Thursday, August 15, 2024

Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

 BM

Các nhà khoa học từ Đại học Cornell (Mỹ) trong một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra người dân Việt Nam nằm trong nhóm hấp thụ vi nhựa nhiều nhất thế giới.


Các nhà nghiên cứu của Đại học Cornell chỉ ra con người hấp thụ vi nhựa qua hai đường chính: thực phẩm và không khí.


Các nước Đông Nam Á dẫn đầu bảng xếp hạng trong nghiên cứu tính theo bình quân đầu người, với các trường hợp điển hình là Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia.


BM

Người dân Việt Nam xếp thứ 4 trong chỉ số tiêu thụ nhiều vi nhựa nhất qua đường thực phẩm. Nghiên cứu chỉ ra trung bình mỗi người Việt Nam "ăn" 363,6 mg vi nhựa mỗi ngày.


Trong khi đó, người dân Trung cộng và Mông Cổ đứng đầu về lượng hấp thụ vi nhựa trong không khí.


Nghiên cứu tiến hành khảo sát 109 quốc gia, lấy dữ liệu từ năm 1990 - 2018, được hoàn thiện và xuất bản vào tháng 4/2024. Các nhà khoa học cũng tính đến các yếu tố như thói quen ăn uống, công nghệ chế biến thực phẩm và nhân khẩu học.


Vi nhựa, theo định nghĩa của các nhà khoa học của Đại học Cornell, là những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm. Chúng có thể là những sợi, mảnh, hạt vụn đến từ các sản phẩm nhựa bị vỡ, bong tróc, hư hỏng.


Quá trình sản xuất, xử lý nhựa không đúng cách cũng khiến vi nhựa tràn ra ngoài môi trường.


BM

Bệnh viện Đại học Y Huế định nghĩa vi nhựa là "những mảnh nhỏ được hình thành từ quá trình phân hủy các sản phẩm nhựa như chai nhựa, túi nilon, đồ dùng bằng nhựa,… thải ra môi trường".


Ngoài ra, chúng còn được tạo ra ở kích thước siêu nhỏ trong các sản phẩm kem đánh răng và chất tẩy tế bào chết.


Một số nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa vi nhựa và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của con người. Chúng chứa những hóa chất độc hại có thể gây ung thư, bệnh tim hoặc khiến thai nhi kém phát triển.


Vì sao người Việt Nam 'ăn nhựa' nhiều?


BM

Nghiên cứu chỉ ra quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển, đặc biệt là tại Đông Nam Á, là nguyên nhân chính dẫn đến việc tốc độ sử dụng nhựa tăng mạnh. Hoạt động xả thải nhựa ra môi trường tự nhiên từ đó cũng tăng theo.


Trong khi đó, các quốc gia phát triển lại chứng kiến chiều hướng ngược lại.


Vi nhựa trong không khí ghi nhận tại Việt Nam cao gấp 8 lần so với tại Nhật Bản.


Việt Nam đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu rác thải, phế liệu nhựa, chỉ sau Malaysia, với lượng rác thải nhựa nhập khẩu hơn 2 triệu tấn trong năm 2022, theo Liên minh Không rác Việt Nam (Vietnam Zero Waste Alliance - VZWA).


BM

Đánh giá về thực trạng này, VZWA cho biết: “Chất thải nhựa nhập khẩu là hiện nay rất cần để bổ sung cho nguồn cung trong nước và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất, tái chế nhựa của Việt Nam."

 

Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam trong năm 2023 cũng cho biết sản xuất của Việt Nam "phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu".

 

Việt Nam có những làng nghề chuyên thu gom, xử lý phế liệu, rác thải nhựa, đơn cử như làng Minh Khai tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

 

Tuy nhiên, việc xử lý rác thải nhựa ở các làng nghề như vậy có nhiều rủi ro do sử dụng máy móc lạc hậu, khiến cho phần nhựa không thể tái chế bị vứt bỏ bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Nước trong quá trình xử lý nhựa mang các vi nhựa theo dòng chảy đi ra sông, biển.

