Pages

Monday, May 5, 2014

Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam

image
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là "Hàng không mẫu hạm dầu mỏ" phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông.

image
Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: Dàn khoan HD 981 trên Biển Đông, tháng 5-2012

Trung Quốc đã tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông khi trong thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’58” vĩ Bắc-111 độ 12’06” kinh Đông từ ngày 2-5 đến 15-8-2014. Vị trí này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý.

image
Giàn khoan Hải dương 981 (HD 981) của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, nằm trong chiến lược đầu tư khai thác dầu khí ở Biển Đông của nước này.

Tại buổi lễ đặt tên là “Offshore Oil Aircraft Carrier” (Hàng không mẫu hạm dầu mỏ) cho giàn khoan HD 981, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin tuyên bố: ‘Thiết bị khoan dầu dưới biển sâu của Trung Quốc đã bắt đầu chuyển động và nó rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc”.

Sau tuyên bố trên, Hàng không mẫu hạm dầu mỏ HD 981 đã bắt đầu hoạt động ở Biển Đông từ ngày 9-5-2012 tại khu vực biển cách Hongkong khoảng 320 km về phía đông nam. Giàn khoan này nằm trong mục tiêu Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (năm 2005-2010): Chế tạo 6 tàu thuộc 5 chủng loại chuyên lắp đặt công trình dưới biển ở độ sâu 3.000 m nhằm tạo một hạm đội liên hợp với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỉ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỉ USD).

Giàn khoan HD 981 là giàn khoan bán chìm thế hệ sáu, do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sở hữu và điều hành, do Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp tàu thuyền Trung Quốc hợp tác sản xuất với tổng vốn đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (tương đương 19.020 tỉ đồng). Nhiệm vụ chính là khoan giếng thăm dò, khoan giếng sản xuất, hoàn thành giếng khoan và sửa chữa giếng khoan trên biển Đông. Giàn khoan cũng có thể được điều động đến các khu vực biển sâu ở Đông Nam Á và Tây Phi.

Đây là giàn khoan kiểu nửa chìm hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 m, có thể khoan tới độ sâu 12.000 m. Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m.


image
Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 giàn khoan hoạt động ở độ sâu 3.000 m như HD 981
Giàn khoan HD 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn, được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10. Với kích cỡ bằng một sân bóng chuẩn, được trang bị thiết bị hiện đại cùng hệ thống định vị toàn cầu, giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi.

Chín máy phát điện đủ đáp ứng nhu cầu điện cho một thành phố 200.000 dân. Lượng tiêu hao dầu diesel từ 100 đến 150 tấn/ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão. Do đó, giàn khoan có trang bị khoang dầu với dung tích 4.500 tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày.

Hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến của giàn khoan có thể ứng phó các sự cố như van đóng giếng dầu khẩn cấp, thiết bị dừng người máy dưới nước, van đóng điều khiển từ xa thiết bị định vị vật dưới nước bằng siêu âm. Hệ thống cảm ứng sẽ đóng miệng giếng khoan khi xảy ra mất điện toàn diện, hạ áp suất, lưu lượng vượt mức.



image
Tại khu vực biển sâu dưới 1.500 m, giàn khoan sẽ định vị bằng neo thông qua xích neo của các tàu kéo. Ở độ sâu 1.500-3.000 m, giàn khoan sẽ định vị bằng hệ thống định vị động lực DPS3 (đẳng cấp cao nhất của Tổ chức Hàng hải quốc tế) hoạt động dựa trên định vị vệ tinh. Ước tính mỗi ngày giàn khoan ngốn chi phí từ 981.100 đến 1,5 triệu USD.

