Monday, January 24, 2022

Tục cúng Táo Quân của 3 miền

BM

Phong tục cúng ông Công ông Táo là thể hiện tấm lòng thành kính của con người đối với các vị Táo quân. Tuy nhiên, tùy thuộc theo từng vùng miền mà phong tục cúng ông táo lại có những sự khác biệt lý thú.


Ở miền Bắc, người dân thường cúng Táo quân vào khoảng từ 20 đến 23 tháng Chạp, nhưng không quá 12 giờ trưa ngày 23. Bởi người Bắc quan niệm rằng sau giờ đó ba vị Táo quân đã về trời.


BM


Về cơ bản, lễ cúng sẽ có các món ăn truyền thống đặc trưng như gà luộc, xôi, canh miến nấu măng, giò … một số gia đình còn nấu thêm các món chè như chè kho, chè con ong… Lễ vật sẽ gồm có 3 mũ Táo quân bằng giấy, 1 mũ bà và 2 mũ ông.


BM


Nét đặc trưng nhất của đại đa số các gia đình miền Bắc là sẽ dùng cá chép để làm đồ cúng lễ. Trong ngày này các gia đình cũng dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, lau chùi bát nhang, đốt bỏ các chân nhang cũ, ở một số nơi còn dựng cây nêu trước nhà hay sân đình, để chuẩn bị đón năm mới.


BM


Ở miền Nam, người dân thường cúng Táo quân vào buổi tối, trong khoảng từ 20h đến 23h. Người miền Nam tin rằng, lễ cúng ông Táo nên được thực hiện vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã nấu cơm tối xong, không còn phải dùng đến bếp nữa, sẽ không gây phiền hà đến các Táo nữa, thì mới có thể làm lễ tiễn Táo về trời được.


BM


Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam khá đơn giản, chỉ gồm có bình hoa tươi, đĩa kẹo, nhang đèn, 3 ly nước nhỏ, nhưng nhất định phải có bộ “cò bay, ngựa chạy”, với mong muốn ông Táo sẽ về trời nhanh hơn. Ngày nay, nhiều gia đình phóng sinh cá chép, chim sau khi làm lễ tiễn Táo quân.


BM


So với hai miền Bắc và Nam, phong tục cúng Táo quân ở miền Trung là cầu kỳ nhất. Bởi ông Táo trong quan niệm người miền Trung có vị trí rất quan trọng. Người dân vừa thờ Táo quân trên Trang Ông, vừa thờ dưới bếp, và dâng hương hoa vào ba ngày mùng 1, 15 và 30 hàng tháng, tới ngày 23 tháng chạp thì làm lễ trọng thể hơn. Lễ cúng sẽ gồm một con ngựa bằng giấy có yên cương đầy đủ, cùng rất nhiều lễ vật khác cho các Táo.


BM


Sau khi cúng xong, ông Táo cũ sẽ được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt bên cạnh các am miếu hoặc gốc cây cổ thụ ở ngã ba đường, sau đó gia chủ sẽ làm lễ rước ông Táo mới về nhà. Đây là thể hiện cho sự bàn giao của năm cũ qua năm mới. Ở một số nơi người dân còn dựng cây nêu trước sân đình như ngoài Bắc.

 

Tục lệ thả cá chép vàng


BM


Trong lễ cúng ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình, nhất là các gia đình miền Bắc, thường chuẩn bị hai hoặc ba con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem “phóng sinh” ở sông, hồ, với ý niệm để ông Táo cưỡi về trời. Sở dĩ cá chép được chọn, là dựa theo sự tích cá chép vượt vũ môn.


BM


Tích kể rằng, có một năm vì khí hậu quá khô hạn vì không đủ Rồng để phun mưa. Cho nên, Thiên đình đã mở cuộc thi để tìm một con vật dưới nước có thể lên làm rồng. Trong tất cả các loài vật dưới nước, duy chỉ có cá chép là có thể vượt qua vũ môn và hóa thành rồng được.


Ở miền Nam, người dân thường cúng Táo quân vào buổi tối, trong khoảng từ 20h đến 23h. Người miền Nam tin rằng, lễ cúng ông Táo nên được thực hiện vào thời điểm cuối ngày, sau khi cả gia đình đã nấu cơm tối xong, không còn phải dùng đến bếp nữa, sẽ không gây phiền hà đến các Táo nữa, thì mới có thể làm lễ tiễn Táo về trời được.


BM


Hình ảnh “cá chép vượt vũ môn” mang ý nghĩa là sự thăng tiến, biểu trưng cho tinh thần vượt khó, sự kiên trì bền chí trong cuộc sống. Ngoài ra, trong Kinh dịch, cá chép thuộc hành thủy tượng là quẻ khảm (), ông Táo thuộc hành hỏa tượng là quẻ ly ().

 

Có phong thủy gia cho rằng, “hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa thủy vị tế trong Kinh dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới” (1).


BM


Cũng theo đó, sở dĩ cúng ông Táo vào ngày 23 là bởi ‘Đây là phép Huyền không đại lý trong Phong thủy. Ngày của sao ngũ hoàng nhập trung cung theo chu kỳ cửu cung (9 ngày). “Vạn vật quy ư thổ”. Nói theo thuyết âm dương ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của ngũ hành vào tháng cuối cùng trong hăm, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ dịch.

 

Ý nghĩa của phong tục cúng Táo Quân


BM


Căn bếp trong văn hóa truyền thống người Việt được coi là nơi giữ lửa, nơi cung cấp năng lượng sống và là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình. Ông bà xưa quan niệm rằng căn bếp có ấm thì gia đạo mới hưng thịnh. Vì vậy mà việc cúng Táo quân (Vua bếp) có một ý nghĩa rất quan trọng.

 

Táo quân được dân gian nhìn nhận là vị thần theo sát cuộc sống gia đình, đảm trách vai trò cầu nối giữa Ngọc Hoàng với hạ giới. Hằng ngày, ông Táo ghi lại những công tội, tốt xấu của mọi người để báo với Ngọc Hoàng mà thưởng phạt. Ngoài ra các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình. Vì vậy tục cúng ông Táo không chỉ mang ý nghĩa thành kính mà còn là cầu mong cho sự bình an, ấm no, sung túc trong gia đình.


BM

(1): Trích trong bài viết “Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

 

 


Lâm Mộc


BM


Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh qua hình ảnh
Tục lệ Tết Táo Quân
Bao lâu nên giặt ga giường một lần?
Lệnh bắt buộc chích ngừa COVID-19
Nhà nghiên cứu lên án sự kiểm duyệt bài báo về biến cố bất lợi của vaccine COVID-19
Nhất Hạnh _ “Thiền sư vọng ngữ”
Những giá trị trong Hiến Pháp
Luật bầu cử mới
Bản bút ký đại dịch _ gửi vào mai sau
Hãy dành nhiều thời gian cho mẹ của bạn!
Djokovic cùng vợ sở hữu 80% cổ phần công ty sinh học
9 loại cây trồng trong nhà làm gia vị và thuốc chữa bệnh
Cây Thì là
Ashli Babbitt _ người bị cảnh sát bắn thiệt mạng tại Điện Capitol
Chấm điểm năm đầu tiên tại vị Tổng thống 46 Joe Biden
Thế vận hội Mùa đông của Trung cộng gây tranh cãi
Những điều lạ ở Đại Hàn
Cây Đinh lăng
Arizona & Texas đã khôi phục tất cả việc làm bị mất trong đại dịch
Câu chuyện: Người thợ may trên thiên đường

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.