Pages

Sunday, November 10, 2013

Vì sao trẻ nhỏ VN chịu nhiều áp lực?

image
Tiểu học nằm trong năm cấp học của hệ thống giáo dục chính thức ở Việt Nam
Gia đình tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ khi con trai lớn tôi đã được 9 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi. Trải nghiệm thực tế của một phụ huynh đã từng sống ở Việt Nam, đem lại cho tôi cơ hội nhìn nhận vấn đề giáo dục đa chiều hơn.

Việc có một xuất học cho con tại ngôi trường mơ ước đã trở thành một gánh nặng cho rất nhiều các bậc cha mẹ tại Việt Nam. Những người khá giả thường kỳ vọng “chạy” được cho con vào trường điểm.
Những người lao động nghèo không đủ điều kiện cư trú lại mơ ước con vào được “trường công” để mức đóng góp nhẹ hơn. Và hầu như khi năm học cũ vừa kết thúc, các bậc phụ huynh đã hối hả lao vào các cuộc đua ngầm để chắc một xuất học cho con em mình.

image
Note: Một số hình ảnh trong bài viết này là hình minh họa
Và nạn nhân cuối cùng lại là chính những đứa trẻ, chúng phải gánh chịu những áp lực học hành để “xứng đáng” với công sức, đồng tiền và kỳ vọng của cha mẹ.

Khi chúng tôi chuyển tới định cư tại Thụy Sỹ, món giấy tờ duy nhất nhà trường yêu cầu là một bản photo giấy khai sinh của các con tôi để nhà trường căn cứ vào đó xếp các cháu vào những lớp theo độ tuổi.

Luật pháp Thụy Sỹ quy định tất cả trẻ em đang cư trú trên đất Thụy Sĩ đều buộc phải tới trường khi đủ tuổi, không phân biệt quốc tịch hoặc thậm chí cả trường hợp trẻ cư trú bất hợp pháp theo cha mẹ.

Hệ thống giáo dục tại Thụy Sỹ miễn phí cho tất cả trẻ em cho tới khi chúng được 16 tuổi, cũng không có chuyện phân biệt trường điểm hay trường chuyên. Do đó trường lớp chưa bao giờ là một gánh nặng đối với các bậc phụ huynh tại Thụy Sỹ.

Bệnh thành tích

image
Trẻ em ở Thụy Sỹ may mắn có nhiều lựa chọn ở học đường và ngoại khóa
Do truyền thống văn hóa, đa số người Việt thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào những đứa trẻ. Những hãng sữa dành cho trẻ em cũng nắm bắt được “yếu điểm” tâm lý này của người Việt để đưa ra những slogan quảng cáo rất kêu: Cao lớn hơn, thông minh hơn, vượt trội hơn.

Trong những câu chuyện trao đổi với nhau, các ông bố bà mẹ Việt Nam luôn hãnh diện khoe chuyện con em mình đạt thứ hạng học tập cao, có bao nhiêu điểm 10, bao nhiêu danh hiệu. Những đứa trẻ không có thành tích như kỳ vọng thường phải chịu nhiều sự quở phạt của gia đình, thậm chí bị chính cha mẹ bạo hành hay nhục mạ vì đã không làm cha mẹ tự hào như những trẻ giỏi giang khác. Trẻ nhỏ tại Việt Nam không chỉ phải sống cho riêng cuộc đời chúng, chúng còn bị mặc định nghĩa vụ làm rạng danh gia đình, phải lo sống cả phần vinh quang của người khác.

image
Trong trường học, các thầy cô cũng được ghi nhận thành tích cá nhân bằng cách đo đếm số lượng danh hiệu học sinh giỏi do mình phụ trách. Đây cũng là điều rất quan trọng liên quan tới sự thăng tiến hoặc lương, thưởng của người giáo viên. Ngay cả báo chí cũng không ngoại lệ khi luôn hết lời ca ngợi những tấm gương thành tích trong học tập.

