Pages

Friday, July 26, 2013

Cuộc gặp 'lịch sử' ở Nhà Trắng

image
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25/7 thúc giục Chủ tịch Trương Tấn Sang tăng cường tự do ngôn luận và tôn giáo ở Việt Nam, nhưng lạc quan về triển vọng quan hệ.

image
Xe của phái đoàn Việt Nam đi vào Nhà Trắng. Chủ tịch Việt Nam, thừa nhận hai bên còn những "khác biệt", nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc.

image
Ông Obama tiết lộ ông Sang đã tặng bản sao lá thư lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946, đề nghị Mỹ giúp đỡ.

image
Nhiều người Mỹ gốc Việt và một số dân biểu Mỹ nói chính quyền Hoa Kỳ không nên chỉ muốn khai thác nền kinh tế mà phải quan tâm hơn về vấn đề nhân quyền.

image
Hàng trăm người biểu tình, đa số là người Mỹ gốc Việt, vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa và hô khẩu hiệu từ Công viên Lafayette, thỉnh thoảng vang tới cả bên trong Nhà Trắng.

image
Không rõ Tổng thống Mỹ có trực tiếp nêu các trường hợp tù nhân như ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) khi gặp Chủ tịch Việt Nam không.

image
Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh nói với BBC tuần tới dự luật nhân quyền Việt Nam sẽ được thông qua Hạ viện. Ông kêu gọi cộng đồng liên lạc với Thượng nghị sỹ của mình để kêu gọi thông qua dự luật ở Thượng viện.

image
Hai nhà lãnh đạo tỏ ra vui vẻ trong cuộc gặp ở Phòng Bầu dục. Tổng thống Mỹ cho hay hai người quyết tâm hoàn tất Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trước cuối năm.

image
Ông Obama nói ông muốn một quan hệ đối tác với Việt Nam bao gồm gia tăng thương mại, hợp tác quân sự, trao đổi giáo dục và khoa học.

image
Bên ngoài Nhà trắng người biểu tình căng biểu ngữ cổ động dân chủ và kêu gọi Washington không để Hà Nội gia nhập TPP.

image
Một trong những người biểu tình đến từ rất sớm và có vẻ nhưng không đi cùng ai cả.

image
Ông Obama nhắc lại kêu gọi có tiến bộ trong việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa Asean và Trung Quốc.

image
Trước cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia Mỹ - Việt hôm 25/7, Phòng Thương mại Hoa Kỳ và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN mở tiệc chiêu đãi đón phái đoàn Chủ tịch Sang vào tối 24/07/2013 tại Washington.

image
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear (phải) và nhà báo Mỹ Greg Rushford trao đổi về bản chất thực sự của chuyến thăm cấp nhà nước này.

image
Trong buổi chiêu đãi tối 24/7 có sự hiện diện của hai vị cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Raymond F. Burghardt (trái) và Michael Michalak.

image
Ông Lê Song Lai (phải), Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) trao đổi với ông Dzung Phạm từ TGP Capital. TGP là một trong các quỹ đầu tư lớn nhất Hoa Kỳ với số tài sản được quản ly khoảng gần 54 tỉ USD.

image
Cảnh sát Mỹ hộ tống phái đoàn Chủ tịch Việt Nam bằng xe Harley-Davision. Trong lúc nghỉ ngơi nét mặt họ có vẻ đỡ căng thẳng hơn.

image
Một số sinh viên từ Việt Nam qua Hoa Kỳ du học tới giúp đỡ việc dịch thuật khi những vị khách cần trò chuyện mà bất đồng ngôn ngữ.

Chủ tịch Trương Tấn Sang muốn người Mỹ gốc Việt làm ‘cầu nối’

image
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ.
Tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao vai trò của Việt Kiều tại Mỹ trong mối quan hệ song phương.

Ông Obama nói cộng đồng này là ‘một trong những nguồn sức mạnh lớn giữa hai nước’ và là ‘chất keo dính bền chặt cho quan hệ của bất kỳ hai quốc gia nào’.

Đáp lại, ông Sang cũng ngỏ lời cảm tạ chính phủ Hoa Kỳ về ‘sự chăm sóc hết sức chu đáo’ đối với người Mỹ gốc Việt hàng chục năm qua.

Trong khi hai nhà lãnh đạo phát biểu, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, hàng trăm người gốc Việt hô to các khẩu hiệu phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền ở trong nước -- một vấn đề ông Sang thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn còn nhiều điểm khác biệt.

Sau cuộc hội đàm với ông Obama, nhà lãnh đạo Việt Nam đã có bài phát biểu về quan hệ Việt – Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở thủ đô Washington.

