Friday, January 14, 2022

Cha mẹ làm gì để bảo vệ con trước tác hại của mạng xã hội?

 BM

Mạng xã hội sẽ không biến mất, nhưng cha mẹ có thể trang bị cho con cái cách chống lại tác hại của mạng xã hội.


Chúng ta không thể loại bỏ mạng xã hội khỏi cuộc sống của con cái mình, nhưng chúng ta có thể bảo vệ con cái một cách tốt nhất bằng những thiết lập ngay từ đầu. 

 

Báo cáo từ Wall Street Journal về tác hại của mạng xã hội 


BM


Tháng 9/2021, thời báo Wall Street Journal đã báo cáo về các kết quả nghiên cứu nội bộ của Facebook chỉ ra rằng mạng xã hội đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các trẻ em gái vị thành niên. 


Một slide từ cuộc họp nội bộ của Facebook viết rằng, “Đối với  trẻ em gái vị thành niên, chúng ta đã làm cho các vấn đề về hình ảnh cơ thể trở nên tồi tệ hơn.”

 

Wall Street Journal cũng báo cáo một slide khác có nội dung: “32% trẻ em gái vị thành niên nói rằng khi các em cảm thấy tồi tệ về cơ thể của mình, Instagram khiến các em cảm thấy tồi tệ hơn.” 


BM


Tiết lộ của Wall Street Journal về Facebook và Instragram hiện đã dẫn đến hai cuộc điều trần trước Quốc hội về tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em, bao gồm một cuộc điều trần được tổ chức tại Capitol Hills vào hôm 26/10/2021. 

 

Với tư cách là một nhà trị liệu, tôi không lấy làm lạ về tin tức này, rằng mạng xã hội làm suy giảm sự tự tin và hình ảnh cơ thể của thanh thiếu niên, mặc dù báo cáo từ WSJ giúp chúng ta có các bằng chứng thực nghiệm để chứng minh những gì chúng ta đã biết trong nhiều năm qua. 

 

Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng Facebook và Instagram lưu ý những phát hiện này để có cải thiện nào đó ttrên nền tảng của họ sao cho nó ít gây tổn hại hơn đến hình ảnh bản thân của trẻ em. 

 

Cha mẹ giúp con rèn giũa cảm xúc an toàn và tự tin 


BM


Tuy nhiên, mạng xã hội vẫn ở đây. Và các bậc cha mẹ có thể làm gì để bảo vệ con cái của mình miễn nhiễm khỏi những tác động làm suy giảm sự tự tin do mạng xã hội gây ra?

 

Lý tưởng nhất, điều tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con mình là giúp các con rèn giũa một cảm xúc an toàn và một nền tảng tự tin lành mạnh trước tuổi thanh thiếu niên. 

 

Quá trình này thể hiện về mặt thể chất và cảm xúc từ khi đứa trẻ được sinh ra cho đến tuổi thanh thiếu niên. Cha mẹ cần làm gương bằng thái độ tự tin và hình ảnh cơ thể cho con trẻ. Cha mẹ cần nhận thức những thách thức về môi trường, xã hội và cảm xúc của bọn trẻ. Cha mẹ nên nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn kết và giúp đỡ bọn trẻ sớm hơn trong quá trình phát triển của chúng hơn là chăm chăm vào thành tích và điểm số của bọn trẻ. 


BM


Quan trọng là hãy dõi theo bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến các vấn đề về hình ảnh cơ thể có thể phát sinh trong thời kỳ thanh thiếu niên. Tôi đã nghe một số phụ huynh nói những điều như sau: “Bọn trẻ sẽ phát triển cảm xúc tự phê bình và tự chê bai hoặc đối đãi khắc nghiệt với bản thân hoặc với cơ thể của chúng.” 

 

Đây là một hành động từ chối; vì thế cha mẹ đừng bao giờ bỏ qua bất kỳ dấu hiệu ban đầu nào cho thấy con của mình có thể bị rối loạn ăn uống hoặc lo lắng về cân nặng, cho dù những dấu hiệu đó tinh vi đến đâu. 

 

Một đứa trẻ có thái độ chấp nhận bản thân và yêu thương bản thân là kết quả của một quá trình gây dựng niềm tin rằng chúng ta không hoàn hảo nhưng chúng ta đáng được yêu thương. 


