Chúng ta không thể kiểm soát hành động của người khác, nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách chúng ta phản ứng.
Bài viết này trình bày những bước giúp bạn vứt bỏ muộn phiền với thế nhân.
Phàm là con người, ta, theo cách này hay cách khác, thường phát sinh tâm lý đổ lỗi cho ngoại cảnh khi đối diện với những điều bất đắc ý.
Họ khiến ta nóng mắt, họ làm những điều trái khoáy, họ không đủ năng lực, họ thô lỗ, họ khinh suất, họ lái xe quá tồi, họ quá chậm chạp, họ quá bừa bộn, họ quá nhàm chán và họ thiếu sự tinh tế.
Nếu cứ ôm giữ những suy nghĩ như trên, bạn sẽ mãi cảm thấy phiền lòng.
Đó là một vòng lặp và bạn sẽ mãi bức bối, cảm thấy bị đối xử bất công, cảm thấy tổn thương và thất vọng. Sẽ chẳng có hồi kết với những bất mãn đối với thế nhân, một khi ta còn cho rằng họ luôn sai.
Ngoại cảnh không phải là vấn đề
Người khác không bao giờ là vấn đề.
Đây là điều tôi học được từ một quyển sách Everyday Zen của tác giả Charlotte Joko Beck. Điều cốt lõi nằm ở phản ứng của ta. Ngoại cảnh (người khác đối xử tệ với bạn) là thứ ta khó lòng kiểm soát. Vì hàng ngày, có vô số việc phát sinh. Vậy nên, ta không thể dừng sự lỗ mãng ngoài kia. Thay vào đó, hãy để tâm vào cách mà bạn phản ứng.
Nếu có thể phản ứng một cách điềm tĩnh hơn, trong một tâm thế hòa ái, bạn sẽ cảm nhận được sự bình an. Và, hãy thể hiện sự thiện lành, hãy mỉm cười. Điều này có lẽ sẽ khiến người sẽ thay đổi cách đối đãi, dù là một chút, vì sự cách ứng xử mang nhiều thiện ý của ta.
Cư xử hòa ái như thế nào?
1_ Khi bạn nhận thấy mình bị xúc phạm, cảm thấy nản lòng, cảm thấy tức giận, cảm thấy cáu kỉnh và thấy thất vọng… hãy ngừng suy nghĩ và hít thở sâu.
2_ Đừng manh động. Những thứ bạn làm trong cơn nóng giận đều sẽ để lại hậu quả.
3_ Hãy nhìn lại những nhận định của bạn về cách mà họ nên ứng xử. Vì có thể bạn đang cố chấp vào cách suy cố hữu, nhưng nó đi ngược lại với thực tế. Nếu bạn còn chấp vào những suy tưởng “viễn vông” này, bạn sẽ mãi nhận lấy sự thất vọng. Hãy giữ cho những kỳ vọng (vào người khác) gần nhất với thực tế. Hãy cho tôi biết một khi bạn thực hiện được điều này.
4_ Hãy ném những kỳ vọng (vào người khác) vào đại dương.
5_ Mỉm cười. Chấp nhận con người mà bạn đang đối diện và chính bản thân mình. Vì nhân vô thập toàn.
6_ Hãy ứng xử một cách chân thành. Một khi ngừng việc kỳ vọng, bạn sẽ có thể đối đãi một cách phù hợp nhất, với lòng thành. Chấp nhận những thực tế “xấu xí” không đồng nghĩa với việc bạn sẽ cho qua mà nó có nghĩa là buông bỏ sự bức bối mà bạn ôm giữ trong tâm. Thay vào đó, bạn sẽ đối đãi đúng mực, và đúng vào trọng tâm.
Câu hỏi: Nên làm gì khi đối phương vô tâm hay thiếu trách nhiệm? Liệu họ có nên là vấn đề? Vâng, vậy thì họ thật sự vô tâm và thiếu trách nhiệm. Và đó mãi là sự thật không thể chối cãi! Bạn không có cách nào thay đổi ngoại cảnh. Có chăng đó cách mà bạn đối mặt với vấn đề mới là điều cốt lõi. Bạn có thể nổi đóa và trút hết sự bực tức lên thế nhân. Hay khôn ngoan hơn, bạn có thể dẹp đi kỳ vọng hão huyền, hít thở sâu, và đối đãi đúng mực.
Hãy buông bỏ những kỳ vọng hão huyền, mỉm cười, và đối đãi với sự chân thành. Và người khác sẽ không còn ảnh hưởng đến sự bình yên trong tâm hồn bạn.
Leo Babauta _ Song Ngư
***
Trí tuệ của Tự nhiên
“Trong rừng sâu, tôi mất đi lý trí nhưng tìm thấy tâm hồn của mình.” — John Muir
Ôi, thiên nhiên. Khi tinh thần được an ủi và tâm hồn được bảo ban.
Thiên nhiên nuôi dưỡng thơ ca và văn học, khơi nguồn cho kho tàng của những tác phẩm nghệ thuật, làm rung động tâm hồn người nhạc sĩ để rồi tạo nên những tác phẩm lay động nhân tâm.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.