Pages

Monday, September 23, 2024

Những điểm đáng chú ý: Tô Lâm gặp Joe Biden

 BM

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 25/9 (giờ Mỹ), Reuters dẫn thông tin từ Nhà Trắng.


Cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và ông Biden, dự kiến sẽ diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, diễn ra không lâu sau dịp kỷ niệm một năm Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ vào ngày 10/9.


BM

“Cuộc gặp này thể hiện sự coi trọng lẫn nhau mà mỗi nhà lãnh đạo dành cho mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vừa mới được thiết lập. Tổng thống Biden đang ra hiệu rằng Việt Nam là một đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”


Ông Thayer cũng cho rằng sự kiện này sẽ “giúp nâng cao vị thế trong nước của ông Tô Lâm, với tư cách là người kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng”.


Trước cuộc gặp với ông Biden, ông Tô Lâm, trên cương vị chủ tịch nước, đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng Sáu khi ông Putin thăm cấp nhà nước tới Việt Nam.


BM

Việc gặp đủ lãnh đạo Mỹ, Trung cộng và Nga – ba cường quốc có mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam – là một thành tích đáng kể của ông Tô Lâm, theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer.


“Cuộc gặp sẽ giúp các nhà lãnh đạo thế giới] gác lại những hoài nghi về sự thay đổi lãnh đạo gần đây, như việc ra đi của hàng loạt ủy viên Bộ Chính trị," ông Thayer nói.


Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng thời gian chưa đủ dài để đánh giá năng lực lãnh đạo của ông Tô Lâm trên cương vị lãnh đạo cao nhất. Do đó, diễn biến và kết quả cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và ông Biden rất được chú ý.


Liên quan tới chuyến công tác tại Mỹ của ông Tô Lâm, ngày 23/9, báo Tuổi Trẻ Online đã đăng tải bài viết của Đại sứ Bùi Thế Giang (cựu Vụ trưởng Vụ Tây Âu - Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) về chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm, trong đó có đoạn:

“Mặc dù chưa phải là chuyến thăm Mỹ chính thức, nhưng các cuộc gặp gỡ, trao đổi và tiếp xúc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với lãnh đạo và các đối tác Mỹ sẽ góp phần quan trọng khẳng định lại đường lối đối ngoại nhất quán của Việt Nam, bao gồm ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn.”


Bàn chuyện gì?


BM

Chỉ khoảng bốn tháng nữa. Do đó, một trong những yếu tố được cho là sẽ được ông Tô Lâm và ông Biden bàn tới là chính sách ngoại giao tới đây của Mỹ đối với Việt Nam.


Theo ông Thayer, ông Biden là động lực chính trong việc tạo ra những chính sách của Mỹ liên quan tới việc cải thiện quan hệ với Việt Nam.


“Những chính sách này nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ quan chức cấp cao về an ninh quốc gia của Mỹ. Tổng thống Biden sẽ đảm bảo với ông Tô Lâm về việc Mỹ tiếp tục ủng hộ Việt Nam."


“Cuộc gặp giữa ông Biden và Tô Lâm không phải là một cuộc họp chính thức và thời gian sẽ có hạn. Hai nhà lãnh đạo có thể [tái] khẳng định rằng đất nước của họ sẽ tiếp tục hỗ trợ tất cả các cam kết đã được đưa ra trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ,” ông Thayer bình luận.


BM

“Việt Nam cần chuẩn bị tinh thần rằng mọi thứ có thể thay đổi nếu ông Donald Trump được bầu làm tổng thống. Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện không có tư cách hiệp ước và có thể bị thay đổi theo ý muốn của tổng thống.”


Dù ông Donald Trump hay bà Kamala Harris đắc cử, cách Mỹ chỉ trích những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam được đánh giá là vẫn chỉ dừng ở mức “nói suông”


Vào ngày 19/9, Giáo sư Alexander Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Mỹ) nhận định với BBC rằng việc gặp mặt ông Biden, người sẽ rời nhiệm sở trong khoảng bốn tháng nữa, là “không quá cần thiết”.


BM

“Sẽ cần thiết hơn nếu ông Tô Lâm gặp được những người có thể sẽ là một phần của chính quyền Harris giả định trong tương lai," ông Vuving đánh giá.


Khả năng diễn ra một cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và bà Harris được cho là không cao, trong bối cảnh chỉ còn chưa tới hai tháng nữa là tới cuộc bầu cử Mỹ.


“Ông Tô Lâm và các cố vấn sẽ không muốn tạo ra ấn tượng rằng họ đang ngả về phe nào,” ông Thayer đánh giá.


Vào tháng Bảy, báo The Wall Street Journal đưa tin rằng nếu đắc cử, bà Kamala Harris có khả năng sẽ thay thế các thành viên quan trọng trong đội ngũ hiện tại của ông Biden, bao gồm Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan.


