Vấn đề khai thác đất hiếm đang nằm trong số các dự án hợp tác được Washington và Hà Nội thảo luận trong cuộc viếng thăm của TT Biden vừa qua. Trong khi Mỹ và các nước phương Tây khác đang cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc vào đất hiếm của TC thì Chính phủ Việt Nam lại có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất nước này cùng với một số mỏ đất hiếm khác vào năm 2024.
Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố hóa học có tính chất tương tự nhau và rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, bao gồm sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ năng lượng tái tạo và ngành công nghiệp quốc phòng. Việt Nam sở hữu một số mỏ đất hiếm quan trọng, đặc biệt là tại các tỉnh miền Bắc.
Dưới đây là một số dữ liệu về đất hiếm ở Việt Nam:
1. Mỏ đất hiếm tại Lai Châu: Mỏ đất hiếm lớn nhất của Việt Nam được phát hiện ở huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Đây là một trong những nguồn cung cấp đất hiếm quan trọng của đất nước, với tiềm năng khai thác lớn.
2. Mỏ đất hiếm tại Nghệ An: Đây là những khu vực có khả năng khai thác các nguyên tố đất hiếm như Cerium, Lanthanum và Neodymium.
3. Mỏ đất hiếm tại Hà Giang: Khu vực này cũng có một số mỏ nhỏ hơn với tiềm năng chứa đất hiếm.
Việc khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, với nhiều dự án nghiên cứu và đầu tư để nâng cao giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Đất hiếm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, và việc khai thác bền vững các nguồn tài nguyên này có thể mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.
Theo số liệu của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới nhưng phần lớn vẫn chưa được khai thác. Và* năm 2022 Việt Nam sản xuất 4.300 tấn đất hiếm so với 200 tấn năm 2021. Vì đất hiếm rất quan trọng đối với ngành bán dẫn nên Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành nước đóng vai trò chính trong ngành bán dẫn trong tương lai. Việt Nam, quốc gia này trở thành nước đứng hàng thứ sáu trên thế giới về mặt hàng đất hiếm. The* Reuters, TC sẽ là nước có lợi khi Việt Nam tăng sản lượng khai thác đất hiếm. Lý do vì Hoa Lục là thị trường xe hơi và xe điện lớn nhất thế giới; cũng như là trung tâm sản xuất các sản phẩm điện tử và điện thoại thông minh trên thế giới.
Tuy nhiên, như một số chuyên gia nhận định, vẫn còn khó khăn lớn để Mỹ có thể chấm dứt vai trò dẫn đầu của TC là nhà cung cấp đất hiếm lớn nhất trong một thời gian ngắn.
Tại hội nghị thượng đỉnh các nước G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, từ 19 đến 21 tháng 5, 2023, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - EC, đã nhấn mạnh cần phải hợp tác với những đối tác và các quốc gia có tầm nhìn chung để “giảm thiểu sự phụ thuộc của chúng ta vào TC” ở một số lĩnh vực then chốt, trong đó có đất hiếm.
Ngày 18/5/2023, Bộ Tài nguyên của Australia, một nước không thuộc G7 nhưng là khách mời tham dự G7 tương tự như Việt Nam, đã ra thông bá* chính sách tài trợ cho ngành khai thác mỏ, trong đó có chiến lược khai thác đất hiếm, nhằm giảm thiểu các rủi ro về chủ quyền và tăng cường năng lực cho chuỗi cung ứng của các lĩnh vực sản xuất.
Trong thời đại của nền kinh tế công nghệ cao, các nguyên tố đất hiếm có mặt khắp mọi sản phẩm công nghiệp như xe hơi, điện thoại di động, vệ tinh, động cơ, hỏa tiễn dẫn đường bằng tia laser… Một báo cáo của RAND Corporation cho biết trong động cơ và các thiết bị điện tử của mỗi chiếc máy bay chiến đấu F-35 Lightning II thế hệ mới nhất của Hoa Kỳ có khoảng 450 kg nguyên tố đất hiếm.
Reuters đã từng loan tin, Việt Nam trong năm 2022 tăng sản lượng đất hiếm lên 10 lần và trong năm nay hãng Australian Strategic Materials Ltd. sẽ mua 100 tấn đất hiếm của Việt Nam.