Trong ngày hạ thủy giàn khoan HD 981, Tổng Công ty Dầu mỏ hải dương Trung Quốc đã công bố 19 khu vực trên biển Đông sẽ hợp tác với nước ngoài thăm dò và khai thác, trong đó có 6 khu vực ở biển sâu, 3 khu vực ở phía tây và 3 khu vực ở phía đông biển Đông.


image
Dàn khoan HD 981 định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15.029’ vĩ độ bắc, 111.012’ độ kinh đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam 
Hơn 1 tháng sau khi giàn khoan HD 981 bắt đầu hoạt động tại Biển Đông, ngày 23-6-2012, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 26-6-2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã nêu rõ Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, nghiêm túc tuân thủ Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế…

Nhu cầu tiêu dùng dầu khí tại Trung Quốc đã tăng vọt khi nước này trong quá trình hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trung Quốc trông chờ vào việc nhập khẩu hơn 55% lượng dầu thô và 20% khí tự nhiên. Con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.



image
Từ kế hoạch 5 năm lần thứ 11 đến nay, Trung Quốc đẩy mạnh việc thúc đẩy phát triển chiến lược khai thác dầu mỏ ở khu vực biển sâu và đã đầu tư hàng tỉ nhân dân tệ sản xuất trang thiết bị khai thác dầu mỏ biển sâu loại hình lớn như tàu đặt ống nước sâu, giàn khoan kiểu nửa chìm. Ngành dầu mỏ Trung Quốc chế tạo một loạt giàn khoan hoạt động ở độ sâu 1.000 -1.500 m, 2.000 m, 3.000 m đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống sản xuất dầu khí biển sâu phức tạp hơn. Với giàn khoan HD 981, giàn khoan nước sâu độc lập đầu tiên do một công ty Trung Quốc quản lý, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thăm dò tài nguyên dầu khí nước sâu tại Biển Đông.

Biển Đông ước tính có trữ lượng 23 - 30 tỉ tấn dầu và 16 nghìn tỉ mét khối khí tự nhiên. Khoảng 70% trữ lượng dầu khí ở vùng biển giàu tài nguyên này nằm tại 1,54 triệu km2g các khu vực nước sâu. Chu Thụ Vĩ - thành viên Viện Kỹ thuật Trung Quốc - từng đánh giá: "Biển Đông có thể trở thành vùng khoan nước sâu lớn thứ tư thế giới, sau cái gọi là "tam giác vàng" của vùng vịnh Mexico, Brazil và Tây Phi".

image
Trung Quốc từng đòi các nước láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thậm chí còn ngang ngược tuyên bố chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp tranh chấp với nhiều nước khác.

Theo giới phân tích, việc Trung Quốc ráo riết hoạt động khai thác dầu khí trên Biển Đông được xem như một mũi tên bắn vào nhiều đích, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là muốn khẳng định chủ quyền 80% diện tích biển tại đây theo như yêu sách phi lý đường lưỡi bò 9 khúc. Ngoài ra, nỗ lực thăm dò khai thác các tài nguyên biển, đặc biệt là năng lượng cũng là một mục tiêu quan trọng khi nền công nghiệp của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh.



B.T.N


'Việt Nam sẽ có phương án đối phó'

image
Giàn khoan 981 do Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc vận hành
Trung Quốc vừa loan báo việc chuyển giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển gần đảo Lý Sơn của Việt Nam.
Vị trí tác nghiệp của giàn khoan nước sâu khổng lồ này cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.

Trước hành động này, nhà nghiên cứu chủ quyền Biển Đông Hoàng Việt nói với BBC, chính phủ Việt Nam 'chắc chắn sẽ có các phương án' để đối phó.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Thực ra việc Trung Quốc kéo giàn khoan tới đây là điều không chỉ tôi mà một số người khác cũng đã đề cập, chứ không phải là không nghĩ tới, cho dù không biết sẽ vào thời điểm nào. Thế nhưng thời điểm Trung Quốc chọn để làm công việc này, là khi Việt Nam đang say sưa nghỉ lễ và chào đón chiến thắng Điện Biên Phủ thì cũng hơi bất ngờ.
Năm 2011, Trung Quốc mới chỉ tuyên bố sẽ mang giàn khoan xuống Biển Đông và lúc đó mới chỉ tới gần Hong Kong. Nhưng lần này là vào tận trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam.