Đây đều là những người đã nhiều lần làm việc với các lãnh đạo Việt Nam.


Tuy nhiên, Giáo sư Carl Thayer cho rằng do vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Mỹ sẽ không thay đổi, khả năng cao là bà Harris sẽ tiếp nối đường lối ngoại giao của ông Biden.


“Bà Kamala Harris đã thăm Việt Nam trên cương vị phó tổng thống và các lãnh đạo Việt Nam sẽ kỳ vọng một sự kế thừa trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam nếu bà Harris được bầu làm tổng thống,” ông nói.


Ngay trước chuyến công tác của ông Tô Lâm, chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho hai tù nhân chính trị nổi tiếng - điều mà nhiều người đánh giá là cách Việt Nam tạo ấn tượng với Mỹ và phương Tây rằng mình có tiến bộ về nhân quyền.


Trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam vào năm 2021, bà Harris đã khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên khi nhấn mạnh tới việc bảo vệ nhân quyền, quyền của người lao động và gặp gỡ các nhà hoạt động trong khu vực đấu tranh cho quyền của người đồng tính, theo bài viết ngày 19/9/2024 trên The Diplomat.


BM

Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam vào tháng 9/2023, ông Joe Biden đã có bài phát biểu, trong đó ông đề cập đến tầm quan trọng của nhân quyền.


BM

"Thực tế đáng buồn là tầm quan trọng kinh tế chiến lược của Việt Nam khiến Washington khó có thể làm căng thẳng quan hệ với Hà Nội về những khúc mắc throng vấn đề nhân quyền."


Trung cộng thấy sao về cuộc gặp?


Trước chuyến công tác tới Mỹ của ông Tô Lâm, Trung cộng được cho là đã có hành động nhắc nhở khéo léo về lập trường ý thức hệ, về tương lai chung mà Việt Nam và Trung cộng đã cam kết cùng nhau chia sẻ khi đăng tải lại video cáo buộc Đại học Fulbright Việt Nam có các hoạt động và biểu hiện “cách mạng màu”.


Dù vậy, ông Thayer cho rằng "Trung cộng có sự lạc quan rằng ông Tô Lâm sẽ không khởi xướng bất kỳ mối quan hệ nào với Hoa Kỳ mà có thể gây tổn hại đến lợi ích của Trung cộng".


Ông đánh giá mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản là "vô cùng bền chặt".


"Đây là một mối quan hệ không cân bằng. Đảng nhỏ hơn sẽ thấy khó chịu với những gì đảng lớn làm. Đảng nhỏ muốn được tôn trọng quyền tự chủ," ông Thayer nói khi nhắc tới những tranh chấp địa chính trị giữa Việt Nam và Trung cộng.


"Đổi lại, đảng nhỏ sẽ có những hành động làm để làm người mạnh hơn yên lòng. Và đó là điều Việt Nam có thể làm."


Đánh giá này từng được nêu ra khi ông Tô Lâm nhanh chóng có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung cộng chỉ hơn hai tuần sau khi nhậm chức tổng bí thư - chuyến đi được cho là để trấn an Trung cộng trước bất kể tiến triển nào mà Việt Nam có thể có với Mỹ.


BM

Hôm 22/9, ông Tô Lâm đã có bài phát biểu tại sự kiện kỷ niệm một năm Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện ở New York. Theo đó, ông Tô Lâm đề nghị Việt - Mỹ đưa "hợp tác khoa học, công nghệ cao, đào tạo nhân lực chất lượng cao thành đột phá chiến lược của quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện lên tầm cao mới, trong đó ưu tiên tìm kiếm đột phá trong các lĩnh vực mới như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh".


Về vấn đề hợp tác quốc phòng và an ninh, ông Tô Lâm nói rằng Việt Nam và Mỹ cần:

"Duy trì nhịp độ phù hợp và triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã có về hợp tác quốc phòng - an ninh, trong đó tiếp tục coi khắc phục hậu quả chiến tranh là ưu tiên cao, trong đó tập trung tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn tại các điểm nóng, hỗ trợ người khuyết tật, tìm kiếm, quy tập và định danh hài cốt liệt sĩ Việt Nam. Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác đầy đủ với Mỹ trong việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh."


Phát biểu của ông Tô Lâm không nhắc tới việc nâng cấp quan hệ trong lĩnh vực này, cũng như đề cập tới vấn đề mua bán vũ khí.


Đầu tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Lầu Năm Góc, bang Virginia. Thông cáo chính thức của hai nước nhân chuyến thăm của ông Phan Văn Giang đến Mỹ cũng không đề cập đến vấn đề này.


