Pages

Thursday, September 7, 2023

10 hồ có diện tích lớn nhất thế giới

 BM

BM

10_ H Slave Ln (27.200 km2) là hồ lớn thứ hai ở vùng lãnh thổ Tây Bắc Canada và là hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ với độ sâu 614 m. Hồ dài 469 km và rộng từ 20 km đến 203 km. Cái tên “Slave Lớn” xuất phát từ một tộc người có tập quán chiếm hữu nô lệ (slave) ở khu vực. Do vị trí ở phía nam của Vòng Bắc Cực, hồ đóng băng vào mùa đông và người dân có thể đào một con đường băng xuyên qua. Vào các mùa khác trong năm, hồ là điểm câu cá hấp dẫn.


BM

9_ H Malawi (29.600 km2) nằm giữa các quốc gia Malawi, Mozambique và Tanzania, có chiều dài từ 560 km đến 580 km, nơi rộng nhất khoảng 75 km. Hồ nước này là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất kỳ vùng nước ngọt nào khác trên thế giới. Chính phủ Mozambique chính thức tuyên bố hồ Malawi là khu bảo tồn vào ngày 10/6/2011 để bảo vệ sự đa dạng sinh học của vùng nước nhiệt đới này.


BM

8_ Hồ Great Bear  (31.153 km2) là hồ nước ngọt lớn nhất nằm hoàn toàn trong biên giới Canada và lớn thứ tư ở Bắc Mỹ. Chiều sâu tối đa của hồ là 446 m còn độ sâu trung bình là 71,7 m. Bờ hồ dài tổng cộng 2.719 km. Hồ Great Bear bị băng bao phủ hoàn toàn từ cuối tháng 11 đến tháng 7. Đây cũng là hồ trong lành và hoang sơ nhất trên thế giới. Cộng đồng dân cư duy nhất ở khu vực này là người Deline, cư ngụ ở cuối bờ phía tây nam.


BM

7_ H Baikal (31.500 km2) ở Nga là hồ nước ngọt lớn nhất tính theo thể tích, chứa 22-23% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái Đất. Đây cũng là hồ sâu nhất hành tinh với độ sâu tối đa là 1.642 m. Ngoài ra, hồ Baikal cũng là một trong những hồ nước lâu đời và có nước trong nhất thế giới. UNESCO đã tuyên bố hồ nước này là di sản thế giới vào năm 1996. 


BM

6_ H Tanganyika (32.600 km2): Nằm ở độ cao 773 m so với mực nước biển, hồ Tanganyika được bao bọc bởi các ngọn núi và vùng đất thấp. Đây là hồ nước ngọt dài nhất và sâu thứ hai trên thế giới. Hồ chảy vào sông Congo và Đại Tây Dương, nằm trong lãnh thổ 4 nước: Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Bờ đá của hồ là nơi sinh sống của loài rắn hổ mang nước đang bị đe dọa. Ngoài ra, hồ còn là nơi sinh sống của khoảng 80 loài cá.


BM

BM

5_ H Michigan (58.000 km2) là hồ duy nhất trong Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ nằm hoàn toàn trong nước Mỹ. Hồ dài 494 km, rộng 190 km và có hơn 2.575 km đường bờ biển. Nhiều thành phố nhỏ ở Bắc Michigan tập trung vào ngành du lịch nhờ tận dụng vẻ đẹp và các tiềm năng vui chơi giải trí mà hồ nước này mang lại.


BM

BM

4_ H Huron (59.600 km2) được bao bọc phía tây là bang Michigan (Mỹ) và bang Ontario (Canada) ở phía bắc và phía đông. Hồ rộng 295 km, sâu 229 m và dài 331 km. Tại hồ Huron, một số hoạt động kinh tế chủ yếu bao gồm đánh cá và đốn gỗ. Du lịch tại đây cũng phát triển với rất nhiều khu nghỉ dưỡng dọc theo bờ hồ. Ảnh: Teresa Brown.


BM

3_ H Victoria (68.870 km2) là hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Phi, trải rộng trên lãnh thổ của Tanzania, Uganda và Kenya. Đây cũng là hồ nhiệt đới lớn nhất trên Trái Đất. Hồ Victoria là hồ chứa chính của sông Nile và là nơi sinh sống của hơn 200 loài cá khác nhau, cung cấp sinh kế cho hàng nghìn người sống xung quanh khu vực bờ hồ. Ảnh: Ashit Desai.


BM

BM

2_ H Superior (82.100 km2) là hồ nước ngọt lớn nhất, nằm giữa Mỹ và Canada. Hồ có chiều dài khoảng 563 km, rộng 257 km và sâu 400 m. Hơn 58 loài hoa lan khác nhau sống trong hồ nước 10.000 năm tuổi này và ước tính có khoảng 100.000 con chim di cư đi dọc theo bờ phía bắc vào mỗi mùa thu. Ảnh: InsideHook.


BM

1_ H Caspi Sea (371.000 km2): Hồ lớn nhất thế giới là biển Caspi. Mặc dù có cái tên dễ gây nhầm lẫn, biển Caspi thực ra là một hồ nước vì nó hoàn toàn không giáp biển. Bị kẹp giữa châu Âu và châu Á, vùng nước nội địa này giáp 4 quốc gia là Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan. Nước hồ không phải là nước ngọt mà hơi mặn (bằng 1/3 độ mặn nước biển) bởi nơi đây từng là một phần của biển Paratethys cổ đại. Ngày nay, biển Caspi nổi tiếng với món trứng cá muối và ngành công nghiệp dầu mỏ.