BBC: Thưa ông, liệu có phỏng đoán nào về lý do khiến Trung Quốc thực hiện việc đưa giàn khoan vào lúc này?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Có nhiều suy đoán, thí dụ như đây có thể là hành động đáp trả lại chuyến đi châu Á vừa rồi của ông [Tổng thống Hoa Kỳ] Obama, hay là tín hiệu phản ứng trước chính sách chuyển dịch sang châu Á của chính phủ Mỹ.
Hướng suy đoán thứ hai là bên trong nội bộ Trung Quốc đang có nhiều vấn đề, thí dụ như mới nhất là các cuộc 'khủng bố' Tân Cương, nên chính phủ nước này đang muốn hướng dư luận về phía khác.
Chúng ta cũng đừng quên rằng tham vọng của Trung Quốc tại các vùng biển rất là mạnh mẽ, họ không dễ từ bỏ chúng.
Về phía Việt Nam, thì cũng có thể gần đây do Việt Nam đã cho hợp đồng khai thác một số lô dầu, và tôi cũng nghe thông tin rằng Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cũng muốn nhảy vào nhưng không được Việt Nam cấp phép. Tất nhiên cần phải kiểm chứng thêm, nhưng có thể đây là một trong các nguyên nhân trực tiếp chăng?

BBC: Thưa ông từ 2013, căng thẳng chủ quyền Việt-Trung được cho là có dịu đi. Thế nhưng bây giờ với những diễn tiến mới này, ông có cho là sẽ có đợt căng thẳng mới giữa hai nước không ạ?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Tôi nghĩ chắc chắn là có. Trung Quốc sẽ không bao giờ ngơi nghỉ tham vọng của mình đối với các vùng biển của Việt Nam.
Dường như Trung Quốc có nhiều mặt trận và họ xoay chuyển các mặt trận khác nhau. Lúc thì hướng về Philippines, lúc thì Nhật Bản, và nay là hướng về Việt Nam. Nay thì giàn khoan của Trung Quốc đã có mặt hoàn toàn ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn có 120 hải lý.
Phía Việt Nam bằng mọi cách sẽ phải có phản ứng và ngăn chặn.
Giàn khoan của Trung Quốc hiện đang trôi lập lờ, và để cố định giàn khoan cho nó hoạt động trên vùng biển đó thì phải mất 5-7 ngày. Và trong giai đoạn đó Việt Nam sẽ phải bằng mọi cách ngăn không cho Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì nếu Trung Quốc đạt được thì điều này sẽ trở thành tiền lệ và Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới.
Vấn đề là Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào? Nếu Trung Quốc cứ kiên quyết đặt giàn khoan vào thì chắc chắn sẽ có xung đột.

BBC: Hiện ta mới thấy Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam lên tiếng phản đối. Nếu không có hiệu quả, thì bước tiếp theo sẽ là gì ạ?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Chắc chắn là Việt Nam sẽ phải phản ứng bằng nhiều phương án. Trước mắt thì là phản đối ngoại giao, kêu gọi tiếng nói của dư luận.
Tuy nhiên nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thì theo phỏng đoán của cá nhân tôi, Việt Nam sẽ phải có các phương án khác, trong đó có phương án như đã từng làm khi Trung Quốc ký hợp đồng với công ty Creston hoạt động ở bãi Tư Chính, các tàu hải quân của Việt Nam cũng đã ra bao vây và kêu gọi, mặc dù giữ hòa bình và không nổ súng.
Tôi nghĩ trong trường hợp này lực lượng hải quân của Việt Nam cũng cần sẵn sàng để làm nhiệm vụ tương tự như vậy.

BBC: Có ý kiến cho rằng những sự kiện như thế này sẽ khiến Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn trong ủng hộ vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế. Ông nghĩ thế nào về đánh giá này ạ?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Trong trường hợp này cần phải khẳng định rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng. Họ cho rằng vị trí [giàn khoan] thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng là chủ quyền nào?
Thứ nhất, cấu trúc địa lý mà Việt Nam gọi là Tri Tôn không phải đảo mà chỉ là một bãi ngầm thôi và không có vùng đặc quyền kinh tế đi kèm.
Thứ hai, dù thế nào đi chăng nữa Việt Nam cũng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Vì vậy Việt Nam có thể khẳng định chủ quyền đầy đủ và rõ ràng tại đây.
Nếu là vùng biển tranh chấp Trung Quốc cũng không thể có hành động đơn phương như kéo giàn khoan ra như vậy.
Nói về vụ kiện của Philippines thì chính phủ Việt Nam vẫn ủng hộ lập trường giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, có thể thông quan tòa án quốc tế. Còn có trực tiếp tham gia vụ kiện cùng Philippines hay không thì đây là vấn đề còn phải tranh luận.