Việc tập trung vào hợp tác khoa học và công nghệ, theo ông Thayer, sẽ không khiến Trung cộng quá khó chịu.


"Miễn là Việt Nam tôn trọng và cam kết, dù bằng lời nói hay trên văn bản, đối với tất cả các sáng kiến mà ông Tập Cận Bình đã khởi xướng, chẳng hạn như dự án đường sắt cao tốc kết nối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, thì mối quan hệ [giữa Việt Nam và Trung cộng] sẽ tiếp tục phát triển thuận lợi."


BM

Theo đánh giá của ông Thayer, Trung cộng sẽ chỉ "phật ý" nếu Việt Nam gia tăng quan hệ hợp tác an ninh quốc phòng với Mỹ.


Hoạt động khác tại Mỹ


BM

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia các tập đoàn công nghệ, tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và AI tại Mỹ như AMD, Google, Marvell, Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI)...


Tại đây, ông Tô Lâm cho biết Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp, các tổ chức Mỹ đến Việt Nam để cùng phát triển các giải pháp sáng tạo, bền vững.


Ông Thayer nhận xét rằng ông Tô Lâm đã "tạo được một lịch trình tuyệt vời".


BM

"Việt Nam có nhiều tham vọng trong lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo và sản xuất chip silicon,” SCMP dẫn lời ông Abuza trong bài viết ngày 20/9.


Tuy nhiên, ông Abuza cho rằng còn tồn tại những trở ngại mà ông Lâm cần giải quyết, bao gồm nâng cao trình độ sử dụng công nghệ của lực lượng lao động, khắc phục tình trạng thiếu điện, kiềm chế tham nhũng và thúc đẩy nhanh chóng quy trình xử lý chính sách của chính phủ.


Tối 22/9 (giờ Mỹ), ông Tô Lâm đã có bài phát biểu tại tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79.


Tại đây, ông Tô Lâm nói rằng thời điểm hiện tại là “cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào kỷ nguyên phát triển mới”. Theo ông, mục tiêu phát triển bền vững của thế giới và lợi ích của con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu cao nhất.


Vào ngày 23/9 (buổi tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), ông Tô Lâm sẽ có một buổi tọa đàm tại Đại học Columbia.


Ông có thể sẽ phải đối mặt với những câu hỏi khó – chẳng hạn về nhân quyền, về môi trường, về tự do học thuật – trong các cuộc tiếp xúc này, đặc biệt là từ các nhà lập pháp và giới trí thức.


Sau chuyến công tác tại Mỹ, ông Tô Lâm sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Cuba.


Cũng có thông tin rằng ông sẽ thăm chính thức Pháp vào đầu tháng 10.

***

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ ra sao dưới thời ông Tô Lâm?

BM

Ông Tô Lâm, vốn từng là ông trùm an ninh của Việt Nam, đã được Ban chấp hành trung ương Đảng nhất trí bầu giữ chức vụ TBT một hội nghị bất thường hôm 3/8 sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời. Trước đó hai tháng rưỡi, ông đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng. Việc nắm giữ cả hai vị trí TBT và Chủ tịch nước đã đưa ông Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam.
***
Ngôn ngữ “Tô Lâm” CHXHCNVN

BM

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:


Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

https://baomai.blogspot.com/2024/08/ngon-ngu-to-lam-chxhcnvn.html

***

R.I.P “Trọng Lú”: 'Lò' có tiếp tục cháy?

BM

Ông “Trọng Lú” qua đời để lại một di sản dang dở là chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, hay còn gọi là "Đốt lò".

https://baomai.blogspot.com/

Trump đã dàn dựng các vụ ám sát?
Vũ Thanh Thủy _ Chủ nhân đài 900AM cố tình hay ngây thơ?
Tô Lâm trả tự do hai tù nhân trước khi sang Mỹ
Palestine _ Quê hương của triền miên thù hận
Tô Lâm đi Mỹ: 'củng cố quyền lực mềm'
Mỹ tìm cách loại cáp dưới biển của Việt Nam
Chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm
Sự trở lại của Văn học đô thị miền Nam
Israel giết chết chỉ huy cấp cao của Hezbollah trong cuộc không kích ở Beirut
Ứa nước mắt nghe lại hành trình Việt bằng âm nhạc
Người ủng hộ Harris ở thành phố Nevada
Việt Nam vô địch về số tu nghiệp sinh 'biến mất' tại Nhật Bản
Mỹ giảm lãi suất ảnh hưởng tới bạn như thế nào?
Những thành công và thất bại của Mossad chấn động trong lịch sử
Con Gái Rượu
Nghe Nhạc Cuối Năm
Bay trên vùng ảo vọng
Bộ đàm Hezbollah phát nổ
Jacklyn Luu giành huy chương bạc Olympic về bơi nghệ thuật
Đấu tố trên mạng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.