Trong phần hỏi đáp, trả lời câu hỏi từ Nguyễn Trung của VOA Việt Ngữ về vai trò của người Mỹ gốc Việt đối với quá trình củng cố quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Chủ tịch Sang đáp rằng ‘hết sức quan trọng’.

Ông nói: "[Tôi] tin chắc chắn rằng bà con của chúng tôi, với tư cách là những người Việt Nam cùng chung máu mủ sẽ làm chiếc cầu vững chắc, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác về nhiều mặt, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện lần này. [Khi] đưa quan hệ lên một bước phát triển mới, thì người Việt, người Mỹ gốc Việt sẽ có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này".

Nguyên thủ Việt Nam cũng cho rằng nhiều Việt Kiều ‘làm ăn ở Hoa Kỳ hết sức thành đạt, kể cả trong hoạt động chính trị’.

Trong tuyên bố chung, Tổng thống Obama và Chủ tịch Sang đã nêu bật tầm quan trọng của việc trao đổi giữa người dân hai nước, sự thành công của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ và sự đóng góp quan trọng của họ đối với sự phát triển của quan hệ song phương.

Ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn viên của Đảng Việt Tân – một tổ chức ở hải ngoại bị cấm hoạt động trong nước – nói với VOA Việt Ngữ rằng các Việt kiều ở Mỹ ‘có tiềm năng đóng góp cho tiến trình phát triển đất nước’.

Ông Duy nói: “Cái đó tôi nghĩ ai cũng thấy rồi. Nhưng vấn đề hiện nay là, liệu hoàn cảnh của đất nước nó có cho phép Việt kiều, người Việt sống ở nước ngoài thực sự đóng góp cho sự thay đổi hay không. Tôi nghĩ nếu không có thay đổi về mặt chính trị, thì rất khó cho những người đã quen sống trong môi trường tự do có thể đóng góp một cách bền vững tại Việt Nam".

Nhà hoạt động này nói thêm: "Tất cả những người Việt Nam rất là gắn bó với đất nước, gắn bó với dân tộc Việt Nam. Cái điều chúng ta không chấp nhận là cái bối cảnh độc tài thôi. Cái đó phải thay đổi để chúng tôi thấy thoải mái, làm sao để đóng góp tại Việt Nam”.

Một số nhà quan sát cho rằng việc đưa vấn đề người Mỹ gốc Việt ra bàn thảo giữa hai nguyên thủ cho thấy cộng đồng này ngày càng có tác động tới chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.

Người gốc Việt cũng thường vận động các dân biểu đại diện cho các địa hạt họ sinh sống mạnh mẽ lên tiếng về các quan ngại của mình.

Trước chuyến thăm của ông Sang, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ đã thúc giục ông Obama đặt nhân quyền lên cao trong nghị trình thảo luận với giới chức Việt Nam.

Bà Nguyễn Thể Bình, Cựu Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Á châu của Thống đốc tiểu bang Virginia, cho rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt ‘có một tiếng nói rất mạnh mẽ’.

Bà nói: “Các cử tri của người Việt đi bầu, ủng hộ các dân biểu, thượng nghị sĩ, thống đốc cho tới tổng thống. Những lá phiếu đó có một sức mạnh. Vì thế cho nên Tổng thống Obama đã nhắc khéo rằng là cái sức mạnh của lá phiếu đó có thể ảnh hưởng tới chính quyền Mỹ và cũng đặt ra áp lực với vừa với Quốc hội vừa với Bộ Ngoại giao Mỹ trong vấn đề nhân quyền, đòi hỏi cho nhân quyền ở Việt Nam”.

Sau Chiến tranh Việt Nam, hàng trăm nghìn cư dân Việt rời bỏ tổ quốc đi tị nạn, và nhiều người trong số đó cuối cùng đã tới Hoa Kỳ.

Khi được hỏi liệu các nhận xét mà giới quan sát cho là nồng ấm của ông Sang có phải là một dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẵn lòng muốn hòa giải, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học George Mason, cho rằng ‘lời nói cần phải đi đôi với hành động’.

“Nói là một chuyện còn làm thì phải có những hành động cụ thể thì mới có thể mang họ [Việt Kiều] làm cái bắc cầu được. Có nhiều việc cần phải làm lắm, chẳng hạn tôi thấy có chuyện Việt Nam đang xúc tiến về nghĩa trang Biên Hòa ở Bình Dương. Đó là một biểu tượng rất là quan trọng", ông Hùng nói.

