Thursday, August 15, 2024

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ ra sao dưới thời ông Tô Lâm?

 BM

Ông Tô Lâm, vốn từng là ông trùm an ninh của Việt Nam, đã được Ban chấp hành trung ương Đảng nhất trí bầu giữ chức vụ TBT một hội nghị bất thường hôm 3/8 sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời. Trước đó hai tháng rưỡi, ông đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng. Việc nắm giữ cả hai vị trí TBT và Chủ tịch nước đã đưa ông Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam.

Ngay sau khi có tin ông Lâm trở thành TBT, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin là những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên chúc mừng ngay trong ngày 3/8. Ông Tập tuyên bố sẽ làm việc với ông Lâm để tăng cường quan hệ song phương, trong khi ông Putin gọi ông Lâm là ‘đồng chí’, theo các hãng tin Tân Hoa Xã và TASS.

BM
Phải đến bốn ngày sau, Tổng thống Joe Biden mới gửi lời chúc mừng đến ông Lâm, trong đó ông nói Phó Tổng thống Kamala Harris và bản thân ông ‘mong muốn được làm việc với TBT Lâm để tiếp tục thúc đẩy tiến bộ lịch sử (trong quan hệ giữa hai nước), vốn hỗ trợ một Việt Nam hùng mạnh, độc lập, thịnh vượng và kiên cường’, trang web của Nhà Trắng cho biết.

BM
Hà Nội có khuôn khổ quan hệ cao nhất với Washington, Bắc Kinh và Moscow sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9 năm 2023 và ba tháng sau đó đã đồng ý xây dựng ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai’ với Trung cộng.

Lựa chọn và ưu tiên

Tại cuộc họp báo ngay sau khi được bầu làm TBT, ông Lâm được báo chí trong nước dẫn lời nói rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam nhìn chung không thay đổi, vẫn đi theo các nguyên tắc là ‘độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa’ – đường lối ngoại giao dưới thời ông Trọng được biết đến với tên gọi ‘ngoại giao cây tre’, tức là giữ cân bằng giữa các siêu cường.

Các phương hướng chính sách đối ngoại hiện tại của Việt Nam đã được định hình và ghi vào văn kiện tại Đại hội Đảng khóa 13 hồi năm 2021, vì vậy nó không thể thay đổi cho đến Đại hội Đảng tiếp theo vào năm 2026, ông Nguyễn Hồng Hải, giảng viên về Quan hệ Quốc tế tại Đại học VinUni ở Hà Nội, nhận định.

Ông giải thích chính sách đối ngoại của Việt Nam là sự lãnh đạo tập thể của Bộ Chính trị, cơ quan quyết định tối cao của Đảng, chứ không phải thuộc thẩm quyền của ông Lâm, mặc dù bản thân ông có thể có ảnh hưởng nhất định trong quyết định về phương hướng quan hệ giữa Việt Nam với các nước, như trong trường hợp của cố TBT Nguyễn Phú Trọng.

“Việt Nam sẽ tiếp tục giữ cân bằng giữa Trung cộng và Mỹ,” ông nhấn mạnh.

image
Ông Hải lưu ý Hà Nội mô tả mối quan hệ với Bắc Kinh là ‘lựa chọn chiến lược’ còn quan hệ với Washington tương ứng là ‘ưu tiên chiến lược’. “Lựa chọn về cơ bản là cao hơn ưu tiên,” ông phân tích.

“Tuy nhiên, nếu Việt Nam có chú trọng quan hệ với Trung cộng hơn thì cũng dễ hiểu vì vị trí địa chính trị cũng như mối liên hệ giữa hai nước trên nhiều phương diện,” giảng viên này nói thêm.

Ông chỉ ra hệ thống phân cấp các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam từ cao xuống thấp là láng giềng, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác truyền thống và các đối tác quan trọng khác. “Trung cộng là hội tụ tất cả những ưu tiên này,” ông cho biết.

Tuy nhiên, Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung cộng hơn không có nghĩa là Việt Nam chọn phe. “Việt Nam không chọn đứng về phe Trung cộng chống Mỹ, mà cũng không về phe Mỹ chống Trung cộng,” ông nhấn mạnh.

Ông Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Canberra, nói rằng “Việt Nam sẽ hợp tác và đấu tranh với cả Trung cộng và Mỹ để duy trì độc lập và tự chủ chiến lược của mình.”

Ông lưu ý chính sách đối ngoại của Việt Nam về cơ bản phục vụ cho mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại với thu nhập cao vào năm 2045.

BM
“Ông Tô Lâm sẽ theo đuổi các đường lối hành động song song trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung cộng,” ông nhận xét. “Cả hai đường lối này đều nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam.”

Ông Lâm sẽ đến Bắc Kinh vào tuần tới trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi trở thành TBT và hy vọng sẽ xây dựng mối quan hệ cá nhân với ông Tập Cận Bình giống như Trọng đã từng làm.

Ông Trọng đã gặp ông Tập 8 lần ở Bắc Kinh và Hà Nội từ năm 2011 đến năm 2024, kể cả khi ông Tập còn là phó chủ tịch nước vào năm 2011. Cả hai nhà lãnh đạo đã cố gắng xây dựng mối quan hệ thân tình với các nghi thức đặc biệt trong các lần thăm viếng nhau như thưởng trà đàm đạo.

