Pages

Tuesday, March 25, 2014

Một người Việt được trao giải thành tựu trọn đời tại Mỹ

image
GS.TS Charles Nguyễn Cường trước cổng trường đại học Catholic. (Ảnh nhân vật cung cấp)
Giáo sư -Tiến sỹ Charles Nguyễn Cường, người Mỹ gốc Việt duy nhất vừa được trao giải thưởng thành tựu trọn đời (“2009 Lifetime Achievement Award”) của Liên hội Kỹ sư và kiến trúc sư tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ.

Lifetime Achievement Award - Đây là giải thưởng của Liên hội Kỹ sư và kiến trúc sư tại thủ đô Washington (The District of Columbia Council of Engineering and Architectural Societies - DCCEAS) mà theo giải thích của ông Ruplu Bhattacharya, chủ tịch DCCEAS, là “giải thưởng cao nhất của chúng tôi dành cho những người có những đóng góp quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời của họ”.

image
GS. Charles Nguyễn Cường cho biết: “Tôi rất hãnh diện khi biết mình được nhận giải thưởng cao quý này. Đây là niềm tự hào cho cá nhân tôi, cho gia đình tôi và cho đại học chúng tôi. Điều bất ngờ, chính người học trò cách đây 25 năm của tôi đã đề cử tôi cho giải thưởng này cùng với rất nhiều nhân vật tên tuổi khác.”

Trở thành người thành đạt ở một đất nước đa chủng tộc như nước Mỹ đã khó, nhưng đối với người nhập cư, nỗ lực đó cần phải tăng gấp đôi. Cũng như nhiều người Việt khác, thời gian khó khăn nhất đối với một người nhập cư là thời kỳ bắt đầu ở một quốc gia mới.

Đối với Charles Nguyễn Cường, ông đã phải trải qua hai thời kỳ khó khăn khi bắt đầu cuộc sống ở hai quốc gia mới: CHLB Đức năm 1972 và Hoa Kỳ năm 1978. Không chỉ ở sự bất đồng ngôn ngữ và văn hoá, đó còn là sự kỳ thị. Điều này đã làm ông vất vả rất nhiều trong việc tạo dựng lòng tin của các đồng nghiệp để thể hiện tài năng của mình cũng như được bầu lên vị trí lãnh đạo. 

Khi hỏi về những thành công của mình, GS. Charles Nguyễn Cường không nói nhiều về bản thân mình, mà  hết lời ca ngợi vợ ông, bà Kim Bằng. 

image
GS.TS Charles Nguyễn Cường và phu nhân. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ông cho biết, dù công việc ở Bộ Thương mại Mỹ không kém phần bận rộn suốt 26 năm qua và hiện là giám đốc một chương trình du học cho Bộ, bà vẫn lo chu toàn trọng trách của người vợ Việt Nam đảm đang, tháo vát, người mẹ tần tảo của bốn đứa con khi người chồng luôn đi công tác nước ngoài hay những buổi họp kéo dài tới khuya.

Vì thế, phát biểu tại lễ nhận giải Thành tựu trọn đời vừa qua, GS Charles Nguyễn Cường đã không quên nhắc tới sự hy sinh cao quí của người vợ, người đã góp phần vào thành công của ông ngày hôm nay.

Cho đến giờ, khi đã thành danh, lời khuyên mà GS Charles Nguyễn Cường dành cho các bạn trẻ Việt Nam vẫn rất mộc mạc: “Khi còn trẻ, học càng nhiều càng tốt vì tương lai của các bạn phụ thuộc vào mức độ giáo dục và kiến thức. Trong khi học, mặc dù những bài học khô khan nhưng các bạn phải tìm cách làm cho nó trở nên hấp dẫn để có sự thích thú học.”
Với những thành tích nổi bật trong công việc và nghiên cứu, năm 2004, GS Charles Nguyễn Cường đã được Tổng thống Mỹ bổ nhiệm vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam. Những cầu nối giáo dục giữa Mỹ và Việt Nam đã được ông tích cực thúc đẩy, trong đó có việc trao đổi giảng dạy giữa trường đại học Mỹ, trong đó có trường của ông (Catholic University of America) với các trường đại học tại Việt Nam.