image


Trung Cộng hóc thêm khúc xương Senkaku
Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn
Luật lệ xứ người
Rút tên ra khỏi "chính nghĩa" group
Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ i...
Kết Cuộc Đắng Cay _The Bitter End
Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý
Nếu không nhìn lại: Mình sẽ mất quá khứ và tương l...
Việt Nam có tự do báo chí?
Tự do truyền thông trên thế giới ở mức thấp nhất t...
Công nhân khắp thế giới tuần hành nhân ngày Quốc t...
Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ
Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"
So sánh 10 năm: Vận động & Không vận động
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị b...
Phạm Duy và 10 bài tục ca
Dân phải trả trăm loại lệ phí
Sưng ruột dư_ Appendicitis
Bốn cuộc triệt thoái lịch sử của QLVNCH
Trận chiến Nhã Thuyên
Nhập vai vô gia cư , Richard Gere được " bố thí " ...
Châu Nhuận Phát: tặng 99% gia tài cho người nghèo
Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành trung tâm sản ...
Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật
Tại sao Nga lại bán ‘miếng đất vàng’ Alaska cho Mỹ...
Vatican phong Thánh hai cố Giáo hoàng
Hai vị giáo hoàng lên hàng Thánh
Weerapong Chaipuck: Sapa tuyệt đẹp
Tuổi dễ phạm tội nhất
Lời vàng ý ngọc của lãnh tụ Kim

1 comment:

  1. Vùng Lên Để Sống , Hay Vĩnh Viễn Dưới Gót Ngoại Bang ?


    Ôi đau quá , thật là đau ghê quá !
    Nhìn giàn khoang sừng sững giữa biển Đông
    Mẹ Việt Nam ơi , sao nỗi nhục chất chồng ?
    Những đứa con phản quốc , ngày càng lúc chơi ngông !
    Biển Việt Nam đang từng lúc mất dần
    Máu Việt Nam đang từng giây xuất huyết
    Lũ cầm quyền thật không phải người Việt
    Không xót thương biển đảo của ông cha
    Mồ mả ta , chúng ngày đêm tàn phá !
    Từng tất đất , nhà cửa , ruộng vườn ao cả
    Không còn chi loài quỷ đỏ buông tha
    Dự án , công trình tanh mùi máu dân ta
    Đảng cộng kia ơi , giờ tiếp tục vâng dạ
    Dâng nguyên vùng biển Đông cho lũ “ tàu lạ ”
    Tiềm ẩn bao tài nguyên của đất nước Việt ta
    Ôi đau quá , thật là đau ghê quá !
    Dân Việt ơi , bây giờ đã sáng dạ ?
    Hay vẫn còn tin tưởng vào cái đảng quỷ ma ?!?
    Biển của ta , sao Tàu cộng vào khai phá ?
    Đảng im lìm , đảng hèn hạ lắm đảng ơi
    Ta đang đau , nỗi đau ôi chới với
    Biển của ta , sao nay thấy xa vời vợi
    Ngoại bang xâm chiếm , sao đảng chỉ có một lời
    “ Việt Nam ta sẽ lên tiếng phản đối ”
    Ôi đảng ơi , đảng chỉ là một lũ tồi
    Đã trăm ngàn lần , đảng gian dối dân ta
    Đã muôn triệu lần , đảng chứng tỏ là hèn hạ
    Tàu ngầm , tiêm kích Nga xô , mua về làm đồ cổ ?
    Việt Nam ta ơi , con đường thống khổ
    Lũ Hèn Hạ không thể đại diện dân Nam !
    Nước mất , nhà tan , vì lòng tham không đáy !
    Sơn hà dâng hiến , vì chủ nghĩa tam vô !
    Việt Nam ơi , nay thật sự tan nát cơ đồ !
    Vùng lên để sống , hay vĩnh viễn dưới gót Ngoại Bang ?!?

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.