Pages

Wednesday, February 2, 2022

Tết Nguyên Đán 2022 _ Ngũ phúc đến nhà

 BM

Trong suốt dịp Tết Nguyên Đán, nhiều gia đình Á Đông dán những chữ Phúc (có ý nghĩa là “may mắn” hoặc là “tài lộc”) trên cửa nhà.


Ngày Tết treo chữ “Phúc” lên cửa là một hoạt động phổ biến ứng với câu ”Năm mới phúc tới nhà,” hoặc là “Ngũ phúc rơi xuống nhà.” Văn hóa truyền thống Trung cộng làm sáng tỏ ý nghĩa của chữ Phúc từ lòng tôn kính Thiên Thượng.


BM


Một năm mới là khoảng thời gian lạc quan hứa hẹn những khởi đầu mới, những hy vọng và khát vọng mới cho tương lai. Chỉ một tháng sau ngày đầu năm mới theo dương lịch, Tết Nguyên Đán lại mang cho chúng ta cơ hội nữa để ăn mừng một khởi đầu mới và gửi gắm những hy vọng tốt đẹp về tương lai.

 

Tết Nguyên Đán 2022, năm con Hổ, sẽ rơi vào thứ Ba ngày 01/02/2022 dương lịch. Đây là một dịp nghỉ lễ kéo dài hằng năm trong khoảng 15 ngày. 


BM


Trong suốt thời gian nghỉ lễ, người Trung cộng trên khắp thế giới tham gia các lễ hội và nghi thức đa dạng, phổ biến khác nhau. Trong đó, việc treo chữ “Phúc” lên cửa là một hoạt động phổ biến ứng với câu ”Năm mới phúc tới nhà,” hoặc là “Ngũ phúc rơi xuống nhà.”

 

Chúng ta thường nghĩ đến sức khỏe, hạnh phúc và thành công khi cầu nguyện cho người khác hoặc cầu mong cho chính bản thân mình. Đi sâu vào nội hàm của ”ngũ phúc” cho chúng ta cơ hội khám phá ý nghĩa của Phúc từ góc nhìn của văn hóa truyền thống Trung Hoa và lòng tôn kính đối với Thần.

 

Chú trọng vào đức hạnh


BM


Truyền thống dân tộc Trung Hoa tin rằng, Ngũ Phúc là có một cuộc sống trường thọ, phú quý, khang ninh (khỏe mạnh cả tâm lẫn thân), hảo đức (đức hạnh tốt) và thiện chung. Điều sau cùng có ý nghĩa là nói về một người theo số mệnh đã được định trước mà mất đi, sau khi hoàn thành mục đích sống của người đó theo thiên ý, họ sẽ ra đi nhẹ nhàng, không vướng bận.

 

Định nghĩa cổ xưa này là từ Kinh Thư hoặc “Sách Cổ Đại,” một trong năm điển cố kinh điển của Nho gia. Kinh Thư – còn được gọi là Thượng Thư, nghĩa đen là “cuốn sách kinh điển,” là một bộ sưu tập các tác phẩm được cho là đại diện của các bản chép tay sớm nhất còn sót lại của lịch sử Trung Hoa, trải qua một thời kỳ dài huyền thoại ( thời đại của đế Nghiêu, Thuấn) cho đến thời đại của Khổng Tử. ( Năm 551 đến 479 trước Công nguyên).

 

Trong Ngũ Phúc, điều thứ tư chính là hảo đức nghĩa là đức hạnh tốt. Đây chính là cái phúc quan trọng nhất, vì chỉ khi một người biết chân thành, lương thiện và khoan dung thì những điều phúc khác tự nhiên sẽ đến. Phúc, thực tế chính là phước lành do Thần ưu ái ban tặng cho con người và được xem như là một sự xác nhận cho những suy nghĩ, hành động ngay thẳng, thiện lương của một người.


BM


Lời giải thích về ”Sáu điều bất hạnh” trong Kinh Thư có ý nghĩa về hình phạt, cũng làm rõ thêm về Ngũ phúc. Sáu điều đó là đoản mệnh, bệnh tật, lo lắng, phiền muộn, nghèo túng, xấu xí và thiểu năng.

 

Những điều này kết hợp với nhau phản ánh cốt lõi niềm tin của người Trung cộng vào Thiên ý và luật nhân quả: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, cho dù là kiếp này hay kiếp sau.


BM

Hoàng đế Khang Hy thời nhà Thanh.