Mục tiêu mà GS. Charles Nguyễn Cường muốn thúc đẩy trong thời gian tới là mở rộng hợp tác quốc tế của trường Catholic với các trường đại học Việt Nam. Hiện nay, trường đã có chương trình 2+2 (hai năm học ở Việt Nam và hai năm học ở Mỹ) với các trường đại học ở Việt Nam như trường Đại học quốc tế TP HCM, Đại học Khoa học tự nhiên TP HCM, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Trong tương lai, trường tiếp tục mở rộng hợp tác với trường Đại học Bách khoa TP HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Với uy tín và sự nhiệt tình của GS.TS Charles Nguyễn Cường, số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại trường Catholic ngày đông. Các sinh viên sau khi hoàn tất 2-3 năm học ở một đại học Việt Nam và được tuyển chọn sẽ đến trường Catholic để hoàn thành hai năm cuối cùng của bằng cử nhân kỹ sư.

image
Hiện nay, trường Catholic dành cho Việt Nam 30 suất học bổng  bán phần (50%) và các chương trình thạc sỹ và tiến sỹ. Hai sinh viên của Đại học Bách khoa Đà Nẵng đang làm tiến sỹ tại đây. Ngoài ra, GS.TS Charles Nguyễn Cường đã vận động để có thêm nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của trường với các đại học tại Việt Nam như đưa các giáo sư Việt Nam sang Mỹ nghiên cứu.

Điều mà GS. Charles Nguyễn Cường ấp ủ lâu nay là  mỗi năm có thể dành thời gian giảng dạy ít nhất là một lớp vì thời gian nghiên cứu và làm công tác quản lý đã chiếm phần lớn thời gian của ông. Ông cho biết: “Trong những năm tới, tôi sẽ chú trọng vào những chương trình giáo dục quốc tế của trường, đặc biệt là quan hệ với Việt Nam.”



Lan Anh 


image
Nhân dịp GS.TS Charles Nguyễn Cường được vinh danh trong cộng đồng khoa học với giải thưởng thành tựu trọn đời (“2009 Lifetime Achievement Award”), Tuổi Trẻ đã có cuộc trò chuyện cùng ông.

* Giải thưởng thành tựu trọn đời năm 2009 mà GS.TS được nhận vào ngày 28-2 này có ý nghĩa thế nào?

- Mỗi năm Liên hội Kỹ sư và kiến trúc sư tại thủ đô Washington chọn các cá nhân trong số những kỹ sư, kiến trúc sư xuất sắc để vinh danh. Giải thưởng thành tựu trọn đời là phần thưởng cao nhất dành cho những người có đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực chuyên môn và mang ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời họ. Tôi lấy làm vui mừng vì đã được chọn trong năm nay và cũng rất ngạc nhiên khi biết tin. Đây là niềm hãnh diện cho cá nhân tôi, gia đình chúng tôi và trường đại học chúng tôi.

* Còn về trao đổi giáo dục, hợp tác khoa học kỹ thuật với  VN của ĐH Catholic và của Trường kỹ sư nơi GS.TS đang làm trưởng khoa?

- Thăm viếng một số trường đại học ở VN, tôi mới được biết có nhiều sinh viên rất giỏi nhưng không đủ tài chính để qua Mỹ du học. Bởi thế ba năm qua, tôi đã về VN rất nhiều lần để thiết lập các chương trình giáo dục. Hiện tại Trường kỹ sư chúng tôi có “Chương trình 2+2” với các trường ở VN như: ĐH Quốc tế, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

Với học bổng bán phần (50%), các sinh viên sẽ học ĐH tại VN 2-3 năm rồi chuyển qua trường của chúng tôi học thêm hai năm cuối để lấy bằng cử nhân kỹ sư. Hiện nay trường tôi có bốn sinh viên VN của ĐH Quốc tế. Còn có chương trình để sinh viên VN qua đây làm thạc sĩ và tiến sĩ. Chúng tôi đang có hai sinh viên làm tiến sĩ đến từ ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

ĐH chúng tôi cũng có chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật với các ĐH VN kể trên để các GS VN sang nghiên cứu. Tháng sáu tới, tôi lại về làm việc cùng một số trường ĐH ở Hà Nội trong chương trình của ĐH Catholic.


* Với ngần ấy năm du học, làm việc ở xứ người, GS.TS có kinh nghiệm gì để thành công như hiện nay?
image
- Trong 37 năm qua, du học ở Tây Đức và sinh sống ở Hoa Kỳ, tôi có thể nói yếu tố chính cho thành công của mình là làm việc cần cù, luôn thật lòng và không dối trá. Mình lại là người nước ngoài, muốn lên các địa vị lãnh đạo, ví dụ như trường hợp của tôi, phải giỏi tối thiểu gấp đôi người bản xứ mới được uy tín và tin tưởng từ đồng nghiệp để họ cử mình làm lãnh đạo.