BM


Cha mẹ hãy làm hết sức mình để truyền tải cho con cái niềm tin này. Bằng cách làm như vậy ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em, đặc biệt là các em gái vị thành niên sẽ ít gặp rắc rối hơn với các vấn đề về hình ảnh cơ thể do tác hại mạng xã hội tiêm nhiễm.

 

Cha mẹ đồng thời là tấm gương cho con 

 

Một điều khác mà cha mẹ có thể làm là kiểm tra khuynh hướng cầu toàn của chính mình.


Chủ nghĩa hoàn hảo đã trở thành một nỗi ám ảnh trong xã hội của chúng ta, và tiêu chuẩn này tiếp tục được đặt cao hơn khi mỗi người trong chúng ta mãi không ngừng lục tung Internet để ngắm nhìn những thứ tốt nhất của tốt nhất trên khắp thế giới. 

 

Xu hướng cầu toàn và những kỳ vọng không thực tế về bản thân và cuộc sống của chúng ta không chỉ thể hiện ở việc tập trung vào những đặc điểm bề ngoài và hình ảnh cơ thể, mà còn ở lối sống, thành tích và những kỳ vọng xã hội. 


BM


Cha mẹ bị cuốn vào việc liên tục so sánh bản thân và cuộc sống của mình với những gì nhìn thấy trên mạng xã hội cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến con cái của mình.

 

Những lời khuyên của Giáo sư Twenge

 

Cuối cùng, tôi đồng ý với bài đăng gần đây trên blog của Viện Nghiên cứu Gia đình của Giáo sư Twenge.

 

Ông khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ không nên cho phép con mình sử dụng mạng xã hội ít nhất là từ 14 đến 18 tuổi và chỉ cho phép một cách hạn chế ngay từ đầu.


Bộ não của các bé gái vị thành niên đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những chỉ trích gay gắt và nhu cầu về sự hoàn hảo ngày càng tăng trên mạng xã hội. Vì vậy nếu bạn có thể trì hoãn cho con mình tiếp xúc với mạng xã hội càng lâu thì càng tốt. 

 

Một cô gái trẻ có một nhóm bạn ngoài đời để hỗ trợ cô ấy học cách chấp nhận những điểm mạnh và những điểm yếu của mình mà không cần mạng xã hội càng lâu thì càng tốt. 


BM


Cha mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con gái mình tán dương những ưu điểm và chấp nhận những điểm chưa hoàn hảo trước khi các con tiếp cận với mạng xã hội. 


BM


Một khi bọn trẻ đã tiếp xúc với mạng xã hội, tôi khuyến khích các bậc cha mẹ đặt giới hạn cho việc sử dụng mạng xã hội và internet ngay từ đầu, khi chúng mới bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh. Đặt giới hạn ngay từ đầu sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng thực hiện việc giới hạn sau này.

 

Cuối cùng, chúng ta không thể giữ cho mạng xã hội không ảnh hưởng đến con cái của chúng ta. Điều này thật không may. 

 

Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là giúp cho các con bước vào lứa tuổi vị thành niên bằng một trái tim kiên cường và ý thức về giá trị bản thân. Chúng luôn tự tin vào bề ngoài đáng yêu và sức mạnh nội tâm của chính mình mà không dựa vào việc gầy hay béo, cao hay thấp, hoặc ngực hay mũi của chúng to cỡ nào. Chúng luôn tự tin vào tình thương yêu vô điều kiện của cha mẹ. 


BM


Làm cha mẹ, chúng ta có thể không cần phải nhấn mạnh vào các giá trị hình thức và nhấn mạnh các giá trị bên trong. Chúng ta không thể loại bỏ mạng xã hội khỏi cuộc sống của con cái mình, nhưng chúng ta có thể chuẩn bị cho con cái một cách tốt nhất bằng những thiết lập ngay từ đầu. 

 

Erica Komisar, LCSW, là một nhà phân tích tâm lý, chuyên gia hướng dẫn cha mẹ và là tác giả của “Ở đó: Tại sao ta nên ưu tiên làm mẹ trong ba năm đầu tiên quan trọng” và “Gà nhỏ bầu trời không sụp đổ: Nuôi dạy những thanh thiếu niên kiên cường trong thời đại đầy âu lo.” 

 

 

 

 

Erica Komisar  _  Bảo Minh


 BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.