BM

10_ H Slave Ln (27.200 km2) là hồ lớn thứ hai ở vùng lãnh thổ Tây Bắc Canada và là hồ sâu nhất ở Bắc Mỹ với độ sâu 614 m. Hồ dài 469 km và rộng từ 20 km đến 203 km. Cái tên “Slave Lớn” xuất phát từ một tộc người có tập quán chiếm hữu nô lệ (slave) ở khu vực. Do vị trí ở phía nam của Vòng Bắc Cực, hồ đóng băng vào mùa đông và người dân có thể đào một con đường băng xuyên qua. Vào các mùa khác trong năm, hồ là điểm câu cá hấp dẫn.


BM

9_ H Malawi (29.600 km2) nằm giữa các quốc gia Malawi, Mozambique và Tanzania, có chiều dài từ 560 km đến 580 km, nơi rộng nhất khoảng 75 km. Hồ nước này là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất kỳ vùng nước ngọt nào khác trên thế giới. Chính phủ Mozambique chính thức tuyên bố hồ Malawi là khu bảo tồn vào ngày 10/6/2011 để bảo vệ sự đa dạng sinh học của vùng nước nhiệt đới này.


BM

8_ Hồ Great Bear  (31.153 km2) là hồ nước ngọt lớn nhất nằm hoàn toàn trong biên giới Canada và lớn thứ tư ở Bắc Mỹ. Chiều sâu tối đa của hồ là 446 m còn độ sâu trung bình là 71,7 m. Bờ hồ dài tổng cộng 2.719 km. Hồ Great Bear bị băng bao phủ hoàn toàn từ cuối tháng 11 đến tháng 7. Đây cũng là hồ trong lành và hoang sơ nhất trên thế giới. Cộng đồng dân cư duy nhất ở khu vực này là người Deline, cư ngụ ở cuối bờ phía tây nam.


BM

7_ H Baikal (31.500 km2) ở Nga là hồ nước ngọt lớn nhất tính theo thể tích, chứa 22-23% lượng nước ngọt trên bề mặt Trái Đất. Đây cũng là hồ sâu nhất hành tinh với độ sâu tối đa là 1.642 m. Ngoài ra, hồ Baikal cũng là một trong những hồ nước lâu đời và có nước trong nhất thế giới. UNESCO đã tuyên bố hồ nước này là di sản thế giới vào năm 1996. 


BM

6_ H Tanganyika (32.600 km2): Nằm ở độ cao 773 m so với mực nước biển, hồ Tanganyika được bao bọc bởi các ngọn núi và vùng đất thấp. Đây là hồ nước ngọt dài nhất và sâu thứ hai trên thế giới. Hồ chảy vào sông Congo và Đại Tây Dương, nằm trong lãnh thổ 4 nước: Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Zambia. Bờ đá của hồ là nơi sinh sống của loài rắn hổ mang nước đang bị đe dọa. Ngoài ra, hồ còn là nơi sinh sống của khoảng 80 loài cá.


BM

BM

5_ H Michigan (58.000 km2) là hồ duy nhất trong Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ nằm hoàn toàn trong nước Mỹ. Hồ dài 494 km, rộng 190 km và có hơn 2.575 km đường bờ biển. Nhiều thành phố nhỏ ở Bắc Michigan tập trung vào ngành du lịch nhờ tận dụng vẻ đẹp và các tiềm năng vui chơi giải trí mà hồ nước này mang lại.


BM

BM

4_ H Huron (59.600 km2) được bao bọc phía tây là bang Michigan (Mỹ) và bang Ontario (Canada) ở phía bắc và phía đông. Hồ rộng 295 km, sâu 229 m và dài 331 km. Tại hồ Huron, một số hoạt động kinh tế chủ yếu bao gồm đánh cá và đốn gỗ. Du lịch tại đây cũng phát triển với rất nhiều khu nghỉ dưỡng dọc theo bờ hồ. Ảnh: Teresa Brown.


BM

3_ H Victoria (68.870 km2) là hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Phi, trải rộng trên lãnh thổ của Tanzania, Uganda và Kenya. Đây cũng là hồ nhiệt đới lớn nhất trên Trái Đất. Hồ Victoria là hồ chứa chính của sông Nile và là nơi sinh sống của hơn 200 loài cá khác nhau, cung cấp sinh kế cho hàng nghìn người sống xung quanh khu vực bờ hồ. Ảnh: Ashit Desai.


BM

BM

2_ H Superior (82.100 km2) là hồ nước ngọt lớn nhất, nằm giữa Mỹ và Canada. Hồ có chiều dài khoảng 563 km, rộng 257 km và sâu 400 m. Hơn 58 loài hoa lan khác nhau sống trong hồ nước 10.000 năm tuổi này và ước tính có khoảng 100.000 con chim di cư đi dọc theo bờ phía bắc vào mỗi mùa thu. Ảnh: InsideHook.


BM

1_ Bin Caspian Sea (371.000 km2): Hồ lớn nhất thế giới là biển Caspian. Mặc dù có cái tên dễ gây nhầm lẫn, biển Caspi thực ra là một hồ nước vì nó hoàn toàn không giáp biển. Bị kẹp giữa châu Âu và châu Á, vùng nước nội địa này giáp 4 quốc gia là Nga, Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan. Nước hồ không phải là nước ngọt mà hơi mặn (bằng 1/3 độ mặn nước biển) bởi nơi đây từng là một phần của biển Paratethys cổ đại. Ngày nay, biển Caspian nổi tiếng với món trứng cá muối và ngành công nghiệp dầu mỏ.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.