Hãng tin Reuters vào đầu tháng qua loan tin dẫn nguồn Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính trữ lượng đất hiếm của Việt Nam chừng 22 triệu tấn, chỉ đứng sau TC và bằng phân nửa trữ lượng của nước láng giềng này thôi.
Về trữ lượng và vùng phân bố của đất hiếm ở Việt Nam, một nhà nghiên cứu ở Hà Nội, phát biểu với điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh, cho biết:“Lai Châu mới là địa phương có mỏ đất hiếm lớn nhất, theo một dự báo của Bộ Tài Nguyên Môi trường lên tới khoảng 21 triệu tấn, nhưng hiện vẫn chưa thể khai thác trên quy mô công nghiệp do thiếu đầu tư.”
Về triển vọng của ngành khai thác đất hiếm của Việt Nam cũng như tiềm năng Việt Nam có thể thế chân TC trên thị trường thế giới khi TC định siết chặt hơn mặt hàng đất hiếm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Châu Âu và các đồng minh khác, nhà nghiên cứu ẩn danh cho rằng ông không quá lạc quan về việc đất hiếm có thể giúp Việt Nam nâng tầm vị thế. Lý do theo nhà nghiên cứu này, “đất hiếm” nhưng không thật sự hiếm, và “nhu cầu đất hiếm toàn cầu thực ra khá ổn định (chưa tới 100 ngàn tấn/năm).
Việc độc lập khai thác, chế biến đất hiếm ở Việt Nam không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Việc khai thác đất hiếm rất phức tạp và TC kiểm soát nhiều công nghệ thanh lọc đất hiếm ở Việt Nam. Ngay cả Mỹ, với tư cách là nước nhập khẩu đất hiếm lớn, cũng không có nhà máy chế biến đất hiếm trong nước và chỉ có thể xuất khẩu quặng đất hiếm sang TC để chế biến (cũng có thể vì khai thác đất hiếm phát sinh ra một lượng rất lớn phế thải cho nên các công ty Hoa Kỳ không muốn trang trãi một chi phí rất lớn, trong khi giá đất hiếm trên thị trường vẫn còn quá rẻ so với chi phí thanh lọc phế thải lỏng trong sản xuất!). Câu hỏi được đặt ra là liệu có công ty Mỹ nào sẵn sàng trả phí để phát triển các mỏ ở Việt Nam hay không dũ đã ký kết?
Việt Nam bắt hàng loạt lãnh đạo ngành đất hiếm, gây lo ngại về kế hoạch cạnh tranh với Trung cộng
Bảng chỉ đường đến Đông Pao, mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam. Công an Việt Nam vừa bắt giữ sáu người bị cáo buộc vi phạm các quy định về khai thác mỏ, trong đó có chủ tịch của một công ty đi đầu trong nỗ lực xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm để có thể cạnh tranh với sự thống trị của Trung cộng trong lĩnh vực này, Reuters và truyền thông trong nước dẫn tin tức từ Bộ Công an cho biết hôm 20/10/2023.
Trong số những người bị bắt có lãnh đạo của ít nhất một công ty tham gia đấu thầu là Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE). Chủ tịch của VTRE, ông Lưu Anh Tuấn, đã bị buộc tội giả mạ* biên lai thuế giá trị gia tăng khi mua bán đất hiếm với Tập đoàn Thái Dương, công ty điều hành một mỏ ở tỉnh Yên Bái, miền bắc Việt Nam.
VTRE đã hợp tác với các công ty khai thác mỏ của Úc là Australian Strategic Materials (ASM) và Blackstone Minerals (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt Nam). Các công ty này không có tên trong cuộc điều tra của cơ quan chức năng Việt Nam.
Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm (loại khoáng sản đặc biệt dành cho việc sản xuất các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao) lớn thứ hai trên thế giới với 22 triệu tấn. TC có trữ lượng đất hiếm lớn nhất với 44 triệu tấn, đứng thứ ba là Brazil với 21 triệu tấn.Tuy nhiên, phần lớn đất hiếm ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác, đầu tư không được khuyến khích vì giá thấp do Trung cộng ấn định và do nước này gần như độc quyền trên thị trường toàn cầu.