"Ngoài ra, giữa cộng đồng hải ngoại với phía Việt Nam vẫn có quan điểm khác nhau. Cùng nói về nhân quyền, cùng nói về dân chủ nhưng hai bên có những quan niệm khác nhau, những định nghĩa khác nhau về cái đó. Hai cái đó chưa sát lại với nhau”.

Hiện có hàng triệu người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ, và là cộng đồng người Việt lớn nhất trên thế giới ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Thời gian qua, các đại diện ngoại giao của Mỹ cũng thường tiếp xúc với cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ trước khi lên đường sang Việt Nam đảm nhận nhiệm vụ.

Trong nhiệm kỳ của mình, các nhà ngoại giao của Mỹ cùng thường trở lại Hoa Kỳ, ghé thăm cộng đồng người Mỹ gốc Việt để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ đối với quê nhà.

Hồi đầu tháng Bảy, Tân Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn Rena Bitter đã tới gặp Bác sỹ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch tổ chức có tên gọi ‘Tập hợp vì nền dân chủ’ trước khi tới Sài Gòn công tác.

Trước đó một tháng, Đại sứ Mỹ David Shear đã gặp cộng đồng người Việt tại California với tuyên bố rằng nhân quyền là một trong những mục tiêu hàng đầu trong mối quan hệ với Việt Nam.


Nguyễn Trung

image

Thế lực thù địch

1 comment:

  1. Thật là nực cười khi nghe Trương Tấn Sang nói cám ơn TT Obama và nước Mỹ đã cưu mang và giúp đở những người Việt Nam tỵ nạn nầy rồi họtrở thành công dân Mỹ.
    Trước hết chúng tôi xin được nói một điều rất ư quan trọng: chúng tôi không phải người VN của cộng sản, chúng tôi là người VN của VNCH, chúng tôi lìa bỏ quê hương bởi vì không muốn mang quốc tịch của một người VN trong nước cộng sản. Ngày chúng tôi lìa bỏ quê hương là ngày đau khổ nhất và nguyện với lòng rằng khi ta trở về thì không còn cộng sản nữa.
    Xin các ông cộng sản cướp của giết người đừng bao giờ gán ghép chúng tôi cùng thuyền với các ông và đừng bao giờ lên giọng đạo đức giả như Trương Tấn Sang vừa nói ở tòa Bạch Ốc.
    Chúng tôi chỉ chấp nhận các ông ăn cướp quay về với dân tộc Việt Nam không cộng sản nơi đó có chúng tôi. Tình thương như biển cả, không có trại cải tạo mà chỉ có một hướng đi chung cho cả nước tiến lên với nhân loại văn minh.
    Bất cứ lúc nào và nơi nào chúng tôi là người VN không cộng sản còn các ông là cộng sản, hai hạng người VN mà chúng tôi không phải là con dân của các ông xin các ông nhớ cho. Người VN tự do ở bất cứ nơi nào trên thế giới hay ở tại VN là những người khác với các ông.
    Ngày nào các ông còn bán nước cho tàu cộng, cúi đầu làm tay sai cho tàu cộng thì chúng tôi không nhìn nhận các ông là người VN, ngày nào nhân quyền chưa có ở VN thì các ông vẫn là cộng sản ác ôn như thuở nào.
    Đã bao nhiêu năm qua nông dân VN lao đao khốn khổ vì cái nhà nước khốn nạn của các ông qui định gía thu mua, máu và nước mắt của nông dân VN đã chảy tràn sông suối, đến khi nào thì các ông mới thôi hút máu nông dân VN.
    Đã bao nhiêu năm dân đánh cá bị giặc tàu cướp bóc, giết hại các ông có bão vệ hay bênh vực được không?
    Làm chánh quyền phải bảo vệ dân, phải chăm lo đời sống dân ấm no (như ông Sang đã nhắc khéo TT Obama giúp đỡ người ty nạn cộng sản). Các ông chỉ đợi cho bão tố, ngập lụt thì người Việt hải ngoại cứu trợ các ông được giàu thêm, hay sau nầy các ông ra lệnh đến từng nhà thu tiền cứu lụt rồi không biết tiền đi về đâu và người bị lụt thì vẫn đói nhăn răng.
    Một lần nữa chúng tôi xin ông Sang đừng bao giờ nghĩ chúng tôi những người tỵ nạn cộng sản là người VN của các ông. Chúng tôi là người Việt Nam Tự Do xin ông nhớ cho.

    Muốn đánh tàu cộng
    Phải diệt Việt cộng
    Muôn việc được cả
    Chỉ thiếu gió tây

    Phong Thai

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.