Pages

Friday, June 18, 2021

Nhìn thấy hy vọng của Trung cộng trong tuyệt vọng

 BM

“Điều đầu tiên, tôi biết Sư Phụ thực sự là người vô cùng chính trực. Tôi vô cùng chấn động trước chính khí này.”

 

Đây là lời chia sẻ của ông Trần Sư Chúng, tiến sĩ sinh học phân tử, Đại học California, San Diego, khi hồi tưởng lại lần đọc bài viết “Một chút cảm tưởng của tôi” của người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, công bố vào ngày 2/6/1999. Ông đã cảm động rơi nước mắt.


BM

Trần Sư Chúng, tiến sĩ sinh học phân tử, Đại học California, San Diego.

 

Thời đi học, ông Trần đã trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa, nhờ gia đình dạy dỗ nghiêm khắc, nên ông học hành rất chăm chỉ, sau này trở thành nhóm sinh viên đầu tiên trong lớp học thiếu niên của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung cộng sang Hoa Kỳ du học với tâm nguyện son sắt: ăn học thành tài về báo hiếu tổ quốc. Tuy nhiên, vào ngày 4/6/1989, Trung Cộng đã “tắm máu” ở Thiên An Môn, khiến ông như bị “dội một gáo nước lạnh”, ông hoàn toàn tuyệt vọng và mất niềm tin vào Trung Cộng. Ông Trần tham gia vào phòng trào ủng hộ dân chủ, sau đó thì rút lui. 10 năm sau sự kiện 4/6, vào năm 1999, sự kiện 10,000 học viên Pháp Luân Công đến Văn phòng Khiếu nại Trung Nam Hải thỉnh nguyện ôn hòa đã khiến ông thấy được hy vọng mới cho tương lai của Trung cộng.

 

Thời niên thiếu trải qua Cách mạng Văn hoá


BM


Trần Sư Chúng từ nhỏ như một cậu bé “đầu gỗ” không hay nói hay cười. Mặc dù cậu được nhận vào lớp thiếu niên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung cộng khi mới 15 tuổi nhưng ông cậu lại nhận xét cậu là: không tính là thông minh, mà chỉ khá chăm chỉ.

 

Trần Sư Chúng sinh ra trong một gia đình thư hương hiếu học. Ông nội là lứa sinh viên đầu tiên sang Canada du học vào cuối đời nhà Thanh, cụ lần lượt làm kỹ sư tại nhà máy xi măng Quảng Châu và phó kỹ sư trưởng Bộ Vật liệu xây dựng Trung cộng. Còn cha học đại học ngành hóa hữu cơ, ông cũng học ở Canada, nhưng sống ở Bắc Kinh để chăm sóc ông nội Trần. Cha của ông sau đó trở thành một chuyên gia trong ngành xi măng và là kỹ sư trưởng của Sở vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Đông. Còn ông ngoại cũng đi du học Pháp.

 

Thời học sinh cấp 1 và cấp 2 của Trần Sư Chúng đã trải qua thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Lúc đó, toàn bộ xã hội Trung cộng đều điên cuồng, rối ren. Gian lận thi cử tràn lan trong trường học của ông Trần, học sinh nộp giấy trắng được coi là anh hùng.


Ông Trần là lớp phó học tập, trong một lần thi cuối kỳ, thầy giáo không coi thi mà để ông và lớp phó học tập môn Tiếng Anh trông thi, còn thầy giáo thì đi chơi bóng rổ. Cả lớp lộn xộn ầm ĩ, ông mới nghĩ: đằng nào cũng thi mở như vậy, thà về nhà làm còn hơn. Thế là ông liền mang đề thi về nhà.


Khi bố ông nhìn thấy ông làm bài thi ở nhà đã rất tức giận. Cha đã tịch thu sách vở và bài thi của ông và nói: “Nếu con là con của Trần Gia Tường này, con phải cất sách đi, nếu con muốn gian lận, vậy đừng làm con ta nữa.”


BM


Từ đó trở đi, mặc cho những bạn học khác mở sách coi bài, Trần Sư Chúng đều tự giác đi thi không quay cóp. Khi hoàn thành xong bài thi, liền nộp thẳng cho giáo viên. Vì không cho các bạn khác chép bài, Trần Sư Chúng thường xuyên bị bạn bè đánh đập.

