Pages

Sunday, November 10, 2013

Chiếc bàn ủi con gà

image
Note: Những hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Chiều 30 mà mượn không ra chiếc bàn ủi than để ủi cho thẳng bộ áo quần thì coi như tiêu tan cái tết.
Chiếc bàn ủi bằng đồng chưa đầy một ký nhưng sức nặng của ký ức khi nghĩ đến nó mỗi lúc xuân về thì luôn trĩu lòng một lớp người trên dưới năm mươi tuổi như tôi.

Của hiếm ở làng

Những năm sau 4/75, miếng ăn đã khó, cái mặc lại càng khó khăn hơn. Nếu là cán bộ nhà nước thì còn kiếm được tấm phiếu 5 mét vải, còn những người ở quê, hầu như phiếu vải là một khái niệm quá xa vời với họ. Để có cái mặc, lớp người già thì tận dụng đồ cũ của đám cháu con thải ra để vá víu lại cho ra tấm áo, mảnh quần mà mặc tạm. Đám thanh niên thì chắt chiu dành dụm hoặc xin cha mẹ ít tiền để đến các “chợ trời” mua lại đồ cũ của người nhưng mới của ta về xúng xính với chúng bạn mỗi dịp tết về. 

image

Mt năm hai thước vi thô
Nếu đem may áo c H ló ra
May áo thì h lá đa
Ch em thiếu vi hóa ra lõa l
Vi đem cnh bác H
S rng bác thy tô hô bác thèm
Ca dao XHCN
Mà đâu phải năm nào cũng có tiền để đi “chợ trời” mua sắm! Hai ba năm mới dành được ít tiền mua “bộ cánh” để du xuân. Vì vậy, việc lộn ngược đồ cũ (phần bên trong, ít phai màu) để may lại cho thành “mới” là chuyện khá phổ biến của thời đó. Để tiết kiệm chi phí trả công thợ may, nhiều bà mẹ quê phải làm cái việc cực chẳng đã là may tay, sau khi xả chiếc quần cũ ấy ra. Việc may lại số vải cũ ấy không quá khó nhưng làm sao xóa được dấu vết của đường li đã bị “ủi chết” từ chiếc quần cũ mới là điều gian nan. Lúc này, chiếc bàn ủi như vị cứu tinh để vừa xóa dấu vết của li quần cũ lại vừa góp phần làm mới chiếc quần vừa được may lại để có cái mà mặc chơi tết với chúng bạn.

image
Không nhớ thời ấy, giá của chiếc bàn ủi là bao nhiêu nhưng cả xóm tôi, đến ngót trăm nóc nhà mà chỉ có 2 chiếc, một của nhà tôi, một của bác thợ may đầu xóm. Bác thợ may thì… còn khuya mới mượn được chiếc bàn ủi của bác vì ông còn phải “ủi gấp” số quần áo vừa mới tân trang cho đám thanh niên trong làng đang sắp hàng chờ chực đến phiên mình nhận “đồ mới”. Vì vậy, bao nhiêu cặp mắt “trai thanh gái lịch” của làng đều đổ dồn vào chiếc bàn ủi của nhà tôi. Chả phải giàu có gì nhưng mẹ tôi có một thói quen nữa là bà mua sắm tất tật những thứ mà gia đình sẽ phải dùng đến chứ không chịu đi mượn của ai.

Đốm lửa ký ức

Ngày 29 tết, việc đồng áng coi như tạm gác lại, những người đàn bà chuẩn bị đổ bánh thuẩn hoặc làm bánh in, đàn ông thì đóng bánh nổ. Đám thanh niên thì chuẩn bị ủi quần áo. Nhà tôi bấy giờ trở thành “điểm hẹn” của đám trai gái trong làng đến ủi nhờ đồ. Những cục than hồng rực đỏ được lấy ra từ bếp đang nấu các loại bánh, bỏ thẳng vào lòng chiếc bàn ủi. Quanh năm lạnh ngắt, chiếc bàn ủi bỗng chốc hực lên vì nóng. Thực ra thời ấy, quần áo có nhiều nhặn gì cho cam, nhưng vì đông người xin ủi quá nên chiếc bàn ủi không lúc nào yên. Hễ than sắp tàn lớp này, lập tức được thay lớp than hồng khác. Đám thanh niên chen nhau, ai cũng “xin” được ủi cho mình trước. Vì vậy, có bao chuyện khóc cười xung quanh câu chuyện ủi đồ để đi chơi tết thời ấy.


