Chiếc máy bằng đồng này có kích thước bằng một hộp đựng giày, được chế tạo vào thế kỷ thứ hai trước Công nguyên và chứa ít nhất 30 bánh răng được bố trí tinh xảo. Người dùng vận hành các bánh răng này thông qua các nút bấm bên ngoài và có thể dự đoán chính xác các sự kiện thiên văn trong tương lai, chẳng hạn như chuyển động của hành tinh, nhật thực, nguyệt thực và dạng trăng, thậm chí có thể tính toán ngày diễn ra Thế vận hội Olympic trong tương lai. Tuy nhiên, việc thiết bị này tính toán dựa trên lịch âm hay dương lịch vẫn luôn là một điều bí ẩn.
Vào năm 2020, hình ảnh chụp X-quang cho thấy hàng loạt lỗ cách đều nhau bên dưới “chiếc nhẫn lịch” (calendar ring) bị hỏng của thiết bị. Nhưng vì chiếc nhẫn không hoàn chỉnh nên các nhà nghiên cứu chỉ có thể suy đoán rằng tổng số lỗ có thể nằm trong khoảng từ 347 đến 367. Thật không may, phạm vi này bao gồm cả lịch âm 354 ngày và lịch dương 365 ngày. Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ đông năm ngoái, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Glasgow đã tìm ra một bước đột phá.
“Cuối năm ngoái, một đồng nghiệp đã cho tôi xem dữ liệu được thu thập bởi người sáng tạo YouTube Chris Budiselic, người đang cố gắng tạo một bản sao của chiếc nhẫn lịch và khám phá cách xác định chính xác số lượng các lỗ,” Giáo sư Graham Woan từ Trường Vật lý và Thiên văn học cho biết trong một tuyên bố gần đây.
Ông Woan đã sử dụng phương pháp phân tích Bayesian, một phương pháp xử lý dữ liệu không chắc chắn và không đầy đủ, để ước tính tổng số lỗ có khả năng xảy ra nhất dựa trên sáu mảnh còn lại của nhẫn lịch và vị trí của các lỗ. Từ đó, ông Woan tự tin khẳng định chiếc nhẫn lịch này có 354 hoặc 355 lỗ.
Cùng lúc đó, ông Joseph Bayley, một Giáo sư khác tại Viện Nghiên cứu Lực hấp dẫn của trường đại học này, quyết định giới thiệu một phương pháp phân tích thống kê hoàn toàn khác để giúp giải đáp bí ẩn. Ông Bayley đã cải tiến một loại kỹ thuật dùng để phát hiện và đánh giá những sai số trong một hệ thống, chẳng hạn như những gợn sóng hấp dẫn nhỏ trong không gian và thời gian được tạo ra bởi các sự kiện thiên văn như va chạm lỗ đen, v.v. Kết quả một lần nữa cho thấy, chiếc nhẫn có 354 hoặc 355 lỗ trong bán kính hình tròn 77.1 mm, với sai số khoảng 1/3mm. Phân tích thống kê cũng cho thấy sự khác biệt giữa mỗi lỗ chỉ là 0.028mm. Đây là mức độ chính xác đáng kinh ngạc đối với thời đại mà cỗ máy Antikythera được tạo ra.
“Nó mang lại cho tôi nhận thức hoàn toàn mới đối với cỗ máy Antikythera cũng như công sức và sự tỉ mỉ mà các thợ thủ công Hy Lạp đã bỏ ra để chế tạo nó.” Ông Bayley cho biết trong một tuyên bố: “Độ chính xác của vị trí các lỗ đòi hỏi phải có một công nghệ đo với độ chính xác cao và kỹ thuật cực kỳ ổn định để hoàn thành.”
Nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả nghiên cứu của mình trên “Tập san Tử vi” (Horological Journal) vào tháng 07/2024. Xét từ việc lịch âm có 354 ngày, ông Woan và ông Bayley tin rằng thiết bị này tập trung vào phương thức tính thời gian, chứ không phải lịch Julian dựa trên Mặt Trời.
Ông Bayley nói thêm: “Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chiếc ‘nhẫn lịch’ rất có khả năng được sử dụng để theo dõi lịch âm. Hai kỹ thuật chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này đã làm tăng đáng kể khả năng giả thuyết này xảy ra.”
Đối với ông Woan, phương pháp làm sáng tỏ bí ẩn về “chiếc nhẫn lịch” của Antikythera mang một vẻ đẹp thơ mộng. Ông nói: “Thật kỳ diệu khi chúng ta có thể áp dụng các kỹ thuật dùng để nghiên cứu vũ trụ mà chúng ta sử dụng ngày nay vào một cỗ máy đã giúp người cổ đại quan sát bầu trời gần 2,000 năm trước.”
Tiết Chỉ Mặc & Toàn Phong
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.