Pages

Thursday, January 18, 2024

Tại sao dùng đũa để ăn cơm?

 BM

Nhiều quốc gia Á Châu hiện nay sử dụng đũa trong bữa ăn, nhưng đũa có nguồn gốc đầu tiên từ Trung cộng. Đũa là một trong những dụng cụ cần thiết đối với người Trung cộng và có liên quan mật thiết đến ba bữa cơm trong cuộc sống hàng ngày. Vậy, tại sao người Trung cộng lại dùng đũa để ăn cơm?


Đũa, thời cổ đại được gọi là trứ “”, cũng được gọi là cân “”. Theo “Sử ký – Tống Vi Tử thế gia” ghi lại: “Thời nhà Trụ, ban đầu đũa được làm từ ngà voi, Cơ Tử than rằng: “Họ làm đũa bằng ngà voi, tất có chén làm bằng ngọc”. Đoạn ghi chép này kể lại sự lo lắng của triều thần đối với cuộc sống xa hoa của Trụ Vương. Nhưng cũng cho thấy rõ cách gọi “trứ” có nguồn gốc từ thời nhà Thương, từ thời nhà Thương bắt đầu xuất hiện, mà Trụ Vương là vị vua đầu tiên sử dụng đũa bằng ngà voi.


BM


Tương truyền, Đại Vũ là người đầu tiên ở Trung cộng sử dụng đũa. Người ta kể rằng khi Đại Vũ kinh lý trị thủy từng ba lần đi qua nhà nhưng đều không vào. Bởi vì ông dùng cơm ở vùng thôn dã, để tiện cho công việc nên thường vội vàng ăn ngay khi vừa nấu xong, rồi vội rời đi ngay sau đó. Vì vậy, thức ăn nấu xong còn nóng, căn bản không thể dùng tay, thế là bẻ cành cây để gắp thịt và rau, đây là nguyên mẫu sơ khai của đũa.


Theo “Lễ ký – Khúc Lễ thượng” ghi chép: “Phạn thử vô dĩ trứ”. Điều này có nghĩa là, không cần dùng đũa khi ăn cơm. “Lễ ký – Khúc lễ thượng” cũng có đoạn: “ Cộng phạn bất trạch thủ”. Trịnh Huyền thời Đông Hán chú giải: “Trạch còn gọi là noa toa vậy”.


“Đường Khổng Dĩnh Đạt – Sơ” cũng ghi chép: “Cổ chi lễ, phạn bất dụng trứ, đản dụng thủ, ký dữ nhân cộng phạn, thủ nghi khiết tịnh, bất đắc lâm thực thủy nhoa sa thủ nãi thực, khủng vị nhân uế dã”. Ăn cơm chung là cho cơm vào một thùng lớn để những người cùng bàn lấy ăn; trạch thủ, tức là noa toa, nghĩa là xoa hai bàn tay vào nhau. Ý chính của đoạn văn này là theo lễ nghĩa của người xưa, khi ăn không dùng đũa, mà dùng tay, mọi người ăn cùng nhau, tay phải giữ sạch sẽ, không nên đến lúc ăn cơm lại xoa hai tay lại với nhau, khiến người ta có cảm giác tay không sạch, như vậy sẽ thất lễ.


Trong “Lễ ký – Khúc lễ thượng” cũng ghi: “Canh chi hữu thái giả dụng hiệp, kỳ vô thái giả bất dụng hiệp”. Trịnh Huyền đời Hán chú giải: “Hiệp, do trứ dã. Kim nhân hoặc vị trứ vi hiệp đề”. Nghĩa là nói, trong canh có rau cần phải dùng đũa để gắp, không có rau thì không cần dùng đũa. Qua đó có thể thấy rằng, đũa còn được gọi là hiệp “” hoặc hiệp đề “梜提”vào thời Tiên Tần, thời đó người ta dùng tay để lấy thức ăn, còn đũa thì dùng để gắp rau và các đồ ăn khác trong món canh.


BM


Theo thư tịch ghi chép lại và nghiên cứu khảo cổ so sánh, người thời Tiên Tần dùng tay đưa thức ăn vào miệng, nhưng thức ăn được nấu chín, nóng hổi, không thể trực tiếp dùng tay lấy, cho nên dùng cành cây để gắp thức ăn, dần dần đã hình thành nên những chiếc đũa mà chúng ta sử dụng ngày nay. Từ thời nhà Hán trở về sau, đũa được sử dụng một cách phổ biến.


Về lý do tại sao “trứ” lại phát triển thành “khoái tử”, theo “Thục viên tạp ký” do Lục Dung người thời nhà Minh soạn viết, có ghi: “Dân gian tục húy, các xứ hữu chi, nhi ngô trung vi thậm. Như chu hành húy “trú”, húy “phiên”, dĩ “trứ” vi “khoái nhi”. Đại ý là nói, ở vùng Ngô Trung xưa, ngư dân lái thuyền kiêng kỵ nhất là “trú” (ở lại) và “phiên” (lật), vì thuyền bị lật hoặc dừng lại đều không may mắn, mà “trứ”  và “trú”  có cách phát âm giống nhau, là điềm lành, vì vậy gọi đũa thành “khoái nhi” (快儿)theo ý ngược lại. Và bởi vì “khoái nhi” chủ yếu được làm bằng tre, cho nên thêm bộ “trúc” (chỉ tre) phía trên chữ “khoái” , và nó trở thành “khoái tử” 筷子.


BM


Hình dáng chiếc đũa thẳng nhưng không cong, được người xưa ngụ ý là có nhiều đức tính tốt. Theo sách “Khai nguyên thiên bảo di sự” của Vương Nhân Dũ thời Ngũ Đại ghi chép: “Cái tứ khanh dĩ trứ, biểu khanh chi trực nhĩ”. Đại ý rằng, Tống Cảnh là danh tướng của Đường Huyền Tông, tiết tháo cao đẹp, chấp pháp nghiêm chính, Đường Huyền Tông tặng ông một đôi đũa vàng mà bản thân dùng, để khen ngợi sự ngay chính và tiết tháo của ông, và dùng đôi đũa để tượng trưng cho nhân cách.


BM


Người Trung cộng đã sử dụng đũa hơn 3.000 năm. Sử dụng đũa là một nét văn hóa độc đáo của Trung cộng, và đũa cũng đã trở thành một biểu tượng của văn hóa ẩm thực truyền thống Trung cộng qua các thời kỳ lịch sử.




Tâm Ngữ  _  Thiên Lý

***

10 món cơm nổi tiếng

BM

Cơm với người Việt không được coi là một loại thức ăn mà thường coi là món chủ lực để ấm bụng trong các bữa ăn. Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm và biến thể của cách nấu.

https://baomai.blogspot.com/2011/10/10-mon-com-noi-tieng.html

***

Một trong những quán cơm thố lâu đời nhất Sài Gòn

 BM

Khai trương từ năm 1948, quán cơm Chuyên Ký đã trải qua nhiều biến chuyển trong suốt bảy thập niên hiện diện trên đất Sài Gòn. Bà Trần Mỹ Mỹ, chủ quán hiện tại, cho hay quán được bà ngoại của bà lập ra. Bà là thế hệ thứ ba kế thừa sản nghiệp của gia đình.

https://baomai.blogspot.com/2023/12/mot-trong-nhung-quan-com-tho-lau-oi.html


BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.