image
Trong xóm có chị Lành, chị hiền hậu như tên cha mẹ đặt cho. Dành dụm cả năm chị mới may được một bộ quần áo vải xoa. Nhưng không phải chị may trong dịp chơi tết mà may để “diện” với họ nhà trai ngày ăn hỏi. Sau lễ ăn hỏi ấy, chị mặc thêm bộ đồ xoa nọ dăm ba lần nữa để đi chơi với anh chồng sắp cưới. Thứ vải xoa này, ni lông là chính nên chỉ cần mặc vài lần là hai ống quần như chiếc lò xo. Thế là phải ủi làm sao cho thẳng để có cái mà đi với anh về thăm nội ngoại. Cầm bộ đồ nhàu nhĩ trên tay, chị ngồi chờ chực gần hết buổi mới ủi được. Vội vội vàng vàng thế nào, vừa đặt chiếc bàn ủi lên một ống quần để “đẩy”, quần chẳng thẳng mà chỉ thấy một bên vạt dính luôn trong chiếc bàn ủi, khói bay nghi ngút, khét lè khét lẹt! Thế là tiêu luôn cái tết của chị Lành. Mấy chục năm rồi, tôi vẫn không quên hai hàng nước mắt ròng ròng của chị khi nhìn chiếc ống quần đã biến thành than.

image
Lại có anh Toan nhà bên, cũng sốt ruột thế nào, chưa kịp móc miếng vải vô đầu “con gà” để “khóa” lại, đã vội nhấc lên. Một đống than hực đỏ từ trong chiếc bàn ủi đã trút xuống chiếc quần. Coi như xong cái tết. Kinh nghiệm “xương máu” ấy đã giúp chúng tôi, đám đàn em kém các anh chị dăm bảy tuổi, không bao giờ mắc phải. Trước khi ủi quần áo thì “ủi” vào tàu lá chuối cho giảm nhiệt. Cũng chẳng bao giờ quên móc “con gà” vào khóa để không bao giờ than trong bàn ủi phải đổ lên áo quần.

image
Bây giờ nhà nào cũng sắm được chiếc bàn ủi điện, hễ quá nóng là tự khắc nó giảm nhiệt ngay. Cũng chẳng có cô gái nào mặc quần “lò xo” như chị Lành, anh Toan của xóm tôi ngày trước. Bao nhiêu quần là áo lượt đủ kiểu dáng của những nam thanh nữ tú dập dìu ngày tết. Nhìn thấy họ, lòng tôi lại dậy lên nỗi xót thương về một quãng cơ cực của làng mình. Những lúc ấy, hình ảnh chiếc bàn ủi bằng than cứ đùn lên như một đống lửa chưa bao giờ tắt.



Trần Đăng

image

Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'
Tối qua quá chén_sáng nay vật vờ
Lễ tưởng niệm 50 năm cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ...
Hai quả trứng gà và ông hàng xóm
Doanh nhân xã hội Lanvy Nguyễn: 'Vì tôi là người V...
Sám hối
Người Việt “Năm Bờ Oăn”
Bác sĩ thẩm mỹ ĐVH (Đéo Vẫn Hát) Cát Tường
HISD Asian American College and Career Day
Please Join Us - MOL's "Love Without Border" Chris...
Từ nạn nhân trở thành nhà vận động cứu vớt trẻ em ...
Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn b...
Biến đá thành ngọc thạch
Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm...
Chi tiết vụ tai tiếng hối lộ của hải quân Mỹ ở Châ...
Có ai mua cha không?
The best Pho in Hanoi and HCM City, Vietnam
Kỹ nghệ: Thức ăn nhanh
Ứng dụng hiệu quả mạng xã hội
Giáo dân ở VN viếng TT Ngô Đình Diệm
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền
Nỗi oan hủ tiếu gõ
Con CryptoLocker virus tống tiền
Lấy bằng tiến sĩ
Chân dung 10 người quyền lực và những khu chợ tuyệ...
6 tỷ phú người Mỹ gốc Việt
Nói sự thật sẽ không tồn tại
Việt Nam phạt du khách Trung Quốc vi phạm chủ quyề...
Công ty ớt Sriracha bị kiện vì gây mùi khó chịu, c...
Một người Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội
Từ Mark tới Uy
Làng dưỡng lão Việt kiều
Lịch sử và các bí ẩn của tượng Nữ Thần Tự Do
Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giớ...
Tàu có đáng sợ không?
Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT
Chợ cóc và an toàn thực phẩm
Sạn mật

1 comment:

Note: Only a member of this blog may post a comment.