“Phước đức đầu tiên là do Thiên Thượng”

 

Có một câu chuyện cảm động về chữ Phúc liên quan đến vị hoàng đế vĩ đại Khang Hy thời nhà Thanh, người trị vì từ năm 1661 đến năm 1772.


BM


Chuyện kể rằng, vào năm thứ 12 trong triều đại của ông, bà nội của Khang Hy là Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu đột nhiên lâm bệnh nặng trước sinh nhật lần thứ 60 của bà.  Các ngự y đều lắc đầu bất lực và Khang Hy vô cùng đau buồn.

 

Sau đó, Khang Hy đã học từ các kinh sách cổ đại rằng ông, với tư cách là một hoàng đế chân chính, “Thiên tử” có thể khẩn cầu trời cao để xin ban phước lành cho bà của mình tiếp tục được sống thọ. “Nếu ta có thể đường đường chính chính cầu xin cho bản thân mình, thì tại sao ta không thể cầu xin cho bà của mình,” Hoàng đế nghĩ. 

 

Vì vậy hoàng đế đã thực hiện ý nghĩ này.

 

Trong ba ngày, Khang Hy đã tuân thủ các nghi thức tắm gội sạch sẽ, chay tịnh với tấm lòng thành kính và một đức tin chân thành đối với Thiên Thượng. Sau đó ông đã chọn một chiếc bút lông vàng và đề một dòng chữ: “Phúc cho người thường,” và ông đã viết chữ “Phúc” thật lớn trên tấm vải lụa. Hoàng đế đóng ngọc tỉ lên trên đầu chữ “phúc”  trước khi dâng tặng cho người bà của mình. Hoàng Thái Hậu Hiếu Trang sau đó đã thực sự khỏe lại.


BM


Người Trung cộng rất trân quý chữ Phúc được viết tay bởi Khang Hy, một biểu hiện chứng tỏ một tấm lòng hiếu thảo của ông. Kết quả chữa bệnh được coi là “Phúc đức to lớn do Trời ban.”

 

Từ đó, ý nghĩa của chữ Phúc đã được biết đến một cách tôn kính là “cái phúc đầu tiên là do Ông Trời,” đồng thời chữ Phúc cũng gắn liền với câu nói “Hồng vận đương đầu, phúc tinh cao chiếu.” 

 

“Được Thần gia trì”

 

Câu chuyện này cũng truyền tải một ý nghĩa có trong giải thích của từ Phúc trong những cuốn từ điển đầu tiên ở Trung cộng. Trong cuốn từ điển nổi tiếng của Triều đại nhà Tống có tên gọi là Quảng Vân (廣韻), có từ năm 1008, Phúc được định nghĩa là đức hạnh và được chư Thần bảo hộ. Trong từ điển được đặt theo tên của Khang Hy, người đã ra lệnh biên soạn tác phẩm này, giải thích Phúc có nghĩa là sự che chở và từ bi của Thần và là điềm cát lợi.

 

Vì vậy, nội hàm của chữ Phúc được hiểu là một cá nhân với đạo đức cao thượng sẽ nhận được sự che chở từ Thiên Thượng. 

 

 

 

Thiên Ân


BM


Đầu Xuân nói chuyện năm Dần
Hoa nở sau Giao Thừa
Khi hoa đẹp là thuốc hay
4 loại gia vị giúp cải thiện tâm trạng vào dịp lễ
Tục tắm nước lá mùi đêm 30 Tết
Phong tục Tết cổ truyền Việt Nam
Đoàn xe tải lớn từ Ottawa hướng đến Hoa Thịnh Đốn
Sự thật về các bong bóng thị trường
MAKE AMERICA WEAK AGAIN
Dân Ukraine không sợ
Hai năm tình lận đận
Nguyên nhân và tác hại của chứng nghiện
Chính quyền Biden đã lạc lối như thế nào ?
Ba điều đồn đãi về Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Phụ nữ sống hạnh phúc và thọ hơn khi trồng cây trong nhà
Đại dịch sắp tới sẽ còn tồi tệ hơn COVID _ nền kinh tế Hoa Kỳ bị tàn phá
Những tiến bộ trong ngành ghép tạng
Thăm trung tâm thiền Làng Mai ở vùng núi Thái Lan
Tại ranh giới giữa thiên đường và địa ngục
Ivermectin _ mọi biện minh cho lệnh phong tỏa và chích ngừa sẽ tan biến

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.