Pages

Saturday, March 18, 2023

Mỹ làm gì để bắt tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh trong vụ rửa tiền 3 tỷ đô la?

 BM

Theo như trong số những kẻ sử dụng trang mạng Bitcoin, có các hacher Triều Tiên và các tay gián điệp Nga, sau khi có một tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh, công dân Việt Nam, sinh năm 1973, quê ở Quảng Bình, cư trú ở Hà Nội, về tội điều hành một trang mạng rửa tiền Bitcoin lên tới 3 tỷ đôla bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phát lệnh truy nã hôm 16/3 đối với người này.


BM

FBI từng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ đa dạng để bắt giữ một số nghi phạm người Việt và người Mỹ lẩn trốn ở Việt Nam sau khi họ vi phạm luật pháp Mỹ. Tới đây, FBI có thể làm gì để bắt ông Minh?


Chưa có hiệp định tương trợ tư pháp


Người này, hiện sống ở Mỹ và không muốn nêu danh tính, lưu ý rằng Mỹ và Việt Nam chưa ký kết một hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự nên các cơ quan thực thi luật pháp Mỹ gặp trở ngại lớn khi muốn bắt nghi phạm là công dân Việt Nam thuần túy và vẫn cư trú ở trong nước.


Một biện pháp nghiệp vụ để đi lách qua trở ngại này, đã chứng minh tính hiệu quả cao đối với FBI nhưng cũng đòi hỏi nhiều công sức lẫn chất xám để chuẩn bị và thực hiện, là giăng bẫy, dụ nghi phạm rời khỏi Việt Nam.


Một vụ như vậy đã được công chúng VN biết đến là trường hợp hacker Ngô Minh Hiếu, sinh năm 1989 ở Gia Lai, bị FBI dụ đến đảo Guam và bắt ở đó hồi tháng 2/2013 sau khi ông Hiếu phạm tội đánh cắp danh tính của nhiều người Mỹ và bán cho bọn tội phạm, hưởng lợi hơn 3 triệu đô la.


Ông Hiếu đã phải ngồi tù ở Mỹ trong 7 năm trước khi được giảm án, trả tự do. Khi quay về Việt Nam, ông Hiếu trở thành chuyên gia tại Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia.


Tuy nhiên, theo cựu công chức của phái bộ Mỹ ở Việt Nam, xét đến việc FBI đã phát lệnh truy nã ông Nguyễn Quốc Minh, có thể xem như cơ quan điều tra này hầu như không còn tính đến phương án giăng bẫy, bắt ông Minh bên ngoài Việt Nam nữa.


BM

Khi VOA hỏi liệu FBI có thể cử đặc vụ âm thầm vào Việt Nam, bí mật bắt và đưa một công dân Việt như ông Minh sang Mỹ được không, cựu công chức của phái bộ Mỹ nói rằng trong nhiều năm làm việc ở Việt Nam, người này chưa từng bao giờ thấy Mỹ làm như vậy. 


“Một hoạt động ngầm kiểu đó khi lộ ra sẽ là một sự kiện, một tai tiếng về ngoại giao, về xâm phạm chủ quyền rất nghiêm trọng” người này nói.


Vẫn cựu công chức của phái bộ Mỹ nhắc lại rằng giữa Mỹ và Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên việc Washington đề nghị Hà Nội bắt giữ nghi phạm là công dân Việt và giao cho Mỹ là một vấn đề mới mẻ, chưa có tiền lệ, dường như sẽ khó được Việt Nam chấp nhận do liên quan đến cả vấn đề chủ quyền lẫn thể diện quốc gia.


Đã từng làm: Mỹ truy vết, Việt Nam bắt công dân Mỹ


BM


Mặc dù vậy, hai nước đã có nhiều hợp tác trong việc truy tìm, bắt giữ, bàn giao và đưa về Mỹ các nghi phạm là công dân Mỹ, trong số đó có những người gốc Việt .


Về quy trình điều tra, bắt giữ những trường hợp đó, cựu công chức phái bộ Mỹ mô tả rằng văn phòng của FBI ở Campuchia kiêm nhiệm cả Việt Nam sẽ gửi một đề nghị sang Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, tiếp đến, đại sứ quán sẽ gửi một công hàm đến Bộ Công an đề nghị hỗ trợ bắt giữ và các công việc khác theo sau.


Với hiểu biết của mình, cựu công chức phái bộ Mỹ cho hay khi Cục Hợp tác Quốc tế của Bộ Công an nhận được đề nghị của Mỹ, họ chuyển đến Văn phòng Interpol (Cảnh sát Quốc tế) của Việt Nam và Cục Cảnh sát Hình sự. Trên thực tế, Cục Cảnh sát Hình sự thường tiến hành việc bắt giữ nghi phạm cho phía Mỹ.