 

Trong môi trường giáo dục buông thả như vậy, cha của Trần Sư Chúng vẫn giữ vững những yêu cầu học tập nghiêm khắc đối với ông, nó trở thành nền tảng cho ông Trần thi đỗ lớp thiếu niên xuất sắc. “Đây là may mắn của tôi, điều đó quả là không dễ dàng gì.”

 

Tuy nhiên, thời kỳ Đại cách mạng Văn hóa tôn sùng “chính trị đúng đắn” cũng để lại vết sẹo thâm sâu đáng sợ trong cuộc đời của ông. Vì xuất thân con nhà gia giáo, ông bị quy chụp là “kẻ lạc loài” với “chính trị không đúng đắn”.

 

Có lần, thầy chủ nhiệm mới đã đến thị uy trước mặt ông. Thầy hỏi: Bạn nào xuất thân từ giai cấp bị bóc lột thì hãy giơ tay. Tất cả các bạn trong lớp đồng loạt “vâng mệnh” giơ tay, chỉ có ông và lớp phó học tập môn tiếng Anh là không giơ tay.”

 

Có lần, khi ông đang vẽ mỹ thuật, chỉ vì trên tờ giấy vô tình có hai chữ “đả đảo” và “Chủ tịch Mao”. Hai chữ này còn cách nhau một đoạn, và ông hoàn toàn là không cố ý vẽ như vậy. Buổi trưa tan học về nhà, mẹ ông đã nổi giận đùng đùng hỏi ông: Con biết đã phạm phải tội gì không?


BM


Trần Sư Chúng nghĩ cả nửa ngày trời nhưng vẫn không thể nhớ nổi là mình đã làm sai chuyện gì. Và rồi khi mẹ ông lấy bức tranh ra và “dạy cho ông” thế nào là giai cấp, còn không cho ông ăn cơm trưa. Ông rất tủi thân, thu mình trong góc phòng khóc như mưa, miệng còn mếu máo nói “phải phục tùng, phải nhận lỗi”.

 

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá, có được sách để đọc rất khó, thậm chí còn không dám để sách trong nhà. Cuốn sách mà Trần Sư Chúng được phép thường đọc là từ điển thành ngữ.


BM


Có lần, Trần Sư Chúng vô tình thấy cha mình âm thầm lật đọc một cuốn sách ở trong một chiếc hòm rất sâu. Ông đã đợi đến khi cha mình đi vắng, đã mở chiếc hòm ra và phát hiện trong đó là cuốn “Tam quốc diễn nghĩa” và “Tây Du Ký”. Từ đó về sau, ông cũng đến đó đọc sách trong âm thầm lặng lẽ.


BM

Trong cuộc Cách mạng Văn hoá, cảnh đấu tố chỉ trích diễn ra ở khắp mọi nơi tại Trung cộng.

 

Tổ tiên gia đình bên ngoại của Trần Sư Chúng giàu có nhất nhì khu vực phía Nam, và bị coi là nhân sĩ trong phe cánh Quốc Dân Đảng. Ông ngoại là một trong những học sinh đầu tiên du học Pháp cuối nhà Thanh. Sau khi tốt nghiệp còn đảm nhiệm chức hiệu trưởng trường Đại học Trung Sơn. Nhưng ông ngoại lại nhẹ dạ cả tin tuyên truyền của Trung cộng, nên đã ở lại Trung cộng. “Sai một ly đi một dặm” để rồi bị phán là phe phản hữu. Chỗ ở cũng phải chuyển từ Bắc Kinh đến Hoàng Thạch, Hồ Bắc.

 

Tri thức tích lũy cả đời của ông ngoại trở thành vũ khí chống lại ông, thậm chí ông còn phải “cảm ơn” vì bị gán mác phản hữu.

 

Trần Sư Chúng nói, “Khi bạn trong nỗi sợ hãi tột độ, bạn còn phải ‘cảm tạ’ chính quyền này. Có thể thấy, họ tà ác đến mức độ nào.”

