Friday, August 23, 2024

Vì sao Tô Lâm thăm Trung cộng?

 BM

Trung cộng là điểm đến đầu tiên của ông Tô Lâm trên cương vị mới, sau khi được bầu làm tổng bí thư vào ngày 3/8.


Thông thường, một chuyến thăm cấp nhà nước tiêu tốn thời gian lên đến vài tháng cho công tác chuẩn bị. Trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên thường là sau khi nhậm chức khoảng 4-9 tháng. Trong khi đó, chỉ hai tuần sau khi được bổ nhiệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã thăm Trung cộng.


BM

Tham gia đoàn công du có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Đỗ Văn Chiến, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang. Đây đều là các ủy viên Bộ Chính trị.


BM

Riêng ông Quang chỉ mới tham gia nhóm quyền lực nhất này vào ngày 16/8, ngay trước thềm chuyến thăm Trung cộng.


Một số ý kiến cho rằng việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp bất thường để bầu riêng ông Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị có thể là để tăng tiếng nói của ông trong các cuộc gặp với các lãnh đạo Trung cộng.


Theo báo chí Việt Nam, các đại biểu tham gia chuyến thăm còn có Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cùng một số lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và Đại sứ Việt Nam tại Trung cộng.


Vì sao Trung cộng?


BM

Trong hai nhiệm kỳ tổng bí thư 2001-2006 và 2006-2011, ông Nông Đức Mạnh đã đến thăm Lào đầu tiên trong nhiệm kỳ đầu và thăm Trung cộng đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai.


Trước ông Mạnh, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu cũng đến Lào trước khi thăm Trung cộng.


Tới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Trọng đã thăm Lào đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ nhất (2011) và nhiệm kỳ thứ 2 (2016). Tới nhiệm kỳ thứ 3 thì ông Trọng thăm Trung cộng đầu tiên.


Có thể thấy Lào là điểm đến lâu nay của các đời tổng bí thư sau khi nhậm chức, tới thời ông Trọng thì ông chọn Trung cộng trước tiên.


Với chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung cộng từ ngày 18 đến 20/8, ông Tô Lâm đã nối bước ông Trọng, chọn Trung cộng đầu tiên.


Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định chưa thể kết luận rằng Trung cộng sẽ là điểm đến truyền thống mới vì trước khi được bầu làm tổng bí thư thì trên cương vị chủ tịch nước, vào tháng 7, ông Tô Lâm đã thăm Lào và sau đó là Campuchia.


Tô Lâm thăm Lào và Campuchia, điều gì đáng chú ý?


BM

Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng, ở nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến Trung cộng đầu tiên vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2022 vì nhiều mục đích, trong đó có việc dọn đường cho Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ vào năm 2023.


"Điều này dẫn chúng ta đến một quy tắc bất thành văn trong nghi thức đối ngoại của Việt Nam: Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam nên đến Trung cộng trước khi đến Hoa Kỳ. Làm như vậy sẽ báo hiệu sự tôn trọng của Hà Nội đối với Bắc Kinh, đây là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận hiện tại của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc."


Vì vậy, Giáo sư Vuving đánh giá chuyến đi Trung cộng của ông Tô Lâm là phù hợp với quy tắc bất thành văn nói trên, khi ông Tô Lâm ông dự kiến sẽ tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 với tư cách là chủ tịch nước Việt Nam và sẽ gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden.


BM

Do đó, chuyến đi Trung cộng của ông Tô Lâm vào tháng 8 này là để trấn an Bắc Kinh về bất kỳ bước tiến triển nào trong quan hệ Việt-Mỹ," theo ông Vuving.


Lịch trình hoạt động của ông Tô Lâm tại Trung cộng bắt đầu bằng việc thăm các địa chỉ mà ông Hồ Chí Minh từng hoạt động cách mạng, sau đó gặp chính quyền và người dân địa phương, rồi mới lên Bắc Kinh gặp lãnh đạo trung ương, gợi ý rằng ông là người đi theo truyền thống lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Theo lịch trình thì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự kiến hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình, hội kiến với Thủ tướng Lý Cường, Ủy viên trưởng Nhân đại Toàn quốc Trung cộng Triệu Lạc Tế, Chủ tịch Chính hiệp Trung cộng Vương Hỗ Ninh.


Với việc nắm giữ cùng lúc hai chức danh then chốt là chủ tịch nước và tổng bí thư, ông Tô Lâm được coi là "đồng cấp" với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và việc hai lãnh đạo đồng cấp sớm gặp nhau được đánh giá là bước quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ cá nhân hai ông cũng như phát triển quan hệ hai nước.


Vấn đề Biển Đông


BM

Ông Sơn cũng nói Việt Nam - Trung cộng cũng sẽ cùng xử lý thỏa đáng những vấn đề tồn tại, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến đà phát triển quan hệ hai đảng, hai nước.


Trước khi làm tổng bí thư, ông Tô Lâm với vai trò là chủ tịch nước đã có cuộc gặp với Đại sứ Trung cộng Hùng Ba vào ngày 11/6 ở Hà Nội và đề cập đến vấn đề Biển Đông.


Theo đó, ông Tô Lâm nhấn mạnh hai bên cần "kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển cũng như tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tích cực tìm kiếm biện pháp xử lý thỏa đáng phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982".


