Hai chuyên gia ở Hoa Kỳ cho biết họ đã nghiên cứu các mối quan hệ hôn nhân trong thời gian hơn 50 năm. Gần đây, họ đã viết về những thủ phạm lớn nhất phá hoại hôn nhân và các cách để cải thiện vấn đề này.
Bà Jessica Griffin, giáo sư tâm thần học và nhi khoa tại Đại học Massachusetts, và ông Pepper Schwartz, giáo sư xã hội học tại Đại học Washington, là tác giả của một bài viết trên trang web CNBC. Bài viết cho rằng, nguyên nhân khiến hầu hết các cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng “báo động đỏ” là do giao tiếp kém, mất kết nối với nhau.
Hai vị giáo sư chia sẻ, trong cuốn sách “What Predicts Divorce?” (Tạm dịch: Dấu hiệu đổ vỡ của hôn nhân là gì?), tác giả John Gottman, một chuyên gia hôn nhân và nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, đã chỉ ra bốn kiểu giao tiếp có vấn đề nhất trong hôn nhân, bao gồm:
● Xem thường – Thiếu tôn trọng vợ/chồng (chẳng hạn như chế giễu đối phương).
● Chỉ trích – Công kích tính cách của vợ/chồng.
● Phòng thủ – Tự bảo vệ bản thân khỏi những lời chỉ trích bằng cách bào chữa hoặc đổ lỗi cho người khác.
● Từ chối giao tiếp hoặc hợp tác – Rút lui khỏi cuộc giao tiếp bằng cách phớt lờ, ngừng chú ý hoặc tỏ ra bản thân đang bận rộn, giống như xây một bức tường đá.
Theo ông John Gottman, trong bốn kiểu giao tiếp kể trên thì “xem thường” dễ dẫn đến đổ vỡ trong hôn nhân nhất.
Tại sao “xem thường” sẽ phá hoại mối quan hệ hôn nhân?
Trong bài viết của mình, hai vị chuyên gia đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể của sự xem thường và sức phá hủy của nó trong mối quan hệ hôn nhân.
Họ nói rằng, xem thường, khinh miệt nặng hơn những lời chỉ trích hay những lời nói tiêu cực. Biểu hiện của sự xem thường là một trong hai người cho rằng mình thông minh hơn, có đạo đức hoặc tốt đẹp hơn người kia. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy mình không có giá trị trong mắt bạn đời hoặc không được sự yêu thương.
Ví dụ, việc liên tục ngắt lời đối phương là một biểu hiện thiếu sự tôn trọng. Nó sẽ trở thành sự xem thường khi việc ngắt lời này không phải vì quý vị háo hức muốn bày tỏ ý kiến cá nhân, mà chỉ đơn thuần là không muốn nghe họ nói chuyện vì cảm thấy không hứng thú hoặc không quan trọng.
Sở dĩ “xem thường” là nguyên nhân lớn nhất phá hủy cuộc hôn nhân, là vì nó khiến người kia cảm thấy mình không được bạn đời ủng hộ. Thay vào đó, họ sẽ cảm thấy hai người dường như đang chống đối nhau và trở thành kẻ thù của nhau. Họ không biết được khi nào bản thân sẽ bị đối phương công kích hoặc gây trở ngại.
Sự xem thường không chỉ có hại cho hôn nhân, mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có nghiên cứu cho thấy, những người có thái độ xem thường trong giao tiếp sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, bao gồm ung thư, bệnh tim và các bệnh khác như cảm lạnh hoặc cúm.
Làm thế nào để loại bỏ sự xem thường ra khỏi mối quan hệ hôn nhân?
Hai vị chuyên gia Griffin và Schwartz đề cập đến hai cách để cải thiện vấn đề này:
1_ Xác định và chia sẻ những cảm xúc tiêu cực
Nếu chúng ta không biết cách đề cập hoặc chia sẻ những cảm xúc tiêu cực với đối phương, thì chúng ta sẽ rất dễ to tiếng trút giận lên họ.
Ví dụ, bạn có thể nói với vợ/chồng của mình: “Em không thể tin được anh lại hủy buổi hẹn của chúng ta để đi gặp bạn anh. Anh là một người ích kỷ ngốc nghếch. Anh không bao giờ nghĩ đến cảm xúc của em!”
Để tránh việc thiếu tôn trọng trong giao tiếp, quý vị có thể tham khảo công thức sau đây:
● Đầu tiên, hãy nói ra cảm xúc của mình.
Ví dụ như: “Em cảm thấy buồn và khó chịu, vì em đã rất mong đợi chúng ta có thể dành thời gian cho nhau.”
● Tiếp theo, nói ra nguyện vọng của mình.
Ví dụ: “Em mong rằng sau này anh có thể báo trước để chúng ta cùng thay đổi kế hoạch. Em không muốn điều này xảy ra một lần nữa.”
● Mời đối phương tham gia cuộc trò chuyện.
Ví dụ: “Anh thấy chúng ta có thể làm như vậy không?”
2_ Tạo dựng văn hóa biết ơn
Bày tỏ lòng biết ơn với người bạn đời có thể giúp mọi người tập trung vào ưu điểm hơn là khuyết điểm của họ.
Tâm lý của con người là mong muốn nhận được những lời nói, cử chỉ, thái độ tích cực hơn là tiêu cực.
Quý vị hãy theo dõi phong cách giao tiếp của mình và bạn đời trong vòng một tuần và bắt tay vào cải thiện mối quan hệ của mình. Quý vị cũng có thể lập ra một danh sách về 20 điều mà cả hai người yêu thích ở nhau. Sau đó, hãy cùng đọc to chúng và thử thách bản thân bằng cách viết thêm cho danh sách này trong tương lai.
Trần Tuấn Thôn _ Thanh Thanh
***
Giá trị đức hạnh trong hôn nhân
Hôn nhân dựa trên giá trị của những đức hạnh như; sự tự chủ hoặc kiểm soát được các ham muốn và cám dỗ cá nhân thay vì quy phục chúng.
https://baomai.blogspot.com/
***
Tại sao ngày càng nhiều thanh niên Mỹ từ chối kết hôn?
Hôn nhân là nền tảng của một xã hội lành mạnh. Đáng buồn thay, ở Mỹ, nền tảng này đang bị mài mòn.
https://baomai.blogspot.com/
***
Ly Hôn Và Tái Hôn Trong Giáo Hội Công Giáo Đối Với Người Công Giáo
Thảo luận về việc ly hôn và tái hôn giữa các Kitô hữu là một vấn đề nhạy cảm. Có rất nhiều nhận định sai lầm về giáo huấn của Giáo Hội trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ có một số ít gia đình vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự đau buồn từ sự đổ vỡ trong hôn nhân, hoặc từ những vấn đề được đề cập trong tiến trình xét xử các trường hợp xin tháo gỡ hôn phối với mục đích xem xét tính hiệu lực hoặc thành sự của một cuộc hôn nhân nào trước đó.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.