Việt - Nhật Hợp Tác Khai Thác Đất Hiếm - Sản Xuất Chất Bán Dẫn
Nhật Bản muốn hai nước Việt-Nhật hợp tác khai triển các dự án sản xuất chất bán dẫn, AI, khảo sát và khai thác đất hiếm.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi đưa ra đề nghị trên trong cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào chiều 3/11 và được truyền thông loan trong ngày 4/11/2023.
Bộ trưởng Nhật Bản nói Nhật sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành của Việt Nam thông qua các các nhóm công tác để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là trong chuyển gia* khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực. Hai bên cũng tăng cường hợp tác cơ chế đa phương, nhất là CPTPP.
Thủ tướng Việt Nam khẳng định Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu đến đầu tư và đề nghị phía Nhật hỗ trợ để doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của nước này.
Việt Nam cũng đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vốn và nâng cao năng lực quản trị để Việt Nam phát triển các lĩnh vực trên.
Trước mắt, Việt Nam muốn Nhật hỗ trợ, cấp vốn vay ODA thế hệ mới cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Việt Nam, như dự án đường sắt tốc độ cao. Cùng với đó, phía Chính phủ Nhật xem xét đơn giản hóa thủ tục cấp visa, hướng tới miễn visa cho người Việt Nam vào Nhật Bản và tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản sinh sống, học tập và làm việc.
Kết luận
Việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam, một quốc gia chưa đạt được trình độ công nghệ cao, có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn những rủi ro và thiệt hại đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích và thiệt hại chính:
Lợi ích:
* Tăng trưởng kinh tế: Đất hiếm là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao, bao gồm điện tử, năng lượng tái tạo, và quốc phòng. Khai thác đất hiếm có thể tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Tạo việc làm: Ngành khai thác đất hiếm có thể tạo ra hàng ngàn việc làm cho người dân địa phương, từ việc khai thác, chế biến, đến các công việc liên quan khác như giao thông vận tải và dịch vụ.
* Phát triển công nghệ: Nguồn tài nguyên đất hiếm có thể góp phần vào sự phát triển của công nghệ tiên tiến và các ngành công nghiệp liên quan, giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
* Đầu tư và cơ sở hạ tầng: Các dự án khai thác lớn có thể thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như đường giao thông và cơ sở hạ tầng năng lượng, có thể mang lại lợi ích lâu dài cho các khu vực khai thác.
Thiệt hại:
* Tác động môi trường: Khai thác đất hiếm thường liên quan đến việc sử dụng hóa chất độc hại và gây ra ô nhiễm nước và không khí. Điều này có thể dẫn đến hủy hoại môi trường, suy giảm chất lượng đất và nước, và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
* Tác động sức khỏe cộng đồng: Những hóa chất và bụi từ quá trình khai thác có thể gây ra vấn đề sức khỏe cho người dân sống gần khu vực khai thác, bao gồm các bệnh liên quan đến hô hấp và nhiễm độc kim loại nặng.
* Suy giảm tài nguyên và xung đột xã hội: Khai thác đất hiếm có thể dẫn đến sự suy giảm tài nguyên và gây ra xung đột giữa các cộng đồng địa phương và các công ty khai thác, đặc biệt là khi quyền lợi không được phân chia công bằng.
* Ảnh hưởng đến văn hóa và cộng đồng: Các dự án khai thác có thể làm thay đổi cách sống của các cộng đồng địa phương, ba* gồm việc di dời dân cư và làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống.
* Rủi ro kinh tế: Nếu không quản lý tốt, việc khai thác đất hiếm có thể dẫn đến hiện tượng "bẫy tài nguyên," nơi mà sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên duy nhất có thể làm cho nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương trước biến động giá và thị trường.
Nhằm khai thác đất hiếm một cách bền vững, Việt Nam cần chú trọng đến việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự công bằng trong phân chia lợi ích, và đầu tư vào công nghệ khai thác sạch hơn. Đồng thời, cần có các chính sách quản lý và giám sát chặt chẽ để giảm thiểu những tác động tiêu cực và tận dụng tối đa các lợi ích mà khai thác đất hiếm mang lại.
Cần tập trung vào khoa học kỹ thuật khai thác cũng như cân bằng với việc bảo vệ môi trường chung hơn là chú trọng vào lợi nhuận và “bòn rút” hay tham nhũng!
Mai Thanh Truyết
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.