BM

Máy bay WZ-10 xuất phát từ đảo Hải Nam, bay cách bờ biển Việt Nam khoảng 100km và quay trở lại sau khi đến ngang khu vực Nam Trung bộ của Việt Nam, theo bản đồ lộ trình đường bay được Dự án Đại Sự ký Biển Đông chia sẻ với Reuters.


Trung cộng tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông và điều này không chỉ thách thức Việt Nam mà còn cả Philippines, Malaysia và Brunei - những quốc gia có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn.


BM

Tháng 11/2002, Trung cộng đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đồng thuận, bên cạnh những điều khác, bao gồm "thực hiện tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, giữa các nước… và xử lý những khác biệt của họ một cách xây dựng".


Hai mươi năm sau, tháng 11 năm 2022, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thống nhất trong Tuyên bố chung "xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC… và kiểm soát tốt các bất đồng trên biển, không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp…" trong chuyến công du đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nhiệm kỳ 3 đến Trung cộng để chúc mừng ông Tập Cận Bình nắm quyền nhiệm kỳ thứ 3. Tuy nhiên, DOC được giới quan sát đánh giá là không thực chất, bởi không có tính ràng buộc.


Điều này thể hiện trên thực tế là, trong nhiều năm qua, Trung cộng liên tục điều tàu thuyền các loại từ nghiên cứu đến khảo sát, theo sau là các tàu hải cảnh - đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Một số tàu như Hướng Dương Hồng 10 còn tiếp cận các lô dầu khí mà Việt Nam cùng Nga khai thác vào tháng 5/2023, bất chấp lời kêu gọi rời đi của Việt Nam.


Trước những hành động này của Trung cộng, Việt Nam thường xuyên lặp lại lời phản đối, gọi đó là hành vi xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông nhưng Trung cộng lờ đi.


Yêu sách ca Trung cng trên BiĐông


BM

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung cộng trong khối ASEAN. Năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 171,9 tỷ USD. Thương mại 6 tháng đầu năm tăng 24,1%.


Kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam sang Trung cộng đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.


Ông Vũ Khang, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Chính trị học tại Trường Đại học Boston (Boston College), nói rằng chuyến đi của ông Tô Lâm đến Trung cộng cho thấy Hà Nội luôn ưu tiên Bắc Kinh trong hệ thống cấp bậc ngoại giao, dù có nâng cấp lên Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ.


BM

Theo ông Khang, Việt Nam khác với Mỹ về ý thức hệ còn Trung cộng thì không, nên Trung cộng có thể giúp Việt Nam - người anh em cộng sản - đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội và duy trì ổn định chính trị, những yếu tố phù hợp với lợi ích của Trung cộng trong việc bảo vệ biên giới phía nam của mình.


***

Việt Nam trong quỹ đạo Đảng trị và Công an trị

 BM

Việc ông Tô Lâm thăng tiến từ bộ trưởng Công an lên chủ tịch nước rồi trở thành TBT Đảng làm gia tăng lo ngại về một nền công an trị.

https://baomai.blogspot.com/2024/08/viet-nam-trong-quy-ao-ang-tri-va-cong.html

***

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ ra sao dưới thời ông Tô Lâm?

BM

Ông Tô Lâm, vốn từng là ông trùm an ninh của Việt Nam, đã được Ban chấp hành trung ương Đảng nhất trí bầu giữ chức vụ TBT một hội nghị bất thường hôm 3/8 sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời. Trước đó hai tháng rưỡi, ông đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng. Việc nắm giữ cả hai vị trí TBT và Chủ tịch nước đã đưa ông Tô Lâm trở thành người quyền lực nhất Việt Nam.
***
Ngôn ngữ “Tô Lâm” CHXHCNVN

BM

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:


Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

https://baomai.blogspot.com/2024/08/ngon-ngu-to-lam-chxhcnvn.html

***

R.I.P “Trọng Lú”: 'Lò' có tiếp tục cháy?

BM

Ông “Trọng Lú” qua đời để lại một di sản dang dở là chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, hay còn gọi là "Đốt lò".

https://baomai.blogspot.com/

Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954
Bệnh đậu mùa khỉ
Nghỉ hưu sớm mà vẫn có tiền
Đại hội Đảng Dân chủ: Joe Biden rơi nước mắt
Ukraine Voldymyr Zelensky: "chiến đấu cơ F-16"
Giọng hát trầm ấm của quái kiệt Trần Văn Trạch
Kamala Harris đưa Hoa Kỳ vào quỹ đạo Xã Hội Chủ Nghĩa?
Đời sống sinh hoạt người dân Việt Nam bị theo dõi
Bệnh tiểu đường
Hoa Kỳ điều động thêm chiến cơ, chiến hạm tới Trung Đông để phòng ngừa leo thang
Vietnam Airlines đối mặt với nguy cơ vỡ nợ
Làn sóng di dân Trung cộng đổ sang Nhật ngày càng đông
VN đứng đầu 15 nước về đưa người lao động sang Nhật
Việt Nam trong quỹ đạo Đảng trị và Công an trị
Thủ tướng trẻ nhất lịch sử Thái Lan
Máy tính cổ nhất sử dụng lịch âm để quan sát tinh tượng
Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới
Tên lửa AIM-174B thay đổi cán cân ở Biển Đông
Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ ra sao dưới thời ông Tô Lâm?
ĐDC đang tràn đầy năng lượng _ Harris có thể thắng không?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.