Tuesday, August 6, 2024

Năng động ở tuổi trung niên, khỏe mạnh khi về già & Buồn cho cái Tuổi Già

 BM

Ngay cả khi bạn ở độ tuổi trung niên và ít vận động, vẫn không quá muộn để cải thiện sức khỏe và bảo vệ bản thân khi về già qua tập thể dục.


Trên thực tế, “Có thể ‘quay ngược trở lại’ trạng thái tuổi trung niên thông qua thay đổi lối sống bằng cách tập thể dục,” bà Binh Nguyen, thành viên khoa Y khoa và Sức khỏe tại Đại học Sydney, Australia.


Bà Nguyen dẫn đầu một nghiên cứu với hơn 11,000 phụ nữ tham gia trong hơn 15 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung niên không phải là thời điểm quá muộn để bắt đầu những thay đổi nhằm mang lại lợi ích về chất lượng cuộc sống cho tuổi cao niên. Nghiên cứu được thực hiện ở Úc và được công bố vào ngày 02/5 trên tập san truy cập mở PLOS Medicine.


BM

Các nhà khảo sát bắt đầu với tiền đề rằng mặc dù mọi người đều biết tầm quan trọng của việc giữ (hoặc có được) vóc dáng cân đối, nhưng duy trì hoạt động thể chất tích cực trong nhiều năm có thể là một thách thức.


Họ lưu ý rằng việc duy trì tập luyện có thể đặc biệt khó với phụ nữ khi họ già đi, đơn giản vì những thay đổi trong cuộc sống đã cản trở họ. “Với phụ nữ, những chuyển đổi lớn trong cuộc sống, chẳng hạn như kết hôn, sinh con, con cái rời nhà, nghỉ hưu và mất người thân, có thể liên quan đến những thay đổi trong hoạt động thể chất.”


“Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu về hoạt động thể chất và sức khỏe đều dựa trên việc hoạt động thể chất được đo lường tại một thời điểm mà không tính đến những thay đổi theo thời gian.”


Phương pháp nghiên cứu và kết quả


BM

Để thực hiện cuộc điều tra, các tác giả đã đánh giá dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian ba năm trên 11,336 người tham gia Nghiên cứu theo chiều dọc của Úc về Sức khỏe Phụ nữ từ 1998-2019.


Họ xem xét hai nhóm:


·       Những người đáp ứng các hướng dẫn về hoạt động thể chất của Tổ chức Y tế Thế giới một cách nhất quán trong suốt “thời gian tiếp xúc” 15 năm.

 

·       Những người không đáp ứng nguyên tắc ở thời điểm ban đầu nhưng tuân theo nguyên tắc lần đầu tiên ở tuổi 55, 60 hoặc 65.


Sau đó, họ đo lường kết quả của các nhóm so với nhóm đối chứng không đáp ứng các nguyên tắc trong suốt thời gian tiếp xúc.


Bà Nguyen nói:“Hoạt động thể chất dựa trên số phút vận động hàng tuần được báo cáo (đi bộ, hoạt động giải trí vừa phải và hoạt động giải trí mạnh).”


BM

Các nhà khảo sát nhận thấy, những người luôn tuân theo hướng dẫn về thể chất và lần đầu tiên đáp ứng các hướng dẫn ở tuổi 55 đều có điểm số cao hơn trên thang đo “chất lượng cuộc sống thể chất” ở độ tuổi khoảng 70 so với những người không bao giờ tuân theo hướng dẫn.


Nói một cách đơn giản, “mối liên quan đáng kể đã được tìm thấy giữa việc tập thể dục thường xuyên ở tuổi trung niên và sức khỏe thể chất cải thiện sau này, ngay cả khi thói quen tập luyện chỉ được bắt đầu cho đến giữa những năm 50 tuổi,” thông cáo báo chí của PLOS cho biết.