 

Các hạt vi nhựa khi đi ra môi trường nước sẽ bị các sinh vật phù du ăn phải. Sau đó, các loài cá, động vật thủy sinh ăn các sinh vật phù du, và con người khi tiêu thụ những thủy hải sản này sẽ vô tình hấp thụ luôn cả vi nhựa.

 

Một báo cáo được công bố vào tháng 4/2024 của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 4 trong các quốc gia xả phế liệu, rác thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới.


Nghiên cứu từ Đại học Cornell cho biết hơn 50% lượng vi nhựa người dân Việt Nam "ăn" phải đến từ môi trường nước, đặc biệt là hải sản.


BM

Một báo cáo khác của Liên Hợp Quốc được xuất bản vào đầu tháng 6/2024 cho thấy Việt Nam cùng 9 quốc gia khác đang chiếm đến 90% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

 

Báo Thanh Niên trong một bài viết vào tháng 3/2023 thông tin rằng Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia tiêu thụ hải sản cao nhất thế giới với 37 kg/người/năm.

 

Ngoài ra, vi nhựa cũng xuất hiện trong trái cây, rau, ngũ cốc, đồ uống, đường, muối và các gia vị khác.

 

Các công nghệ chế biến thực phẩm khác nhau cũng tạo ra lượng vi nhựa trong đồ ăn khác nhau.

 

Chẳng hạn, mức tiêu thụ muối ăn bình quân đầu người ở Indonesia và Mỹ tương đương nhau, nhưng nồng độ vi nhựa trong muối ăn của Indonesia cao hơn khoảng 100 lần.


Giải pháp nào cho Việt Nam?


BM

Đối với Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á khác bao gồm Indonesia, Malaysia và Philippine, các nhà khoa học ở Đại học Cornell cho rằng cần có các biện pháp kiểm soát dòng chảy của chất thải hiệu quả cũng như cải thiện hệ thống xử lý nước thải.

 

Giải pháp này càng đặc biệt quan trọng khi người dân những quốc gia trên hấp thụ vi nhựa chủ yếu qua đường hải sản.


BM

Việc thay thế chất liệu nhựa trong quá trình đóng gói thực phẩm, nước uống cũng nên được thay thế, qua đó hạn chế việc vi nhựa nhiễm vào đồ ăn, thức uống.


Về lâu dài, các nhà nghiên cứu của Đại học Cornell cho rằng các nước phát triển nên chia sẻ công nghệ cho những nước đang chịu tác hại nặng nề của nhựa.


BM

Bên cạnh đó, cần có sự san sẻ về gánh nặng rác thải. Các nhà khoa học cho rằng rác thải, phế liệu cũng nên được đưa đến những quốc gia có công nghệ xử lý tiên tiến và khả năng quản lý hiệu quả thải.

 

Báo cáo trong tháng 4/2024 của Liên Hợp Quốc cho thấy Việt Nam đang là một trong những điểm đến hàng đầu của rác thải trên thế giới, và các chuyên gia thừa nhận tình trạng rác ở quốc gia này hiện bị quá tải, không thể nào xử lý hết.


BM

Bà Coleen Salamat, chuyên viên về thương mại chất thải khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Break Free From Plastic, nhận định: "Tôi nghĩ điều quan trọng nằm ở những nhà cầm quyền. Các nước phát triển thường nhắm đến các nước đang phát triển mà có chính sách, quy chế lỏng lẻo để xuất khẩu rác tới đó."

***

Hạt vi nhựa trong máu làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 4.5 lần

BM

Vấn đề ô nhiễm vi nhựa trong môi trường đang ngày càng được xã hội quan tâm. Hạt vi nhựa khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Vậy những hành vi thường nhật nào làm tăng nguy cơ nuốt phải hạt vi nhựa?

***

Hạt vi nhựa được tìm thấy trong tinh hoàn của con người

BM

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy lượng vi nhựa trong mẫu người cao gần gấp 3 lần so với mẫu chó.


