Pages

Monday, October 2, 2023

Thủ phạm chính gây ra bệnh tim

 BM

Trong nhiều thập niên, cholesterol trong máu cao được xem là nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thời nay nhiều bác sĩ đang đặt ra những nghi vấn về việc nhấn mạnh vai trò của cholesterol với bệnh tim đã dẫn đến việc bỏ qua một thủ phạm quan trọng khác. Đó chính là tình trạng kháng insulin.


Kháng insulin là nguyên nhân đáng lo ngại


BM


Tiến sĩ Robert DuBroff, bác sĩ tim mạch và là giáo sư của trường Đại học New Mexico, có một bệnh nhân bị nhiều biến chứng tim mạch. Bệnh nhân này đã phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ba lần và được điều trị tích cực bằng thuốc giảm mỡ máu statin. Mặc dù vậy, các biến chứng tim mạch vẫn tiếp diễn.


Tiến sĩ DuBroff nhận thấy lượng đường trong máu của bệnh nhân đã ở ngưỡng tiền tiểu đường và anh này bị thừa cân. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ này đã không được các bác sĩ trước đó chú ý. Và khi những yếu tố này được giải quyết, bệnh nhân không còn gặp thêm vấn đề nào nữa.


BM


Tình trạng kháng insulin là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường loại 2, cũng là chỉ số đánh giá sức khỏe chuyển hóa. Một nghiên cứu cho thấy, có hơn 80% người Mỹ gặp vấn đề về chuyển hóa không lành mạnh,, với gần một nửa trong số họ bị bệnh tiểu đường.


Bệnh nhân tiểu đường loại 2 phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tim mạch cao, ít nhất là gấp đôi và hầu hết họ đều tử vong vì các biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, điều này thường bị bỏ qua trong y văn. Giáo sư Ian Givens, chuyên gia về dinh dưỡng tại trường Đại học Reading nói rằng:


“Giấy chứng nhận tử vong nói về bệnh tim mạch không nhắc đến bệnh tiểu đường. Điều này đúng về mặt kỹ thuật vì đó là nguyên nhân cuối cùng gây tử vong.” Tuy nhiên, quan điểm này đã bỏ qua một thông tin quan trọng: Đó chính là bệnh tiểu đường đã làm người ta tử vong vì bệnh tim.


Kháng insulin là gì?


BM


Insulin là một loại hormone được tiết vào máu khi lượng đường trong máu tăng lên sau khi cơ thể hấp thụ đường từ bữa ăn hoặc các nguồn khác. Insulin sẽ chỉ dẫn các mô mỡ, gan và cơ xương hấp thụ đường trong máu để chuyển hóa hoặc dự trữ năng lượng, giúp khôi phục lượng đường huyết về mức bình thường.


Tình trạng kháng insulin xảy ra khi các mô của cơ thể không còn phản ứng với insulin và không hấp thụ đường trong máu. Khi đó, bộ não sẽ gửi tín hiệu cho các tế bào beta của tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn để trợ giúp và theo thời gian thì tình trạng kháng insulin của cơ thể ngày càng gia tăng. Cuối cùng, các tế bào beta làm việc quá tải sẽ suy yếu, chết và nồng độ đường trong máu vượt khỏi tầm kiểm soát.


Kháng insulin và bệnh tim mạch


BM


Trong một bài báo đăng trên tập san Dược phẩm, vốn là tập san chính thức của Hiệp hội Dược phẩm Hoàng gia, hai bác sĩ nổi tiếng là Aseem Malhotra và Robert Lustig đã viết rằng tình trạng kháng insulin là “thủ phạm chính” gây ra bệnh tim.


Kháng insulin góp phần vào tất cả các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim.


Xơ vữa động mạch


BM


Xơ vữa động mạch liên quan đến sự phát triển của các mảng bám trong mạch máu và cuối cùng là các biến chứng tim mạch như đau tim.


Việc sản xuất insulin tăng cao đi kèm với kháng insulin dẫn đến mức insulin liên tục tăng trong cơ thể sẽ góp phần gia tăng tình trạng viêm mạn tính. Điều này làm hỏng nội mạc mạch máu và tạo điều kiện cho chứng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, viêm nhiễm còn làm tăng hoạt động của tiểu cầu, làm tăng nguy cơ đông máu.