Sau khi bắt được nghi phạm, công an Việt Nam thông báo cho Đại sứ quán Mỹ để hai bộ phận An ninh và Dịch vụ Công dân Mỹ của đại sứ quán đến nhận nghi phạm, chủ yếu diễn ra tại một sân bay.


BM


Trong hầu hết các trường hợp, nghi phạm sẽ bị nhân viên của Cảnh sát Tư pháp Liên bang Hoa Kỳ (US Marshals Service) áp giải về Mỹ. Trong một số ít những trường hợp khẩn cấp, các nhân viên cấp cao của bộ phận an ninh hoặc thực thi luật pháp thuộc phái bộ Mỹ ở Việt Nam sẽ áp giải.


Cựu công chức phái bộ Mỹ cho biết thêm rằng tuy không trực tiếp ra tay bắt giữ các nghi phạm là công dân Mỹ lẩn trốn ở Việt Nam, song các nhân viên thực thi luật pháp Mỹ đã nhiều lần điều tra, truy tìm, định vị chính xác một số nghi phạm, giúp phía Việt Nam rút ngắn thời gian điều tra và bắt giữ thành công.


“Có một số trường hợp phía công an Việt Nam ngần ngại, thoái thác, cho rằng rất khó khăn, không lần được dấu vết, nhưng phía Mỹ có các phương tiện, máy móc hiện đại, kinh nghiệm dày dặn đã tìm ra địa điểm chính xác của những tên tội phạm người Mỹ vì chúng vẫn liên lạc với thân nhân,và báo cho Việt Nam bắt”, cựu công chức phái bộ Mỹ nói.


Câu hỏi để ngỏ

BM


Như VOA đã đưa tin, giới thực thi pháp luật Mỹ xác định rằng từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2022, có hơn 149.000 thông tin dữ liệu liên quan đến một tài khoản gmail do tiến sĩ Nguyễn Quốc Minh sử dụng, cho thấy nghi phạm này ở xung quanh Hà Nội, Việt Nam.


Các dữ liệu đó, kết hợp với nhiều nguồn thu phát sóng khác nhau bao gồm điện thoại di động, GPS và WiFi, cho thấy ông Minh,nghi phạm trong vụ án rửa tiền trị giá 3 tỷ đô la,đã thực sự ở Việt Nam trong những thời điểm diễn ra hoạt động truy cập dữ liệu, theo FBI.


BM


Nhưng tiến sĩ Minh là công dân Việt Nam,không phải công dân Mỹ như các nghi phạm khác mà Mỹ và Việt Nam đã phối hợp bắt giữ trong quá khứ. Vì vậy, liệu Việt Nam có sẵn lòng truy bắt ông Minh theo lệnh truy nã của Mỹ hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.


Vụ truy nã Minh Quốc Nguyễn cũng đang được cộng đồng mạng Việt Nam quan tâm. Trên một diễn đàn ở Việt Nam, một người dùng chia sẻ chân dung Minh Quốc Nguyễn, kèm bình luận châm biếm: "Chân dung Nguyễn Quốc Minh, cụ nào biết cụ ấy ở đâu xin báo, FBI hậu tạ. Đường dây rửa có 3 tỉ đô thôi, công nhận học cao thì giỏi thật"!


http://baomai.blogspot.com/

Hãy từ chối WEF & Metaverse
Ngân hàng của quý vị có an toàn?
Vụ drone của Mỹ: Nga ra sức thu hồi các mảnh vỡ
FBI phát lệnh truy nã một công dân VN - TS 'Minh Quốc Nguyễn'
Thiền định là gì và thiền định như thế nào?
Người cao niên Hoa Kỳ đang đối mặt với khủng hoảng hưu trí
6 lý do khiến cơ thể nặng mùi khi về già
Bạn biết được bao nhiêu về tiết Vũ Thủy?
Ngân sách 886 tỷ USD của Ngũ Giác Đài tập trung vào mối đe dọa từ Trung cộng
10 xe SUV an toàn cao nhất trong thử nghiệm va chạm
Đối diện với cái ác _ cuộc chiến giành tự do
George Washington đã kiến tạo nên thủ đô Hoa Kỳ như thế nào
Quân tử không còn _ biết tìm thục nữ ở nơi đâu?
Bản chất thiêng liêng của gia đình
Không gian, chiến tuyến cuối cùng là chiến trường đầu tiên của thế kỷ 21
Quý vị có nên lo lắng về tiền của mình trong ngân hàng không?
Khoa học chứng minh rằng bạn nên mỉm cười
OpenAI ra mắt GPT-4 _ 'cao thủ hơn' ChatGPT
Deepfake _ Tại sao có thể giả giọng, mặt người thân để lừa đảo?
ChatGPT đã tồn tại từ lâu trong truyền thuyết của người Do Thái?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.