Hôn nhân là nền tảng của một xã hội lành mạnh. Đáng buồn thay, ở Mỹ, nền tảng này đang bị mài mòn.
Vào năm 1980, như một báo cáo gần đây của Pew đã ghi nhận, 94% những người 40 tuổi đã kết hôn. Hiện tại thì có 25% những người 40 tuổi chưa bao giờ kết hôn.
Mọi thứ đang xấu đi, và dường như đang trở nên tệ hơn. Từ chối kết hôn đang trở thành chuyện thường tình.
Một cuộc nghiên cứu gần đây do Trung tâm Tâm lý Thịnh vượng thực hiện đã phát hiện ra rằng 40% thanh niên ở Mỹ coi hôn nhân là một phong tục cổ xưa. Hơn nữa, 85% thanh niên bác bỏ ý kiến cho rằng hôn nhân là dấu hiệu căn bản của sự đính ước.
Đơn vị Giao ước Xã hội Mới (NSCU), một tổ chức chuyên củng cố gia đình và cộng đồng, lưu ý rằng hôn nhân là quan trọng nhất cụ thể hơn là hôn nhân kiểu truyền thống không nên được xem là một “phong tục lỗi thời.” Thay vào đó, hôn nhân là một “thành phần thiết yếu của một xã hội đạo đức.” “Nếu xã hội là một mạng lưới,” thì, “hôn nhân là những nút thắt giữ cho mạng lưới được gắn kết chặt chẽ lại với nhau.”
Việc tháo gỡ những nút thắt này có liên hệ mật thiết với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng trẻ em ngoài giá thú.
NSCU đã nói đúng. Mặc dù hôn nhân mang lại cho hai người mức độ “đồng hành và an toàn tài chính” cao hơn, nhưng về cốt lõi, phong tục này được hình thành để kiểm soát việc “sinh con.”
Dĩ nhiên, “sinh con” chỉ là một phần của hôn nhân. Người ta không cần phải sinh con để hưởng lợi từ việc sinh con ngoài giá thú. Như bà Martha Albertson Fineman, một triết gia và là nhà lý luận pháp lý danh tiếng, đã nêu ra rằng hôn nhân có nhiều chức năng như: đóng vai trò là “một biểu tượng của sự đính ước,” “một phương tiện để hoàn thiện bản thân,” “một cách để bảo đảm chống lại nghèo đói và lệ thuộc vào chính phủ,” và/hoặc hiện thực hóa một “lý tưởng lãng mạn.” Hôn nhân cũng có thể đại diện cho “một mối nhân duyên tự nhiên hoặc thiêng liêng.”
Những người đã kết hôn có xu hướng sống hạnh phúc hơn, gắn kết hơn so với những người chưa kết hôn. Đầu năm nay, bà Libby Richards, một giáo sư điều dưỡng, đã nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt động cứu trợ xã hội và sự tác động đến sức khỏe, và các đồng sự của bà đã thảo luận về những cách mà hôn nhân mang lại cho các cặp vợ chồng cảm giác thân thuộc sâu sắc. Họ viết rằng hôn nhân mang lại cho các cặp vợ chồng “cơ hội giao tiếp xã hội và giảm bớt cảm giác cô đơn.” Trong năm 2023, khi tỷ lệ kết hôn giảm mạnh, quốc gia này rơi vào tình trạng đại dịch cô đơn thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên.
Trung bình, nam giới và nữ giới đã kết hôn có xu hướng sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn so với những người chưa kết hôn. Một lý do cho điều này liên quan đến việc áp dụng các thói quen ăn uống tốt hơn. Những người đã kết hôn cũng rất ít hút thuốc hay uống rượu quá mức hơn.
Theo cuộc khảo sát nói trên, chi tiêu là một trong những lý do lớn nhất khiến rất nhiều người Mỹ trẻ tuổi từ chối kết hôn. Nói tóm lại: kết hôn quá tốn kém hoặc chúng tôi được cho biết như vậy.
Thế nhưng lý do để từ chối kết hôn này thật ngô nghê. Một đám cưới không nhất thiết phải là một sự kiện xa hoa như những gì được tô vẽ trên Instagram. Kết hôn với ngân sách tiết kiệm cũng khả dĩ. Trên thực tế, khi chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng, chúng ta nên tổ chức đám cưới với chi phí vừa phải.
