Nghiện là một vấn đề nổi cộm ở Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng triệu người mỗi năm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chấn thương tâm lý giữa các thế hệ, nghèo đói, gia đình tan vỡ và áp lực xã hội. Căng thẳng, tổn thương tâm lý, bệnh tật và các vấn đề tương tự gây ra “chủ nghĩa trốn tránh” là những lý do phổ biến nhất khiến mọi người lạm dụng chất kích thích.
Khi nói về chứng nghiện, chúng ta thường đề cập đến rượu, ma túy và thuốc kê đơn. Fentanyl, một loại ma túy mạnh gấp nhiều lần heroin, là một cuộc khủng hoảng đang chực chờ xảy ra. Và trong khi chúng ta thường đổ lỗi cho những người kê đơn thuốc, thì nghiện không chỉ là vấn đề về tác dụng hay mức độ “gây nghiện” của một loại thuốc.
Thực tế, có nhiều loại nghiện khác nhau, bao gồm cả các hành vi như cờ bạc hoặc chơi game. Mặc dù chúng ta không xét phương tiện truyền thông xã hội hoặc việc sử dụng thiết bị di động ở góc độ tương tự, nhưng nhiều người trong chúng ta đã phải vật lộn để tắt các thiết bị điện tử trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Chúng ta đã trở nên phụ thuộc vào các thiết bị điện tử đến mức cuộc sống của chúng ta sẽ không thể diễn ra bình thường nếu thiếu chúng.
Trong loạt bài ngắn gồm ba phần này, chúng ta sẽ khám phá bản chất của chứng nghiện trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Điều gì đang xảy ra trong xã hội chúng ta ngày nay khiến mọi người tìm kiếm sự thoải mái theo những cách không tự nhiên và cưỡng ép? Có phải đằng sau chứng nghiện là một vấn đề rộng lớn hơn nhiều không? Và chúng ta có thể làm gì để bảo vệ thế hệ tương lai của chúng ta khỏi một thảm họa toàn cầu gây ra hàng nghìn ca tử vong mỗi năm?
Những sự thật về thực trạng nghiện chất kích thích tại Hoa kỳ
· Có tới 21 triệu người Mỹ mắc một chứng nghiện nào đó, tuy nhiên, chỉ 10% trong số những người này được điều trị.
· Số ca tử vong liên quan đến ma túy đã tăng gần gấp 4 lần trong vòng 20 năm kể từ năm 1990.
· Từ năm 1999 đến năm 2017, hơn 700,000 người Mỹ đã tử vong vì sử dụng ma túy quá liều.
· Nghiện rượu và ma túy làm suy giảm nền kinh tế và gây thiệt hại hơn 600 tỷ đô la hàng năm.
· Ước tính có khoảng 34,2 triệu người Mỹ đã vi phạm tội nghiêm trọng khi lái xe. Trong đó, có tới 21,4 triệu người chịu ảnh hưởng của rượu và 12,8 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất ma túy.
· 20% người Mỹ bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu do sử dụng chất kích thích.
· Hơn 90% những người mắc chứng nghiện bắt đầu uống rượu hoặc sử dụng các chất như cần sa trước 18 tuổi.
· Thanh niên Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 25 được cho là đối tượng sử dụng thuốc gây nghiện cao nhất.
Nghiện chất kích thích là một cơ chế đối phó
Khảo sát Quốc gia về Sử dụng Ma túy và Sức khỏe đã mô tả chứng nghiện như một “bệnh não” mà cứ 12 người Mỹ trưởng thành thì có 1 người mắc phải. Có nhiều lý do được đưa ra để xem xét tại sao một người nào đó lại lạm dụng ma túy hoặc rượu. Những lý do đáng chú ý nhất là sử dụng ma túy hoặc rượu để đối phó với căng thẳng, cảm xúc khó chịu, bệnh tật và các vấn đề tương tự gây ra “chủ nghĩa trốn tránh”.
Cơ chế đối phó là những xung động được tạo ra theo thời gian, giúp một người có thể kiểm soát các hoàn cảnh hoặc căng thẳng nhất định. Tóm lại, cơ chế đối phó là một cách để giải quyết nỗi buồn, căng thẳng hoặc các hoàn cảnh [bất lợi] khác.