BM
“Tất nhiên, mối quan hệ cá nhân của ông Tô Lâm với ông Tập Cận Bình không thể, hay chính xác hơn, là chưa thể so sánh về quan hệ cá nhân giữa ông Trọng và ông Tập ngay được,” ông Hải nhận xét.

Trên cương vị chủ tịch nước, ông Lâm đã đón tiếp và hội đàm với Tổng thống Nga Putin hồi tháng 6 nhưng chưa bao giờ gặp Tổng thống Biden. Khi ông Biden thăm chính thức Hà Nội vào tháng 9 năm ngoái, ông Lâm vẫn đang là Bộ trưởng Công an.

Quan ngại nhân quyền

BM
Là lãnh đạo công an từ năm 2016 cho đến năm 2024, ông Tô Lâm giám sát việc đàn áp các nhà bất đồng chính kiến. Ông được cho là đã ra lệnh bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức vào năm 2017, vụ tai tiếng ngoại giao đã thổi bùng căng thẳng Hà Nội với Berlin.

“Là Bộ trưởng Công an, ông Tô Lâm là người chỉ đạo việc sách nhiễu, đe dọa, bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động chính trị và xã hội dân sự. Không có dấu hiệu nào cho thấy hồ sơ nhân quyền của Việt Nam sẽ có bất kỳ thay đổi nào theo hướng tốt hơn,” Giáo sư Thayer nhận định.

BM
Ông cho biết Mỹ đã thiết lập các kênh để truyền đạt mối quan tâm về nhân quyền với Việt Nam trong khi EU có thể viện dẫn các điều khoản về dân chủ và nhân quyền trong Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) nếu Hà Nội có vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Hồ sơ nhân quyền tệ hại của Việt Nam là sản phẩm của hệ thống chính trị độc đảng dưới sự lãnh đạo tập thể do cố TBT Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo trong 13 năm qua, chứ không phải của một mình ông Tô Lâm, ông Thayer lưu ý. Trong thông điệp chúc mừng Tô Lâm, ông Tập Cận Bình bày tỏ sự ủng hộ đối với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, một nước láng giềng gần gũi, và không đề cập gì đến vấn đề nhân quyền.

BM
Khi được hỏi liệu hồ sơ nhân quyền của ông Tô Lâm có gây trở ngại cho việc tiếp cận Hà Nội của Washington và Brussels hay không, ông Thayer chỉ ra các cuộc gặp giữa ông Lâm với Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken và ông Josep Borrell Fontelles, đại điện cao cấp về đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) khi họ đến Hà Nội vào tháng trước để tham dự tang lễ của ông Trọng.

Ông Blinken được cho là đã đảm bảo với ông Lâm rằng Mỹ trân trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, trong khi ông Fontelles nói EU mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên đối tác chiến lược toàn diện.

Khi ông Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước hồi tháng 6, các nhà lãnh đạo châu Âu trong đó có Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Vua Anh Charles Đệ Tam đều đã gửi điện chúc mừng, ông Hải ở Đại học VinUni chỉ ra.

BM
“Nhìn chung, cách tiếp cận của Mỹ và EU đối với Việt Nam không thay đổi,” ông Hải nói thêm.

“Mỹ và EU quan tâm đến chính sách và đường lối ngoại giao của Việt Nam, chứ vai trò của cá nhân không có ảnh hưởng nhiều.”

***
Ngôn ngữ “Tô Lâm” CHXHCNVN

BM

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:


Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

https://baomai.blogspot.com/2024/08/ngon-ngu-to-lam-chxhcnvn.html

***

R.I.P “Trọng Lú”: 'Lò' có tiếp tục cháy?

BM

Ông “Trọng Lú” qua đời để lại một di sản dang dở là chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, hay còn gọi là "Đốt lò".

https://baomai.blogspot.com/

ĐDC đang tràn đầy năng lượng _ Harris có thể thắng không?
70 năm cuộc di cư: Người Công giáo ra đi rồi lại hướng về quê cũ
Báo Mai Music_63 "The Shadow of Your Smile"
Bản đồ Ukraine trong cuộc chiến với Nga
Lý do Bắc Kinh chấp thuận sử dụng xe Tesla làm xe công vụ ở Trung cộng
Cười, Pseudobulbar Affect, Word Salad, và Logorrhea
Đoạn Trường... Cơm Chỉ
Chuyện gì đang xảy ra tại Bangladesh?
Cờ Olympic đến Los Angeles, thành phố đăng cai Thế vận hội 2028
Tại sao Ukraine tấn công Nga?
Quên mất tôi là ai
Hội chứng vi sóng đang gia tăng
Bức thư của Einstein mở ra kỷ nguyên bom nguyên tử như thế nào?
Máy bay không người lái của Trung cộng 'bay gần bờ biển Việt Nam'
Giảm 10kg nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng
Tim Walz và Trung cộng: diều hâu hay bồ câu?
Quân đội Hoa Kỳ thiếu khả năng đánh bại Trung cộng
VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay
Tình Bạn & Tiễn Bạn
So sánh sức mạnh quân sự của Iran và Israel

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.