 

Nhớ lại những điều gia đình đã trải qua, Trần Sư Chúng buồn bã thở dài: Các cuộc vận động chính trị của Trung cộng như: Tam Phản, Ngũ Phản, Cải cách xã hội chủ nghĩa, cải cách trường học mùng 7/5…, không có một phong trào nào là vì đời sống của người dân mà là khi Trung cộng thấy quyền lực trong tay đang bị uy hiếp nên chủ động xuất kích chèn ép.


BM


Sau Cách mạng Văn hoá, Trần Sư Chúng nhờ thành tích học tập xuất sắc nên được nhận vào lớp thiếu niên của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung cộng và sau đó được chọn đến Hoa Kỳ du học.

 

Một lòng báo quốc

 

Vào năm 1981, trong kỳ nghỉ hè trước khi ông Trần xuất ngoại, ông ngoại Trần đã tâm sự với ông, và dặn dò ông tránh xa chính trị, “Cháu đồng tình với Phản hữu, thì cháu chính là phần tử Phản hữu”. “Cháu nhất định không được để lộ danh tính, và tuyệt đối đừng tham gia chính trị.”


Ban đầu khi Trần Sư Chúng mới xuất ngoại, ông không hề nhận ra mình đã bị tẩy não trong hệ thống giáo dục của Trung cộng. Ở nước ngoài, nếu ông gặp ai nói rằng Trung cộng không tốt, ông sẵn sàng tranh cãi, chiến đấu với họ.

 

Khi ở Trung cộng, Trần Sư Chúng được dạy rằng môi trường của Hoa Kỳ rất nguy hiểm. Vì vậy, trong thời gian du học, ông không bao giờ dám ra ngoài lúc nửa đêm. Nhưng vào một buổi tối, Trần Sư Chúng mang tâm trạng buồn bực, bất cần ra ngoài dạo phố. 3 giờ đêm, ông lao ra khỏi toà nhà và đi dạo trên phố, hôm đó là một đêm trăng tròn, vầng trăng vừa to vừa tròn vắt vẻo trên bầu trời đầy sao. Ông nhớ lại cảm xúc của mình lúc đó: “Tôi vô cùng tức giận. Tôi nghĩ sau này về nước, sẽ thấy (mặt trăng ở Trung cộng) còn to hơn tròn hơn ở đây.”


BM


Năm 1985 nghỉ lễ, ông về nước thăm gia đình trong hơn một tháng. Lúc đó ông đã thấy Trung cộng tồn tại nhiều vấn đề. Dù vậy, ông vẫn một lòng một dạ với thệ nguyện thuở đầu: học xong sẽ trở về cống hiến tài năng cho nước nhà.

 

Tại Hoa Kỳ, Trần Sư Chúng chuyên tâm học hành và đạt được một số thành tích cao. Bài luận văn của ông đã được xuất bản trên tạp chí sinh vật học nổi tiếng. Còn có một số trường đại học sẵn sàng tạo cơ hội việc làm trong trường. Giáo viên hướng dẫn cũng liên tục hỏi ông: Có muốn ở lại Hoa Kỳ không?

 

Mặc dù ông vô cùng thất vọng về Trung cộng, nhưng tâm nguyện muốn thay đổi đất nước vẫn luôn bùng cháy trong ông, nên không chưa từng nghĩ đến việc sẽ ở lại Hoa Kỳ. Ông chắc như đinh đóng cột rằng “Mình phải cống hiến cho tổ quốc”.


BM


Năm 1986, Hồ Diệu Bang bị cách chức. Nhiều sinh viên du học ở Hoa Kỳ đã ký vào lá thư chung lên tiếng tỏ thái độ bất bình và ủng hộ Hồ Diệu Bang. Nhưng Trần Sư Chúng nghe lời ông ngoại không tiếp xúc chính trị nên hôm đó đã trốn ở trong văn phòng và không ký vào bức thư chung đó.

 

Năm 1989, Trần Sư Chúng bắt đầu viết luận văn tốt nghiệp: “Kỹ năng tôi rất tốt. Thầy hướng dẫn cũng rất coi trọng tôi. Thầy còn nói, thành tích học tập của em đã vượt qua tôi rồi.”