Insulin cao cũng góp phần gây rối loạn lipid máu (mỡ máu)  là tình trạng mất cân bằng lipid hoặc chất béo trong máu. Dấu hiệu của rối loạn lipid máu là chất béo trung tính triglyceride trong máu cao, nồng độ cholesterol tốt (HDL) thấp và nồng độ cholesterol xấu (LDL) cao, trong đó insulin ảnh hưởng đến cả ba thành phần này.


Là một hormone lưu trữ, insulin yêu cầu gan tổng hợp lượng calo ăn vào thành chất béo trung tính, vốn là một loại chất béo phân phối khắp cơ thể để lưu trữ, làm tăng mức chất béo trung tính trong máu.


Insulin ức chế sự hình thành hạt HDL, làm giảm cholesterol HDL “tốt”. Khi nồng độ insulin tăng lên, các protein phân hủy các hạt HDL cũng tăng lên, vốn làm tăng khả năng thanh thải các hạt HDL ra khỏi máu.


Ông Benjamin Bikman, là tiến sĩ về năng lượng sinh học và là giáo sư sinh lý học và sinh học tế bào tại trường Đại học Brigham Young, chuyên về bệnh lý chuyển hóa và tác động bệnh lý của insulin cho biết: “Nhiệm vụ của hạt HDL là đưa lipid từ cơ thể trở lại gan, nơi chúng sẽ “được tái chế”. Tuy nhiên, insulin lại không muốn năng lượng quay trở lại.”


Tăng huyết áp


BM


Insulin làm tăng nhịp tim và huyết áp. Một cách mà insulin thực hiện điều này là kích hoạt hệ thần kinh giao cảm.


Hệ thần kinh giao cảm có trách nhiệm kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, thường xảy ra khi căng thẳng. Căng thẳng đó có thể là tinh thần hoặc thể chất. Insulin có thể kích hoạt phản ứng tương tự. Trong phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, adrenaline và cortisol được phóng thích vào máu, làm huyết áp tăng và tim đập nhanh hơn.


Ngoài vai trò là hormone dự trữ, insulin còn thúc đẩy sự phát triển, vốn làm nội mạc mạch máu dày lên, gây tăng huyết áp.


Béo phì


BM

Tiến sĩ Jason Fung, một chuyên gia về thận và trao đổi chất cho biết mức insulin cao dẫn đến việc lưu trữ đường đã tiêu thụ dưới dạng chất béo thay vì thúc đẩy tiêu thụ đường ngay lập tức để cung cấp năng lượng. Đây cũng là lý do tại sao những bữa ăn giàu carbs làm lượng insulin tăng đột ngột, thường gây ra cảm giác đói nhanh hơn.


Ngăn ngừa tình trạng kháng insulin


Gim tiêu th carb tinh chế và tinh bt


BM


Insulin đặc biệt nhạy cảm với glucose, vì vậy việc giảm tiêu thụ thực phẩm có đường và tinh bột có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến. Ông Bikman cho biết, bất kỳ thực phẩm nào có vị ngọt, giòn hoặc đóng gói sẵn cũng thường chứa nhiều carbs.


Các loại carbs phức hợp [chứa ít nhất 3 loại đường] như rau, các loại đậu và trái cây có hàm lượng glucose thấp, chủ yếu chứa chất xơ và có ảnh hưởng rất nhỏ đến lượng đường trong máu cũng như tình trạng kháng insulin.


Ông Bikman cho biết, tiêu thụ chất béo và carbs đơn giản cùng nhau còn tệ hơn việc chỉ tiêu thụ carbs hoặc chất béo. Mặc dù chất béo có hàm lượng calo cao nhưng bản thân chất béo không kích hoạt insulin. Tuy nhiên, khi có đường hoặc tinh bột, lượng insulin sẽ tăng lên và tồn tại lâu hơn. Các nghiên cứu cho thấy thực phẩm kết hợp đường và chất béo làm tăng cảm giác thèm ăn, kích thích ăn quá nhiều.


Thc hành nhăn và nhai k


BM


Trong thời gian nhịn ăn, cơ thể không có sự gia tăng lượng đường hoặc lượng insulin trong máu.


Theo một nghiên cứu tổng quan năm 2021, nhịn ăn thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo trong tế bào mỡ để cung cấp năng lượng và cải thiện độ nhạy của insulin.