Và vô hình chung, trẻ em lại vô tình trở thành nạn nhân cho những áp lực thành tích của người lớn, khi chúng phải miệt mài học đêm học ngày, hết học chính khóa tới phụ đạo, học thêm để đáp ứng những kỳ vọng đó… Không khó khăn gì khi nghe nhiều bậc phụ huynh than thở con em mình bận học tới nỗi mất cả tuổi thơ, thậm chí nhiều cháu còn bị stress nặng cũng bởi lý do học quá nhiều!

image
Quan niệm giáo dục của phương Tây lại hết sức khác biệt. Trẻ nhỏ không bị mang cái ách kỳ vọng quá nặng phải sống cho phần của người khác. Kỳ vọng lớn nhất cả gia đình và xã hội đặt vào mỗi đứa trẻ, chỉ đơn giản rằng khi chúng lớn lên sẽ trở thành một công dân hữu ích là đủ. Chúng có quyền tự định đoạt tương lai, cuộc đời chúng, người lớn chỉ ở bên khi chúng cần sự giúp đỡ hoặc lời khuyên bảo.

Thế nhưng, nghịch lý lại nằm ở rất nhiều những kiến thức tinh hoa nhân loại đều được truyền đạt cho học sinh từ khi chúng còn rất nhỏ. Nhưng tới tuổi trưởng thành thì ai cũng thừa nhận mình học được ở trường lớp chẳng được bao nhiêu, đặc biệt là các kỹ năng sống… Vậy thì nguyên do vì đâu?

image
Theo ý kiến cá nhân tôi, do giáo trình rườm rà nhưng không thiết thực và các phương pháp truyền đạt kiến thức của các thầy cô tại Việt Nam đa số đều rất máy móc, nhàm chán. Học sinh được học theo phương pháp đọc - chép, học thuộc lòng theo lý thuyết xuông… mà không kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo. Cho nên, những kiến thức nhà trường mất rất nhiều thời gian truyền tải đã trở thành những kiến thức “chết”, không thực sự hữu dụng cho các em.

Tại Thụy Sỹ, cho tới khi trẻ được 13 tuổi, mục tiêu lớn nhất nhà trường đặt ra đơn giản chỉ là trẻ sẽ hoàn thiện các kỹ năng sống tự lập. Giáo trình cho trẻ ở độ tuổi này rất nhẹ so với trẻ cùng độ tuổi tại Việt Nam, và những bài học luôn được giáo viên hướng dẫn bằng cách bày thành những trò chơi, rồi đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao, thế nào…buộc trẻ phải tư duy để tìm lời giải. Trẻ học rất hứng thú, mà kiến thức cũng tự động “sống” trong đầu.

Thiếu những sân chơi…

image
Hướng đạo sinh trong nhà trường đã bị hệ thống đoàn, đội ở Việt Nam thay thế, theo tác giả
Một thực tế nữa phải nhìn nhận, rằng trẻ em ở Việt Nam rất thiếu không gian vui chơi, đặc biệt là trẻ em tại các thành phố.

Nhiều cha mẹ chia sẻ với tôi rằng đôi lúc thương con bận học tối ngày, bố mẹ dù muốn đưa con đi chơi thư giãn và giải tỏa bớt năng lượng thừa nhưng chẳng biết đi đâu.

Những khu vui chơi lúc nào cũng chen lấn chật chội, công viên cũng chẳng khá khẩm gì hơn, đường xá thì nguy hiểm, trong khi không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để thường xuyên đưa con em mình đi du lịch.

image
Vậy là cách an toàn nhất để giữ chân trẻ nhỏ ở nhà chỉ có ti-vi, hoặc chơi game giết thời gian rảnh rỗi. Môi trường sống của trẻ chỉ quanh quẩn từ nhà tới trường và từ trường về nhà, như cách người ta nuôi nhốt những chú gà công nghiệp. Trong môi trường như thế, thực khó để trẻ có thể sáng tạo hoặc có điều kiện rèn luyện các kỹ năng sống.

Tại Thụy Sỹ, từ hàng trăm năm nay đã có rất nhiều gia đình lựa chọn cho con em gia nhập các hội đoàn Hướng đạo để được sinh hoạt gần gũi thiên nhiên, rèn luyện tinh thần yêu thương, tương trợ cộng đồng. Những em nhỏ hướng đạo sinh hàng tuần sẽ được đưa vào rừng, học cách chặt cây, bẻ cành, gây dựng những hang hốc cho thú nhỏ lẩn trốn hoặc phân biệt các loại nấm độc…

image
Tại Việt Nam, trước 1975 đã có rất nhiều hội đoàn Hướng đạo hướng giới trẻ rèn luyện các kỹ năng sống theo tinh thần không phân biệt tôn giáo, không liên quan tới thể chế chính trị… đã phát triển rất mạnh mẽ, thu hút số lượng thanh thiếu niên sinh hoạt rất đông tại Hà Nội và Sài Gòn.