Nhưng trái ngược với mảnh đất Hoa Kỳ sóng yên biển lặng, thì tình hình trong nước lại ngày một xấu đi.

 

Hoàn toàn tuyệt vọng về Trung cộng


BM

Trong ngày 4/6/1989, sinh viên Bắc Kinh nổi lên phong trào phản đối việc Trung cộng đàn áp, vận động tự do dân chủ, phát động tuyệt thực và nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

 

Năm 1989, Hồ Diệu Bang qua đời. Nhiều sinh viên đại học bắt đầu tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ lòng thương tiếc và phát động tuyệt thực để thúc giục chính phủ đẩy nhanh tiến độ cải cách dân chủ. “Tự dưng tôi cảm thấy đứng ngồi không yên. Tôi chăm chú theo dõi tình hình.”


BM


Ông nhớ rằng, một ngày tháng 5/1989, trên đường đi biển về, ông bật radio lên và nghe được tin sinh viên tuyệt thực. “Nước mắt tôi cứ thế luôn rơi.”

 

Tình hình phát triển nhanh ngoài sức tưởng tượng của ông

 

Vào đêm ngày 4/6, Trung cộng đã nổ súng vào các sinh viên đang thỉnh nguyện ở Quảng trường Thiên An Môn.

 

“Đêm đó, khi tiếng súng vang lên, dù bạn có là nhà khoa học xuất sắc nhất thế giới thì cũng chỉ là kẻ vô dụng.”

 

Trần Sư Chúng nói rằng, ông đã hoàn toàn tuyệt vọng. “Đêm này 4/6, sinh lực của tôi như bị rút kiệt. Khi chứng kiến cảnh thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn, tôi mới thực sự thấm thía nỗi sợ hãi của ông tôi khi dặn dò tôi.”


BM


27 tuổi, ông hoàn toàn không tưởng tượng được Trung cộng lại tàn ác như vậy: “Đêm đó, tôi đờ đẫn chết lặng.” “Chí hướng của cuộc đời tôi cũng thay đổi từ đêm đó.”

 

Kể từ đó, Trần Sư Chúng toàn tâm toàn ý dốc lòng cho phong trào dân chủ Trung cộng.

 

Năm 1989, Chicago thành lập Hiệp hội Tự trị Quốc gia của Sinh viên và Học giả Trung cộng, Trần Sư Chúng sau đó đã giữ chức phó chủ tịch liên đoàn. Ông phát động Đạo luật Bảo vệ sinh viên Trung cộng năm 1992  (Chinese Student Protection Act of 1992, gọi tắt là “CSPA”), nhờ đó mà rất nhiều sinh viên có thể ở lại Hoa Kỳ.


BM


Năm 1992, Trần Sư Chúng cảm thấy vẫn chưa thấy tia sáng hy vọng nào cho Trung cộng nên đã nhập quốc tịch Mỹ.

 

Sự kiện ngày 25/4, hàng vạn học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hoà khiến ông nhìn thấy hy vọng.


BM

Vào ngày 25/4/1999, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã đến đến Văn phòng thỉnh nguyện Quốc vụ viện gần Trung Nam Hải để thỉnh để thỉnh nguyện ôn hòa.

 

Cũng vào hôm đó, Trần Sư Chúng nhận được một email hỏi: Có ai nghe nói về Pháp Luân Công không? Hơn 10,000 học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải”.

 

Các học viên Pháp Luân Công đã thỉnh nguyện ôn hoà và yêu cầu: 

 

Chính quyền thả 45 học viên Pháp Luân Công bị cảnh sát địa phương bắt giữ một cách thô bạo ở Thiên Tân.

 

Cho phép các sách của Pháp Luân Công được xuất bản hợp pháp.

 

Tạo môi trường luyện công hợp pháp cho những người dân tập Pháp Luân Công.

 

Vào ngày 1/5/1999, Trần Sư Chúng đến một cửa hàng Trung cộng để mua thực phẩm, trong cửa hàng đã dán một tấm áp phích của Pháp Luân Công với 3 chữ đặc biệt bắt mắt “Chân – Thiện – Nhẫn”.”Tôi nghĩ đó chính là lời thỉnh nguyện của Pháp Luân Công.” Thế là, ông đã đến hiệu sách bên cạnh và mua hết những tờ báo có tin tức về Pháp Luân Công.