Theo ông Bikman, tình trạng kháng insulin thường bắt đầu từ tế bào mỡ.


Ông Bikman cho biết, các tế bào mỡ cũng có thể khuếch đại gấp 20 lần đường kính ban đầu để chứa nhiều năng lượng hơn. Nhưng khi các tế bào mỡ đạt kích thước tối đa và insulin vẫn liên tục thúc đẩy tế bào tiếp tục phát triển, chúng trở nên kháng insulin.


Việc phân hủy chất béo trong các kho dự trữ chất béo này giúp có thêm không gian, từ đó cải thiện độ nhạy của insulin.


Nhai kỹ thức ăn cũng có tác dụng; việc ăn quá nhanh có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến, kích thích phản ứng insulin mạnh mẽ. Điều này cũng liên quan đến cảm giác no kém, khiến người ta có xu hướng ăn vặt sau bữa ăn.


Ng và xây dng cơ bp


BM


Ngủ đủ giấc giúp ngăn ngừa căng thẳng và viêm  vốn góp phần làm tăng lượng đường trong máu và tình trạng kháng insulin.


Cơ bắp là cơ quan chủ yếu tiêu thụ glucose, dùng tới 80% lượng glucose ăn hàng ngày. Nếu một người giữ nguyên lượng đường tiêu thụ trong khi khối lượng cơ giảm, đường dư thừa không thể được đốt cháy hoàn toàn và sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo.


Ông David Stensel từ trường Đại học Loughborough, một chuyên gia về tăng cường trao đổi chất bằng cách tập thể dục cho biết các bài tập luyện đối kháng là hiệu quả nhất để tăng khối lượng cơ bắp. Ông cũng khuyến nghị nên kết hợp các bài tập aerobic với các bài tập đối kháng. Các bài tập aerobic liên tục cho phép mọi người tập luyện lâu hơn.


Aerobic kết hợp luyện tập đối kháng kích thích cơ thể tiết ra nhiều hơn hormone tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển cơ bắp và tăng cường tỷ lệ trao đổi chất.




Marina Zhang  _  Công Thành

***

Nguyên nhân chính và 2 bước sơ cứu để ngăn ngừa tử vong

        BM

Ngừng tim, hay còn gọi là vô tâm thu và ngừng tim đột ngột, đề cập đến việc tim đột ngột mất chức năng và ngừng đập. Bệnh nhân có thể đã hoặc chưa được chẩn đoán bị bệnh tim từ trước. Ngừng tim có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước; bệnh nhân có thể dễ dàng tử vong nếu không được thực hiện các bước sơ cứu thích hợp.

https://baomai.blogspot.com/2023/02/nguyen-nhan-chinh-va-2-buoc-so-cuu-e.html


https://baomai.blogspot.com/
Nhà bác học Marie Curie đã khám phá ra chất radium
Cuộc chiến về vi mạch bán dẫn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng
Ma túy: Mối đe dọa an ninh lớn nhất của Hoa Kỳ trong năm 2024
Cảnh báo về ‘tác hại tiềm ẩn’ của thực phẩm biến đổi sinh học
Cuộc tranh biện của Đảng Cộng Hòa là một thảm họa
Hỏng rồi "Tiếng Nước Tôi!"
Chính phủ Hoa Kỳ có nguy cơ đóng cửa
Rắc rối lớn cho ông Biden
Thảm họa tự chúng ta gây ra ở biên giới
Hướng dẫn cơ bản về ung thư phổi
Những mối nguy hiểm khi điều tra Big Pharma
Tết Trung Thu _ Ngày lễ cảm tạ Thần ân
Tác động của mặt trăng đến sức khỏe của con người
Quan niệm thẩm mỹ của người phương Đông và phương Tây khác nhau như thế nào?
Cái giá phải trả đắt đỏ của xe điện
Oxymel giúp chống hen suyễn, viêm nhiễm và béo phì
Người điều dưỡng Tôi yêu
Tưởng nhớ ca sĩ Dalida
Mức tăng tiền an sinh xã hội Hoa Kỳ vào năm 2024
Dự luật California không quy định việc nhân viên đối đầu với kẻ trộm đồ là bất hợp pháp

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.