Nghiện như một ‘bệnh về não’
Các chất gây nghiện làm rối loạn quá trình dẫn truyền, sản xuất và tái hấp thu thông thường của các chất hóa học ở não bộ. Trong đó, nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác sảng khoái như dopamine và serotonin thường tăng lên.
Các chất gây nghiện khác nhau ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh theo những cách khác nhau. Ví dụ, lạm dụng ma túy có thể kích thích tiết chất an thần tự nhiên acid gamma-aminobutyric, hoặc norepinephrine (adrenaline) có tác dụng đối lập.
Nghiện rượu và ma túy cũng có thể ức chế các chức năng của hệ thần kinh trung ương, bao gồm khả năng điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và nhịp thở.
Khi sử dụng ma túy hoặc rượu liên tục, sẽ tạo ra hiện tượng dung nạp và não bộ bắt đầu trở nên phụ thuộc vào những chất này để duy trì trạng thái cân bằng.
Các triệu chứng cai nghiện đau đớn về thể chất và tâm lý sẽ xảy ra khi các chất gây nghiện bắt đầu mất tác dụng.
Những người ở trong tình trạng phụ thuộc chất kích thích sẽ phải cố gắng rất nhiều để tránh các triệu chứng cai nghiện. Nhưng đó là sự đơn giản hóa quá mức khi cho rằng đây là tất cả những gì đang xảy ra.
Nếu việc phụ thuộc vào chất kích thích thuốc bắt nguồn từ chấn thương hoặc những cảm xúc khó khăn, thì các triệu chứng cai nghiện tâm lý không chỉ đơn giản là kết quả của việc sử dụng chất kích thích mà còn là do các triệu chứng từ trước khi sử dụng chất kích thích. Hiện tượng này được gọi là “tự dùng thuốc”.
Chứng nghiện không chỉ giới hạn ở ma túy và rượu
Các hành vi cưỡng chế khác như ăn uống vô độ, mua sắm, cờ bạc, quan hệ tình dục hoặc chơi điện tử cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng một số hóa chất “gây khoái cảm” giống với ma túy và rượu gây ra.
Những hành vi này cũng dẫn đến các triệu chứng cai nghiện, mặc dù chỉ về mặt tâm lý. Vì vậy, ở đây chúng ta cần phải làm rõ bản chất hoặc hành vi do chủ nghĩa trốn tránh gây ra.
Chứng nghiện thường liên quan đến các rối loạn tâm thần
Nghiện và rối loạn sức khỏe tâm thần thường đi đôi với nhau. Và những sự thật xung quanh điều này khiến chúng ta phải choáng ngợp.
Một báo cáo của Liên minh Quốc gia về Bệnh Tâm thần cho thấy có tới 1/3 đến 1/2 số người bị rối loạn sức khỏe tâm thần cũng phải vật lộn với chứng nghiện và ngược lại.
Chứng nghiện đã được ghi nhận là một cơ chế đối phó với các vấn đề về thể chất và cảm xúc.
Các triệu chứng cai nghiện cùng với sự lệ thuộc vào ma túy có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tâm thần như trầm cảm và lo lắng. Nhưng cũng có thể giúp làm dịu tạm thời khi xảy ra những triệu chứng này.
Căng thẳng và chấn thương có liên quan chặt chẽ với việc lạm dụng và nghiện ma túy. Căng thẳng có xu hướng thay đổi chức năng của não bộ và hệ thần kinh trung ương được điều chỉnh theo phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.
Sự gia tăng của mức độ căng thẳng và hoạt động thần kinh có thể làm tăng ham muốn đối với ma túy hoặc rượu, hoặc tham gia vào một hành vi mất kiểm soát khác như một phương pháp đối phó.
Ngay khi căng thẳng bắt đầu gia tăng, hành vi cưỡng chế này sẽ được nhân rộng để loại bỏ những cảm xúc ngoài khả năng chịu đựng.
Từ góc độ sinh tồn mà xét, phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” chỉ là tạm thời. Nhưng trong xã hội hiện đại này, chúng ta thấy rằng mình vẫn luôn đang sống trong tình cảnh chiến đấu hoặc bỏ chạy. Cho dù điều này xảy ra khi bạn phải trả khoản vay thế chấp hay đối mặt với rủi ro mất việc làm bất cứ lúc nào, cơ thể chúng ta không được sinh ra trong trạng thái căng thẳng liên tục đó.
