ Trung cộng.

 

Các quan chức ở Nepal cho biết tổng cộng 2,1 triệu người đã được chủng ngừa và trong số đó 400.000 người đã được tiêm cả hai liều.


image


Nhưng với việc Delhi đột ngột ngừng xuất khẩu vaccine, Nepal đang trong tình trạng bị lửng lơ, cùng với Bangladesh và Sri Lanka, và phải tìm đến Trung cộng và Nga để đáp ứng nhu cầu.

 

Bà Nyanti, quan chức Liên Hiệp Quốc, nói: "Nepal không thể đảm bảo vaccine cho 20% số người cần tiêm chủng. Vì vậy, Nepal nên được ưu tiên hàng đầu. Tôi kêu gọi các quốc gia có vaccine dự phòng hãy gửi đến Nepal ngay lập tức."

 

 

 

Anbarasan Ethirajan


image


Khiến xã hội trở nên ‘bình đẳng’ là không công bằng
Làm thế nào để phân biệt giữa giáo dục và tuyên truyền
Cảnh sát bắt người đàn ông da đen _ 30 vụ trộm cắp ở khu vực miền nam California
Nước Mỹ sụp đổ _ Chỉ là vấn đề thời gian
Lãnh đạo Trung cộng TCB lên kế hoạch kiểm soát Internet toàn cầu
Chính trị đặc tính đang phá hủy kết cấu xã hội
Ấn Độ cần tình yêu thương và sự ủng hộ
Bạn Nhậu Cũ & Cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day
Hội An và vẻ đẹp quyến rũ của màu vàng
Món phở của người Việt gây tranh cãi khắp thế giới
Hàng chục thi thể dạt vào bờ sông Hằng, Ấn Độ
Đối diện với những sóng gió trong cuộc sống
Khoảng 1.3 tỷ người trên toàn thế giới không muốn chích vaccine COVID-19
Chỉ cần ngủ đủ giấc _ cuộc sống của bạn sẽ thay đổi không ngờ
Lễ hội biến thành thảm họa ở Ấn Độ
Elon Musk nói về hội chứng Asperger và tiền mã hóa Dogecoin
Tình mù Việt Mỹ
Sống đơn giản và tiết kiệm _ Hạnh phúc trong tầm tay
Hàng nghìn tỷ con ve sầu sẽ trồi lên _ sau 17 năm 'ngủ vùi'
Chính phủ Ấn Độ nói 'đột biến kép' có thể khiến ca nhiễm gia tăng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.