BM


Điều đầu tiên khiến ông chấn động là nhà sáng lập, ông Lý Hồng Chí, đã yêu cầu các học viên Pháp Luân Công đều phải làm người tốt, thế mà lại có hơn 100 triệu người đã thực sự nghe lời của ông ấy.

 

Một người đã từng nếm trải mùi vị của vận động dân chủ 4/6 như Trần Sư Chúng nói: “Tôi hiểu quá rõ người Trung cộng và xã hội Trung cộng, nếu có người ở Bắc Kinh mở lớp dạy lừa đảo và có 100 triệu người theo học thì tôi còn thấy tin, chứ đi dạy làm người tốt, chịu tổn thất về mình thì quả là điều khó tin.”

 

Ông nói: “Nhưng người tham gia thỉnh nguyện ở Trung Nam Hải đều là người thành niên, họ không thể không biết những điều mà Trung Nam Hải làm trong phong trào 4/6. Vậy mà vẫn có nhiều người bình tĩnh đến thỉnh nguyện, đúng là chỉ có gan hùm mới dám làm. Lời giải thích hợp lý duy nhất là bọn họ thật sự không muốn chống lại chính phủ, nên họ đương nhiên không cần sợ.”

 

Trần Sư Chúng hiếm khi tiếp xúc với tôn giáo, nhưng ông biết, Chúa Giê-su từng giảng, một vị Thần sẽ hạ thế độ nhân.

 

Ông nói: “Nếu năm 2000 thực sự có vị Thần hạ thế cứu độ chúng sinh như những dự ngôn trong tôn giáo, thì Thần sẽ cứu độ nơi nguy hiểm nhất trên thế giới trước, đó chẳng phải Trung cộng sao? Trong xã hội đen tối như thế, vẫn còn có 100 triệu người biết hướng thiện, sẵn sàng làm người tốt, đó không phải là hy vọng của Trung cộng sao?”


BM


“Sau khi suy nghĩ về sự kiện Ngày 25/4, tôi thấy đó quả là một điều thần kỳ, Sư Phụ Lý Hồng Chí chính là đến độ nhân.”

 

Bước vào Pháp Luân Công

 

Vào ngày 2/5/1999, Trần Sư Chúng đến địa điểm học Pháp Luân Công ở San Diego, California và mượn cuốn sách chính của Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân. “Hôm đó, tôi đã đọc cả đêm”. “Đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi như nhìn thấy hy vọng của Trung cộng. Bởi Sư Phụ thực sự dạy người ta làm người tốt.”


BM


Ngày thứ hai (3/5/1999) là thứ bảy. Các học viên tại điểm học Pháp Luân Công ở San Diego lúc đó nói rằng họ sẽ đến Lãnh sự quán Trung cộng để thỉnh nguyện và nói với Lãnh sự quán Trung cộng rằng Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện.

 

Trần Sư Chúng mới học Pháp Luân Công, nói rằng ông sẽ không đi. Ông nói với mọi người: “Các bạn đi nói với họ các bạn là người tốt, đây chẳng phải là đi tìm chỗ chết sao? Bạn mà nói nhóm người chúng tôi là dạy người lừa đảo, thì bảo đảm họ (Trung cộng) sẽ không đi trấn áp bạn, nhưng bạn lại nói với họ rằng bạn là người tốt, họ chính là muốn đàn áp những người tốt.”

 

“Lúc đó, quãng thời gian làm vận động dân chủ đã giúp tôi hiểu được bản chất của tà đảng Trung cộng.”

 

Trong tâm trí của Trần Sư Chúng, ông có dự cảm rằng Trung cộng sẽ bức hại Pháp Luân Công. Nhưng kể cả vậy, ông vẫn sẽ bước vào môn tu luyện này, trở thành một học viên của “Chân Thiện Nhẫn”.