Ngoài ra lạm dụng chất kích thích còn có mối liên hệ chặt chẽ với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), một tình trạng đặc trưng bởi tính bốc đồng và hiếu động thái quá.
Tiến sĩ Gabor Maté, tác giả của “Scattered Minds” (tạm dịch: “Những suy nghĩ phân tán”), đã làm việc trong lĩnh vực chấn thương và nghiện ngập trong thời thơ ấu trong hơn 40 năm. Ông cho rằng sự bất thường về cảm xúc do chấn thương hoặc bị bỏ rơi thời thơ ấu là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của tăng động giảm chú ý.
Sự ấm áp và mãn nguyện mà đứa trẻ nhận được từ tình yêu thương của người lớn cũng giúp kích thích sản xuất dopamine ở vỏ não trước của đứa trẻ giống như một liều thuốc kích thích.
Tác hại của vấn đề nghiện đối với gia đình và xã hội
Những người thân xung quanh những người vướng vào vòng nghiện ngập phải chịu đựng rất nhiều.
Các gia đình có ít nhất một người nghiện ma tuý đều liên tục phát sinh nhiều vấn đề dưới hình thức phê phán và tiêu cực cao độ.
Sự gây hấn giữa các thành viên trong các gia đình nghiện ma túy và không nghiện ma túy không phải là hiếm gặp. Nhưng điều này sẽ tạo ra một vòng xoáy đổ lỗi, mặc cảm và tự ghét bỏ bản thân không ngừng.
Các mối quan hệ đồng nghiệp phụ thuộc không ổn định thường xuyên tồn tại giữa các đối tác khi một hoặc cả hai đối tác nghiện ma túy. Và nhiều trường hợp tranh chấp trong gia đình là do liên quan đến rượu hoặc ma túy.
Những đứa trẻ vô tội phải chịu đựng rất nhiều đau khổ khi phải gánh vác thiên chức làm cha mẹ khi cha mẹ chúng nghiện ma túy hoặc rượu. Những đứa trẻ này thường bị thiếu các nhu yếu phẩm cơ bản, bao gồm cả nơi ở, và hiếm khi được chăm sóc sức khỏe.
Tương tự như vậy, các gia đình có ít nhất một người cha hoặc mẹ nghiện ngập sẽ có xu hướng trở thành người vô gia cư, nghèo đói và không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Điều này dẫn đến một thách thức trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc điều trị chứng nghiện.
Nếu chứng nghiện là kết quả trực tiếp của chấn thương tâm lý giữa các thế hệ, nghèo đói, gia đình tan vỡ và áp lực xã hội, thì việc điều trị nghiện không chỉ là đơn thuần cho từng cá nhân.
Là một xã hội, chúng ta cần phải chịu trách nhiệm về căn bệnh lớn này, nếu không tình trạng nghiện ngập sẽ mãi trở nên tồi tệ hơn theo từng thế hệ.
Với những tác hại nguy hiểm đối với cuộc sống của tất cả chúng ta, chúng ta phải xem xét tất cả các khía cạnh liên quan đến chi phí cần thiết để giải quyết vấn đề nghiện trong khi đặt trọng tâm vào việc phòng ngừa. Chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong phần tiếp theo của loạt bài ba phần này.
Chúng ta có hi vọng rằng sẽ giải quyết được tình trạng nghiện ngập, nhưng chúng ta cần tránh xa quan điểm rằng các chất gây nghiện là nguyên nhân. Loại bỏ chúng sẽ không khắc phục được vấn đề gì hết, bởi vì chúng ta sẽ lại tìm một thứ khác để thay thế.
Trong hai phần tiếp theo của loạt bài này, chúng ta sẽ xem xét cách mà chúng ta có thể giúp những người thân yêu chiến đấu với chứng nghiện, cũng như cách ngăn chặn chứng nghiện và bảo vệ thế hệ tương lai.
Paul Spanjar, Giám đốc điều hành của Dự án Providence Vương quốc Anh, là một chuyên gia hàng đầu về nghiện. Trong quá trình tự phục hồi của chính mình trong hơn 20 năm, Spanjar và nhóm của ông đã giúp những người khác thay đổi cuộc sống của họ thông qua các chương trình phục hồi được cung cấp tại các trung tâm điều trị của Dự án Providence.
Paul Spanjar _ Thiên Vân
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.