Một nghiên cứu mới được công bố trên Toxicological Sciences (Tập san Khoa Học Độc Tính) đã tiết lộ về mức độ phổ biến đáng kinh ngạc của hạt vi nhựa trên toàn cầu và khả năng xâm nhập gần như vào mọi bộ phận của cơ thể.

https://baomai.blogspot.com/2024/05/hat-vi-nhua-uoc-tim-thay-trong-tinh.html

***

Dùng lò vi sóng an toàn hay có hại cho sức khỏe?

 BM

Bản thân bức xạ trong lò vi sóng không gây vấn đề, song đồ đựng thức ăn bằng nhựa bị nóng lên thì lại có nguy cơ độc hại.

 

Mặc dù đã là một thiết bị nhà bếp quen thuộc trong nhiều thập niên, nhưng ít có vật dụng gia đình nào gây tranh cãi hơn lò vi sóng.

https://baomai.blogspot.com/2020/08/dung-lo-vi-song-toan-hay-co-hai-cho-suc.html

***

Nước đun sôi & nước đóng chai

BM

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại nước đóng chai hoặc nước đóng bình có chứa các hạt nhựa nano, chúng rất nhỏ và có thể xâm nhập vào ruột và phổi của chúng ta. Từ đó, chúng đi theo máu đến não và tim, nói chung là có thể xâm nhập vào cơ thể con người.
***

Ô nhiễm nhựa trong thực phẩm hàng ngày và nông nghiệp

BM

Từ "nhựa" đang gây tiếng vang khắp xã hội.

Có vẻ như ta đã liên tục phải nghe về nhựa sử dụng một lần trong đời sống thường ngày, và chúng ta đều đã hành động: mọi người tránh sử dụng tách cafe dùng một lần, từ chối xài ống hút nhựa và kêu gọi siêu thị gói sản phẩm ngưng sử dụng nhựa để gói hàng.
***

Sẽ ra sao nếu chúng ta bỏ dùng bao bì nhựa

BM
Đi dạo một vòng quanh bãi biển nhiều đá sỏi, Clair Waluda thỉnh thoảng cúi xuống để nhặt thứ gì đó mắc kẹt giữa đá. Đó là một cái nắp chai nhựa màu sáng - chỉ là một trong hàng trăm mảnh nhựa mà bà thấy trôi dạt vào bờ biển trên hòn đảo lộng gió xa xôi ở Nam Georgia.

Nằm ở miền nam Đại Tây Dương, sát bờ Nam Cực, nơi này cách vị trí có người sinh sống đến 1.500km.


jennifer lawrence cooking GIF

Tên lửa AIM-174B thay đổi cán cân ở Biển Đông
Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ ra sao dưới thời ông Tô Lâm?
ĐDC đang tràn đầy năng lượng _ Harris có thể thắng không?
70 năm cuộc di cư: Người Công giáo ra đi rồi lại hướng về quê cũ
Báo Mai Music_63 "The Shadow of Your Smile"
Bản đồ Ukraine trong cuộc chiến với Nga
Lý do Bắc Kinh chấp thuận sử dụng xe Tesla làm xe công vụ ở Trung cộng
Cười, Pseudobulbar Affect, Word Salad, và Logorrhea
Đoạn Trường... Cơm Chỉ
Chuyện gì đang xảy ra tại Bangladesh?
Cờ Olympic đến Los Angeles, thành phố đăng cai Thế vận hội 2028
Tại sao Ukraine tấn công Nga?
Quên mất tôi là ai
Hội chứng vi sóng đang gia tăng
Bức thư của Einstein mở ra kỷ nguyên bom nguyên tử như thế nào?
Máy bay không người lái của Trung cộng 'bay gần bờ biển Việt Nam'
Giảm 10kg nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng
Tim Walz và Trung cộng: diều hâu hay bồ câu?
Quân đội Hoa Kỳ thiếu khả năng đánh bại Trung cộng
VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.