“Ngay cả việc tuân theo một phần các hướng dẫn trong suốt 15 năm, cụ thể là bắt đầu đáp ứng các hướng dẫn ở tuổi 55 và duy trì cho đến tuổi 65, cũng liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt hơn do hoạt động thể chất ở khoảng tuổi 70.”


Tác động yếu hơn đối với sức khỏe tâm thần


BM

Bà Nguyen lưu ý rằng mặc dù bà và các đồng nghiệp kỳ vọng hoạt động thể chất đều đặn ở tuổi trung niên sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống cả về thể chất và tinh thần tốt hơn, “chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng sức khỏe tâm thần không được cải thiện nhiều.”


Bà nói: “Có thể có một số lý do khiến chúng tôi quan sát thấy những tác động yếu hơn với thành phần sức khỏe tâm thần của chất lượng cuộc sống. Có lẽ thời gian nghiên cứu không đủ dài để thấy được toàn bộ tác dụng, hoặc có lẽ hoạt động thể chất ảnh hưởng khác nhau đến các thành phần sức khỏe thể chất và tinh thần.”


Ý nghĩa đối với sức khỏe của phụ nữ (và nam giới)


BM

Bà Nguyen bày tỏ hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ truyền cảm hứng cho phụ nữ trung niên để họ duy trì hoặc tăng hoạt động thể chất.


Phát hiện của bà bổ sung vào những nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ có thể được hưởng lợi từ việc tập thể dục nhiều hơn nam giới và đạt được lợi ích tương tự như nam giới trong thời gian ngắn hơn.


Bà nói, “Hoạt động tích cực trong nhiều năm, ngay cả khi bạn bắt đầu tập luyện thường xuyên ở độ tuổi ngoài 50, có thể mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng về mặt thể chất, do vậy vẫn chưa quá muộn.” Thông điệp tích cực này có thể nhắc nhở phụ nữ “bù đắp” việc không vận động lúc trẻ bằng cách tập luyện tích cực ở tuổi trung niên.


BM

Bà Nguyen cho biết vì nghiên cứu dựa trên phụ nữ nên những phát hiện cụ thể có thể không khái quát cho nam giới. Tuy nhiên, bà nói thêm, “Những phát hiện từ nghiên cứu trước đây cho thấy rằng hoạt động tích cực ở tuổi trung niên có thể ảnh hưởng tốt đến nhiều kết quả sức khỏe khác nhau ở nam giới.”


Nhiều nghiên cứu cho thấy, cả hai giới đều không cần hoạt động quá mức ở mọi lứa tuổi; và ngay cả những buổi tập ngắn hoặc hoạt động vừa phải cũng hữu ích. Trước đây đã đưa tin về nghiên cứu cho thấy, thay vì ngồi yên 30 phút, hoạt động thể chất cường độ nhẹ mỗi ngày có thể giảm 17% nguy cơ tử vong và hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh thì nguy cơ có thể giảm 35%.




Susan C. Olmste  _  Phương Vy
***

Từ thời còn trẻ… đến lúc về già

BM
Đời người thường được gói gọn trong một câu thật đơn giản: “Từ thời còn trẻ… đến lúc về già”. Nói như vậy nhưng không đơn giản chút nào vì những suy nghĩ phức tạp của từng thời kỳ, qua đó thể hiện quan niệm sống khác hẳn nhau, nhiều lúc đến độ mâu thuẫn, xung đột gay gắt.
***

Buồn cho cái Tuổi Già

 BM

– Không mua nhà lớn để con cháu thỉnh thoảng đến thăm có nơi ở, hãy xài tiền đó đi.  Cứ để chúng thuê khách sạn vì đó là lý do người ta  xây khách sạn ( …that is what hotel for ).

– Nên ở gần con để tiện thăm viếng, nhưng không quá gần để chúng đem con đến gởi hằng ngày.  Nên nhớ là bạn đã làm xong bổn phận của mình ( … you have paid your due ).

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.