Tiếc thay, sau 1975 toàn bộ các hội đoàn Hướng đạo Việt Nam đều bị xóa bỏ như cách người ta xóa bỏ các tàn dư của chế độ cũ, nhường sân chơi cho các đoàn Thiếu niên Tiền Phong, đội Kim Đồng… với các sinh hoạt đậm màu chính trị dành cho trẻ nhỏ, nhưng điều cơ bản là kỹ năng sống cho các em lại hoàn toàn không được quan tâm.

image
Cho tới cách đây khoảng 5 năm, những huynh trưởng tâm huyết từ thời chế độ cũ đã lặng lẽ gây dựng lại các hội đoàn hướng đạo sinh hoạt tại một số công viên ở TP.HCM nhằm hướng dẫn các em những bài kỹ năng sống theo tinh thần hướng đạo chung. Hoạt động này hiện nay không bị cấm, nhưng lại hoàn toàn không được khuyến khích.

Khi nào người ta còn chưa chịu chấp nhận những ưu điểm khác biệt vẫn diễn ra xung quanh thế giới, khi nào người ta chưa đặt trẻ em là trọng tâm của sự quan tâm thì trẻ em Việt Nam sẽ mãi còn là nạn nhân của đủ thứ áp lực đè nặng.




Hương Vũ

image

Chiếc bàn ủi con gà
Bộ lạc uống rượu thay nước
Rượu đang giết dần người dân Việt
Thắng làm vua, thua làm giặc
Việt Nam chuẩn bị ứng phó với siêu bão Haiyan
Ông Hoàng Duy Hùng thất cử ở Houston
Đất nước của chiêu lừa "4T"
'Cậu Thủy' và 'Cậu Hồ'
Tối qua quá chén_sáng nay vật vờ
Lễ tưởng niệm 50 năm cố TT Ngô Đình Diệm và bào đệ...
Hai quả trứng gà và ông hàng xóm
Doanh nhân xã hội Lanvy Nguyễn: 'Vì tôi là người V...
Sám hối
Người Việt “Năm Bờ Oăn”
Bác sĩ thẩm mỹ ĐVH (Đéo Vẫn Hát) Cát Tường
HISD Asian American College and Career Day
Please Join Us - MOL's "Love Without Border" Chris...
Từ nạn nhân trở thành nhà vận động cứu vớt trẻ em ...
Giới chức Việt Nam bị cáo buộc dính líu tới buôn b...
Biến đá thành ngọc thạch
Ban nhạc rock Việt vẫn biểu diễn tại Mỹ sau 40 năm...
Chi tiết vụ tai tiếng hối lộ của hải quân Mỹ ở Châ...
Có ai mua cha không?
The best Pho in Hanoi and HCM City, Vietnam
Kỹ nghệ: Thức ăn nhanh
Ứng dụng hiệu quả mạng xã hội
Giáo dân ở VN viếng TT Ngô Đình Diệm
VN và nền văn hóa nhà mặt tiền
Nỗi oan hủ tiếu gõ
Con CryptoLocker virus tống tiền
Lấy bằng tiến sĩ
Chân dung 10 người quyền lực và những khu chợ tuyệ...
6 tỷ phú người Mỹ gốc Việt
Nói sự thật sẽ không tồn tại
Việt Nam phạt du khách Trung Quốc vi phạm chủ quyề...
Công ty ớt Sriracha bị kiện vì gây mùi khó chịu, c...
Một người Đức kiện nhà cầm quyền Hà Nội
Từ Mark tới Uy
Làng dưỡng lão Việt kiều
Lịch sử và các bí ẩn của tượng Nữ Thần Tự Do
Vụ án xử người dùng Facebook đầu tiên trên thế giớ...
Tàu có đáng sợ không?
Thời đại của sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT
Chợ cóc và an toàn thực phẩm
Sạn mật

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.