Nói tôi là một người hoài nghi cũng được, nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy rằng lập luận “đám cưới quá đắt đỏ” chỉ là đang đang che đậy một lý do sâu xa hơn cho việc từ chối kết hôn. Xét cho cùng, cuộc khảo sát cho thấy nữ giới (52%) từ chối kết hôn nhiều hơn so với nam giới (41%).
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ trẻ thẳng thắn thừa nhận rằng họ ưu tiên sự nghiệp hơn hôn nhân. Thật đáng xấu hổ! Tất nhiên, công việc có thể là một nguồn hạnh phúc. Nhưng không có công việc nào, dù hấp dẫn đến đâu, lại có thể sánh bằng phúc lộc của một cuộc hôn nhân bền vững và lành mạnh.
Một thiết chế xã hội với những nghĩa vụ đạo đức, và hôn nhân truyền thống đang suy yếu rất nhiều. Với đà suy giảm như vậy, chúng ta sẽ thấy nước Mỹ trở nên rối loạn hơn, hỗn loạn hơn, và chia rẽ hơn. Mối liên hệ giữa hôn nhân và tỷ lệ tội phạm thấp hơn đã được chứng minh một cách rõ ràng. Đặc biệt, nam giới đã kết hôn ít có khả năng dính líu tới hoạt động tội phạm hơn nam giới chưa lập gia đình.
Tuy nhiên, một số người sẽ nói, chẳng phải sống thử cũng hiệu quả như kết hôn đó sao? Câu trả lời ngắn gọn là “Không.”
Như nhà văn và là nhà nghiên cứu Morten Blekesaune đã cho thấy, không giống như sống thử, kết hôn giúp thiết lập mức độ ổn định cao hơn và các vai trò xã hội được quy định. Nhà nghiên cứu này lưu ý rằng kết hôn thể hiện một sự cam kết sâu sắc hơn nhiều so với sống thử. Trích dẫn một tác phẩm của ông Blekesaune, bà Wendy L. Patrick lập luận rằng “sự cam kết sâu sắc hơn” này giúp hôn nhân “có khả năng chống lại sự tan vỡ hơn là sống thử… một phần bởi vì ly hôn được quy định hợp pháp hơn là chỉ chấm dứt một thỏa thuận sống thử.”
Những lợi ích này vượt xa phạm vi pháp lý. Ông Blekesaume nói về sự đầu tư vào mối quan hệ, và thực tế là các cặp đôi sống thử dường như ít sẵn sàng cam kết hoàn toàn trong mối quan hệ của họ hơn so với các cặp vợ chồng đã kết hôn. Những thỏa thuận sống thử có thể mơ hồ, và sự mơ hồ này có thể làm cho mối quan hệ này được làm sáng tỏ. Mặt khác, hôn nhân đi kèm với một bộ quy tắc thành văn và/hoặc bất thành văn. Sống thử với đúng người được cho là tốt hơn sống một mình. Tuy nhiên, hôn nhân, một sự kết hợp giữa hai cá nhân có cùng mục đích, là dấu hiệu căn bản của sự đính ước và chung thủy.
Rõ ràng là một xã hội lành mạnh là một xã hội mà ở đó ý tưởng về hôn nhân được tôn trọng. Một xã hội càng xa rời phong tục đã có từ lâu đời này thì xã hội đó càng có thể trở nên yếu nhược.
Ly Hôn Và Tái Hôn Trong Giáo Hội Công Giáo Đối Với Người Công Giáo
Thảo luận về việc ly hôn và tái hôn giữa các Kitô hữu là một vấn đề nhạy cảm. Có rất nhiều nhận định sai lầm về giáo huấn của Giáo Hội trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, chỉ có một số ít gia đình vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự đau buồn từ sự đổ vỡ trong hôn nhân, hoặc từ những vấn đề được đề cập trong tiến trình xét xử các trường hợp xin tháo gỡ hôn phối với mục đích xem xét tính hiệu lực hoặc thành sự của một cuộc hôn nhân nào trước đó.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.