 

Bắt đầu một cuộc sống mới

 

Kể từ khi học đại học, Trần Sư Chúng bị viêm họng. Bác sĩ dặn ông phải ngủ đủ 9 tiếng mỗi ngày, nếu không sẽ bị ốm, cảm lạnh, sốt. “Lời bác sĩ quả là linh nghiệm. Tôi là nghiên cứu sinh của một trường đại học Mỹ, làm thí nghiệm thì phải thức đêm, cứ thức đêm là tôi lại bị ốm”.


Trần Sư Chúng nói rằng sau khi tu luyện Pháp Luân Công, ông không chỉ khỏi bệnh viêm họng mà còn luôn tràn đầy năng lượng.

 

“Bây giờ tôi chỉ ngủ 4 tiếng rưỡi, bằng một nửa thời gian trước kia”.

 

“Bây giờ tôi đã gần 60 tuổi. Tôi cảm thấy tràn trề năng lượng không khác gì khi còn trẻ. Những người khác thấy tôi đều nói: Bạn chẳng thay đổi gì cả.”

 

Pháp Luân Công là bộ công pháp tính mệnh song tu dựa trên đặc tính tối cao của vũ trụ Chân Thiện Nhẫn, gồm 5 bài công pháp. Nó có tác dụng kỳ diệu trong việc cải thiện thể chất và tinh thần.

 

Quả đúng như Trần Sư Chúng linh cảm, vào ngày 20/7/1999, Trung cộng chính thức đàn áp Pháp Luân Công, huy động tất cả các lực lượng bao gồm quân đội, cảnh sát và truyền thông để “tiêu diệt Pháp Luân Công”.


BM


Các học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới đã dũng cảm bước ra tham gia vào làn sóng phản bức hại.

 

Vào ngày 21/10/2000 diễn ra Pháp hội Pháp Luân Công tại San Francisco, Hoa Kỳ, nhà sáng lập Pháp Luân Công là thầy Lý Hồng Chí đã đến. Nhiều học viên đã khóc, trong đó có cả Trần Sư Chúng.

 

Trần Sư Chúng nói: “Sư Phụ nói ở cuối bài giảng Pháp rằng, Sư Phụ cảm ơn mọi người.”

 

“Lúc đó tôi nghe thấy lời cảm ơn của Sư Phụ mà cảm thấy quá nặng nề, không thể gánh vác nổi và cũng không dám tiếp nhận.” Ông nói, thật khó để kiềm chế được cảm xúc của mình trước tấm lòng từ bi và cao thượng của Sư Phụ…

 

Đến nay, các học viên Pháp Luân Công toàn thế giới đã trải qua 22 năm phản bức hại với biết bao sóng gió. Trần Sư Chúng cũng đã trải qua 22 năm tu luyện Pháp Luân Công không ít thăng trầm.

 

Ông nói: “Tôi đã đắc Pháp được hơn 20 năm rồi, có thể nói cuộc đời tôi như được tái tạo lại. Tu luyện Đại Pháp có thể rèn luyện bản thân thành một người tốt mà không một biện pháp nào khác có thể chuyển hoá được.”

 

“Điều khó nhất của của con người chiến thắng chính mình. Tôi đã từng không kiên trì. Đây chính là điểm yếu lớn nhất của tôi. Nhưng giờ tôi cảm thấy, ý chí của mình đã nâng lên rất nhiều, thậm chí có thể nói là vững như bàn thạch. Tâm hồn tôi cũng được thoáng đãng.”

 

“Trong vài năm qua, dưới sự dìu dắt của Đại Pháp, dưới sự che chở của Sư Phụ, tôi đã trở thành một người mà tôi thậm chí không thể tưởng tượng được.”

 

Ông kể một câu chuyện:

 

Năm 2003, Trần Sư Chúng làm giám đốc kỹ thuật trong một công ty ở Hoa Kỳ.  Do các lãnh đạo trong công ty luôn âm thầm đấu đá lẫn nhau khiến những sáng kiến kỹ thuật của ông thường không được thực hiện. Lúc đó, hợp đồng quan trọng của công ty ông với một công ty Johnson & Johnson nổi tiếng của Hoa Kỳ sắp hết hạn, nên công ty Johnson cần lập tức nghiệm thu. Tuy nhiên, bên công ty ông mãi vẫn chưa đưa ra được kết quả thử nghiệm. Vào thứ Sáu, Giám đốc điều hành công ty ông cảm thấy hoàn toàn hết hy vọng vào dự án này, những người đứng đầu trong bộ phận khác cũng đã về cả rồi.

