189 hành vi bị trừ điểm GPLX
Những nội dung mà dự thảo quy định bao gồm:
· Hành vi vi phạm bị áp dụng biện pháp trừ điểm GPLX;
· Mức điểm trừ đối với từng hành vi vi phạm;
· Trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm bằng lái.
· Ở nội dung thứ nhất, dự thảo quy định 189 hành vi, nhóm hành vi bị trừ điểm GPLX. Đáng chú ý, có 28 hành vi, nhóm hành vi bị trừ tới 12 điểm (điểm tối đa trong mỗi GPLX).
28 nhóm hành vi bị trừ hết điểm trên GPLX
Ở nội dung thứ hai, dự thảo quy định rõ mức trừ điểm GPLX, trong đó mức trừ cao nhất 12 điểm với các hành vi như sau:
· Lái xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0.4 miligam/1 lít khí thở;
· Lái xe khi trong cơ thể có chất ma túy;
· Đua xe trái phép;
· Lái xe lạng lách, đánh võng;
· Lái xe chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ;
· Lái xe dùng chân điều khiển vô lăng xe;
· Lái xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/giờ;
· Lái xe chở hàng vượt trọng tải cho phép.
Việc trừ điểm, phục hồi điểm GPLX được tự động thực hiện trên hệ thống cơ sở dữ liệu. GPLX sẽ được phục hồi đủ 12 điểm khi chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong 12 tháng kể từ ngày bị trừ điểm gần nhất.
Trong trường hợp bị trừ hết điểm, người lái xe không được điều khiển xe theo loại GPLX đó ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm. Tài xế chưa bị trừ hết 12 điểm trên GPLX vẫn tiếp tục được điều khiển xe lưu thông trên đường.
Theo dự thảo, việc trừ điểm GPLX không phải là hình thức xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm đã bị trừ điểm GPLX thì không áp dụng hình thức tước quyền sử dụng.
Giảm tiền phạt với hành vi vi phạm nồng độ cồn
Cũng theo dự thảo, ngoài trừ điểm GPLX, Bộ Công an đề xướng giảm tiền phạt nếu người lái xe có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0.25 mg/lít khí thở.
Mức phạt tiền được đề xướng là từ 800,000 đến một triệu đồng với người điều khiển xe hơi và các loại xe tương tự, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.
Theo quy định hiện hành, với nồng độ cồn như trên, người điều khiển xe hơi bị phạt 6-8 triệu đồng.
Với môtô, xe gắn máy, dự thảo quy định phạt tiền 400,000 - 600,000 đồng, giảm 5 lần so với quy định hiện hành là 2-3 triệu đồng.
Với xe máy chuyên dùng, mức tiền phạt tiền được đề xướng tương tự như với người điều khiển xe hơi. Theo quy định hiện nay, mức phạt này là từ 3-5 triệu đồng.
Băng Băng
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.