Ở Mỹ có hai cách để làm lãnh đạo: “Play politics” (tham gia chính trị) và “Non-politics” (chuyên môn thuần túy). Tôi tin là người nhập cư muốn thành công phải theo con đường “Non-politics”, dù lúc đầu vất vả song ngày càng vững chắc. Bởi thế, dù có nhiều vấn đề chính trị trong trường, tôi đã được cấp trên tin cẩn và bổ nhiệm ba nhiệm kỳ (mỗi lần bốn năm) ở chức trưởng khoa từ năm 2001 đến nay.

* Với các sinh viên ở VN, theo GS.TS, họ cần chuẩn bị gì để du học ở Mỹ? Với các nhà khoa học đồng nghiệp ở VN, GS.TS có thể chia sẻ gì?

- Muốn thành công về khoa học ở Mỹ, trước tiên mọi người phải thông thạo tiếng Anh, sau đó cần có căn bản vững chắc về toán, khoa học và công nghệ thông tin. Các sinh viên khi còn ở VN học càng nhiều về toán và khoa học càng tốt. Còn nếu có cơ hội, nên lấy nhiều tín chỉ về vi tính cả phần cứng và phần mềm. Với các GS VN, để cộng tác với các GS ở Mỹ, nên nghiên cứu và công bố càng nhiều càng tốt trên các tạp chí nổi tiếng ở Mỹ (IEEE, ASME...). Quan trọng nhất trong một resume là kinh nghiệm nghiên cứu và công bố các bài báo.

* Thưa GS.TS, liệu công việc của một nhà khoa học có hoàn toàn khô cứng...

- Tôi rất thích văn nghệ. Lúc trẻ tôi chơi guitar và hát trong các ban nhạc ở VN và Tây Đức. Tôi có rất nhiều bạn bè trong làng văn nghệ trong và ngoài nước. Tôi còn thích đàn dương cầm, đi du lịch, đánh tennis, trượt tuyết... Theo tôi, nguồn gốc chính để hạnh phúc là việc không ưu tư. Muốn thế, ta đừng chú trọng quá về tiền bạc và danh vọng vì chính chúng làm ta ưu tư rất nhiều.

Cũng nhờ tin tưởng, kính trọng nhau, hạnh phúc của gia đình chúng tôi rất vững chắc. Tôi lập gia đình đã được 20 năm, hiện chúng tôi có bốn cháu. Tôi còn có hạnh phúc trong công việc suốt 27 năm làm việc, vì tôi không nghĩ mình làm việc mà tôi thấy là mình vui chơi. Xin được dùng tiếng Mỹ để nói “They pay me to have fun” (Người ta trả lương để tôi vui chơi!).




ĐỖ QUYÊN 


image

Hộp đen có đem lại lời giải MH370?
Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn th...
Bất thường quanh một luận văn
Hoa trong món ăn người Việt
MH370 'đâm xuống' Nam Ấn Độ Dương
Người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc n...
Chính quyền nhát hơn gián?
Hình ảnh về “độ tham ăn” của con người
Quốc tế bình luận cảnh vượt suối ở VN
Sơ Cristina Scuccia trên sân khấu The Voice của Ý
Già hóa lú?
Không có toa-lét thì không có cô dâu
Hai khung trời...
Ðịnh kiến 'thiểu số gương mẫu': Một vấn đề đối với...
Cuộc xâm lăng êm thấm nhất của Nga
Câu chuyện người thợ xây nhà
Liệu Nga có bị trừng phạt thêm?
Thành quả và tương lai quỹ VEF
Tuổi già hải ngoại và niềm vui Internet
Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và tr...
Chứng chảy máu mũi ở trẻ em
Một sự hiểu lầm tai hại
EU 'cấm đi lại' với quan chức Nga
Tập yoga giảm đau lưng
Có nên phá dỡ cầu Long Biên?
Một năm cầm quyền của Tập Cận Bình
Đường độc hơn trứng
Sự đáng sợ của nước Mỹ
10 vụ tai nạn hàng không bí ẩn nhất
Người giàu nhất VN sở hữu 1,6 tỷ đôla
Bí ẩn quanh các bức Hoa Diên Vĩ (Irises), lẫy lừng...
Phong trào sinh con tại nhà nổi lên ở Mỹ
Phụ nữ Việt thua xa phụ nữ Tây?
Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
Bài toán chia bò
Đời sống Văn hóa Mỹ và Chúc Thư của một nhà khoa h...
Chuyên gia đưa ra giả thiết về không tặc
Ai là Việt kiều?
Tăng mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống...
Có bài học nào cho nhà cầm quyền CSVN?
Chiến tranh lạnh, bộ mới, tác giả Putin

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.