 

Trần Sư Chúng gạt bỏ tâm phàn nàn, lấy đại cục làm trọng, tập hợp các nhân viên của một số bộ phận lại. Trong hai ngày cuối tuần, ông và nhân viên đã làm việc thâu đêm, và cuối cùng đã có được kết quả của dự án.

 

Đến thứ Hai, dự án đã vượt qua kỳ kiểm tra nghiệm thu một cách suôn sẻ. Giám đốc điều hành công ty ông rất cảm kích, và cảm thấy ông có thể biến điều không thể thành có thể. Ông nói với Trần Sư Chúng: “Trong suốt quá trình, tôi luôn biết quan điểm của bạn là đúng, nhưng bạn hãy hiểu nỗi khổ của tôi là phải cân bằng mối quan hệ giữa các lãnh đạo của công ty.”


BM


Sau khi nghiệm thu dự án, Giám đốc điều hành cần đến trụ sở của Johnson & Johnson ở miền Đông Hoa Kỳ để báo cáo. Trước khi rời đi, Trần Sư Chúng đã tặng ông cuốn sách Pháp Luân Công, đây là một cuốn sách tu luyện của Phật gia lấy đặc tính cao nhất của vũ trụ “Chân Thiện Nhẫn” làm chỉ đạo. Trần Sư Chúng nói với CEO: “Mong ông hãy đọc nó khi trên máy bay.”

 

Giám đốc điều hành trở về sau một chuyến công tác và nói với ông: “Tôi đã đọc xong cuốn sách này. Tôi biết bạn đã hành xử theo cuốn sách này. Bây giờ tôi biết tại sao bạn lại trở thành người như thế này (Now I know why you are who you are).”

 

 

 

Cao Tịnh & Lý Thần _ Minh Phương

***


Những diễn biến chính của Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989

 BM
Người biểu tình ngồi trước mặt các binh lính canh gác ở đại lộ Tràng An hôm 1/6/1989

Điều gì đã khiến xảy ra vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989?

Ngày 15 tháng 4, 1989, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Trung cộng Hồ Diệu Bang đã qua đời vì một cơn đau tim. Được biết đến là một nhà lãnh đạo ủng hộ cải cách dân chủ, một số lượng lớn người dân Bắc Kinh và sinh viên đại học đã tổ chức một lễ tang lớn cho ông.


***

Tập Cận Bình đã “tiêu diệt” 3 “môn sinh” nguy hiểm nhất của Giang Trạch Dân


BM
Ngày 13 tháng 8, một số phương tiện truyền thông nước ngoài báo cáo, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã “tiêu diệt” được 3 “môn sinh” nguy hiểm nhất của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân là: Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai. Ba người này đều phụ trách bức hại đẫm máu Pháp Luân Công, và tham gia vào các cuộc đảo chính chống lại Tập Cận Bình.

baomai.blogspot.com

Liệu cách bạn sống có đang làm giảm giá trị của bạn?
Nhiều rau xanh và trái cây hơn _ ít căng thẳng hơn
Cựu TT Donald Trump thông báo cuộc mít tại Ohio
Ngày của Cha _ Hãy hành động!
Thống đốc Texas tiết lộ chiến lược xây dựng bức tường biên giới
Cặp vợ chồng tỷ phú làm nên vắc xin Covid-19
Sông Ông Lãnh
Đà Lạt trong ký ức
Người tỉnh trong cơn say
Vì sao lại gọi là trái “Sầu riêng”?
Sông dài gió lộng màng trinh
Khi hạt cát biến mình thành ngọc trai
Một thân cây bí ẩn đã trôi nổi thẳng đứng trong hơn 120 năm
Thị trấn biến mất
Còn trên ghế mục
12 loại cây đặt trong phòng ngủ giúp bạn ngủ ngon
Bức thư tuyệt vời người cha gửi con gái
Từ “tự do” đã mất đi ý nghĩa
Ngày của Cha _ Father’s Day
Ninh Hòa món nem ngày xa lắc

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.