Pages

Monday, May 5, 2014

Trung Cộng hóc thêm khúc xương Senkaku

image
Bên ngoài, trận đấu võ mồm Hoa - Nhật tưởng chừng đôi bên sắp tuyên chiến đến nơi, điển hình qua Hoàn Cầu thời báo (The Global Times) và các báo Đảng, trong khi Chủ tịch UBND Bắc Kinh tức Đô trưởng Vương An Thuận (Wang Ashun) ra tận sân bay, cùng các quan chức, đứng ở chân thang máy bay đón Thống đốc thủ đô Tokyo Masuzoe đến thăm Bắc Kinh 3 ngày theo lời mời chính thức của Đô trưởng họ Vương cũng là Ủy viên TƯĐ - ĐCSTH từ ngày 23-4 cùng một thời gian TT Obama đang ở Tokyo, vắng mặt Đô trưởng Masuzoe. Nhật báo Đảng China Daily ngưng đả kích Nhật, ca tụng cuộc đón tiếp Đô trưởng Tokyo là đầy tình hữu nghị và chân thành (friendly and sincerely). Phát ngôn viên bộ ngoại giao TC dài cổ lên án và rất giận dữ Thông cáo chung Mỹ - Nhật. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố: "Senkaku nằm trong khuôn khổ an ninh Mỹ-Nhật" và rằng hiệp định quốc phòng Mỹ - Nhật bao gồm cả Senkaku mà Tokyo đã quốc hữu hóa tháng 9-2012. Theo điều 5 của Hiệp định, Hoa Kỳ có nghĩa vụ bảo vệ quần đảo này, TC nhận là của TC với tên gọi Điếu Ngư, cách Đài Loan 200 km về phía Đông Bắc và cách Okinawa 400 km. Bắc Kinh không hãm nổi.

NGA - HOA SÁT CÁNH!

image
Hoa Kỳ đã không thuyết phục nổi TC cấm vận do Nga cướp đoạt Crime-Ukraine. Vừa lúc Obama rời Nhật, Nga và TC kết thúc thương ước Nga bán năng lượng thiên nhiên cho TC. Đồng thời Nga sẽ cho TC thuê dài hạn miền bắc Hắc Long Giang, miền đông Ô-Tê Lý Giang, đất cũ của TC mà vua Quang Đạo nhà Thanh đã nhượng đứt cho Nga hoàng. Nga-Putin cũng sẽ cho TC khai thác tài nguyên ở miền Bắc bát ngát mênh mông 2.000.000 dặm vuông cũng là đất cũ của TC mà nhà Thanh đã nhượng đứt cho Nga hoàng theo điều ước 1855 và 1860. Sử cận đại TQ qua sử gia Phạm Văn Lan trong "TQ thông sử giản biên", T.II, NDxbx, Bắc Kinh 1958, cho rằng "2 điều ước đó là sự nhục nhã nhất, không tốn một viên đạn, không chết một người lính mà Nga đoạt được của TQ 2 triệu dặm vuông đất đai. Bây giờ TC phải thuê lại, sao không đòi lại mà lại ồn ào đòi đảo hoang Điếu Ngư? Putin và Tập Cận Bình đang sát cánh nhau để thành hình liên minh Âu - Á.

Nga và TC có thể sát cánh để đương đầu với Mỹ được không? Còn là đang thách đố nhau. Thế mạnh của Nga không phải ở Bắc Á và TBD. Thế kỷ 19 Nga áp chế TQ, cướp đoạt lãnh thổ TQ là do Nga liên minh với Tây phương, Đức, Anh, Pháp. Thứ nữa, Nga mạnh lên ở phương Đông là nhờ lập được đường xe lửa từ Mạc Tư Khoa, xuyên Siberia đến cảng Hải Sâm Uy, phải đi ngang qua 2 tỉnh của TQ là Hắc Long Giang và Cát Lâm. Hải Sâm Uy là của TQ, Nga cưỡng bách nhà Thanh phải nhượng đứt cho Nga Vlodivostok.


ĐẢO ĐIẾU NGƯ HAY SENKAKU CỦA AI?

image
Nếu gọi là chủ quyền lịch sử như Bắc Kinh thường viện dẫn quần đảo hoang Điếu Ngư là của nước Tàu, không dính dáng đến Nhật Bản kể từ thế kỷ thứ 15. Nhật canh tân được mấy năm, đời Minh Trị Thiên Hoàng thì đã tiến vượt mức, hùng cường nhất Bắc Á, vượt cả Nga trong khi nhà Thanh Trung Hoa suy yếu hẳn, thừa cơ hội Nhật nhảy vào, chạy theo đế quốc Tây phương xâu xé Trung Hoa, ép triều Quang Tự phải ký điều ước nhượng đứt quần đảo hoang Điếu Ngư cho Nhật, trở thành Senkaku, tuy là hoang đảo nhưng là tiền đồn chiến lược của hải quân Nhật, tuy không đồn trú nhưng là điểm qua lại. Từ đây Senkaku thuộc chủ quyền của Nhật, diễn tiến theo một quá trình khá dài dòng như sau:

Thập niên 1870, Nhật đã nhòm ngó Nam TBD và vùng biển nay gọi là Hoa Đông. Nhật cưỡng ép vương quốc Lưu Cầu thuộc quần đảo Rykyu, cực Nam Nhật Bản phải xin sát nhập vào nước Nhật, đổi thành quận Xung Thằng với đảo lớn nhất là Okinawa, rộng 450 dặm vuông hay là 1776 km2. Diện tích vương quốc Lưu Cầu tức Ryukyu là 4790 km2, kinh đô Shuri trên đảo Okinawa. Thế kỷ thứ 7, lần đầu tiên sử nhà Đường ghi, thuyền buôn Trung Hoa cập đảo Lưu Cầu buôn bán. Thế kỷ 15, đời vua Minh Thành Tổ (1402-1424), binh thuyền nhà Minh đến Lưu Cầu "diễu võ giương oai" buộc Lưu Cầu vương phải thần phục nhà Minh và triều cống Bắc Kinh. Chỉ là triều cống mà thôi (như Cao Ly, VN, Xiêm La, Miến Điện). Thế kỷ 17, hoàng tử Nhật Sataunes chiếm quần đảo Lưu Cầu nhưng không khai thác, vương quốc hải đảo vẫn tồn tại. Năm 1849, chiến hạm Hoa Kỳ do ĐĐ Mathew Perry bắn phá Tokyo buộc Nhật phải bãi bỏ "bế quan tỏa cảng", mở cửa buôn bán với Mỹ và Tây phương. Năm 1853, chiến hạm của ĐĐ Perry lại tiến vào quần đảo Lưu Cầu. Năm 1879, Nhật Bản canh tân, hùng cường, chiếm vương quốc Lưu Cầu. Cụ Phan Bội Châu khi lưu vong ở Nhật, đọc sử Lưu Cầu vong quốc, cụ liên tưởng đến thân phận VN bị mất nước vào tay Thực dân Pháp, cụ viết sách "Lưu Cầu huyết lệ tâm thư" để khích động quốc dân VN về họa vong quốc như nước Lưu Cầu.
image
Dân Lưu Cầu giỏi nghề biển, đánh cá viễn dương, cũng là truyền thống Việt, họ xuống tận biển Đài Loan và Bắc Phi Luật Tân. Đi đi về về, ngư dân Lưu Cầu lấy quần đảo Senkaku nghỉ chân hoặc tránh bão. Cổ sử Đường, Tống, Minh có chép thuyền buôn của Lưu Cầu trước khi vào cảng Phúc Châu, Áo Môn, Quảng Châu thì ghé vào đảo Điếu Ngư, trạm dừng chân của thuyền buôn Lưu Cầu, quần đảo vô chủ.

Sử nhà Thanh còn chép rõ: năm 1871, Quốc vương Lưu Cầu đã qui phục Nhật Bản (chưa bị sát nhập) một số dân Lưu Cầu đi thuyền buôn bị gặp bão lớn, thuyền trôi dạt đến bờ biển Đài Loan bị thổ dân giết chết. Nhật Bản phản kháng vụ này, qui trách nhiệm cho Thanh triều (bấy giờ Đài Loan là một tỉnh nhỏ của TH, trước nhà Minh là một phủ). Nhà Thanh suy yếu, ngán sợ Nhật gây chuyện lôi thôi nên chối phắt, thổ dân Đài Loan không phải là thần dân TH, "chưa được giáo hóa của Thiên triều", có nghĩa là không phải là dân Tàu.

image
Nhật vin vào cớ này, đem quân đánh Đài Loan hỏi tội giết dân Lưu Cầu. Nhật lại bắt Thanh triều bồi thường chiến phí đánh Đài Loan là 40,000 lạng bạc và bồi thường gọi là tiền tử tuất cho nạn nhân Lưu Cầu là 10,000 lạng bạc. Tiếp theo Nhật chiếm Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ. Nhật đánh chiếm Phụng Thiên, Liêu Đông, Uy Hải Vệ v.v... Đã thế, cướp đất của người ta, Nhật còn buộc Thanh triều phải bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc chiến phí. Riêng Liêu Đông, Nhật không chống lại nổi liên minh Nga, Pháp và Đức nên đành phải trả Liêu Đông cho Bắc Kinh nhưng Thanh triều phải bồi thường cho Nhật 30 triệu lạng bạc (sau Đệ I thế chiến, hội nghị Hòa Bình Fontainebleau, Paris, Hội Quốc Liên lại trao Liêu Đông, tô giới của Đức cho Nhật quản lý).

Chúng tôi trình bày dài dòng lôi thôi như trên để sáng tỏ điều này thuộc về pháp lý quốc tế, Senkaku là của Nhật Bản: sau khi Nhật bại trận đầu hàng năm 1945 mãi đến tháng 9, 1951, Liên Hiệp Quốc mới triệu tập hội nghị Thượng đỉnh San Francisco, Hoa Kỳ, về nền hòa bình Nhật Bản do Tổng Thư Ký LHQ và tứ cường HĐBA-LHQ đồng chủ tọa gồm Anh, Mỹ, Pháp và Nga. Dù Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) vẫn còn là hội viên HĐBA nhưng theo đề nghị của Anh không được mời, Trung Cộng cũng không được mời. Hội nghị khai mạc ngày 1-9 với 53 quốc gia tham dự trong đó có phái đoàn QGVN do Thủ tướng Trần Văn Hữu cầm đầu. Lần đầu tiên quốc kỳ VN nền vàng ba sọc đỏ tung bay trước tiền đình hội nghị. Trong thượng đỉnh này, Nhật Bản chính thức trả lại cho Pháp quốc 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tất cả biển đảo cho đến Côn Sơn, Phú Quốc (Pháp đã trao trả cho VN qua văn kiện Élysée ngày 8-3-1949 giữa Tổng thống Pháp Vincent Aurisé và cựu hoàng Bảo Đại, Quốc trưởng QGVN). Thủ tướng Trần Văn Hữu đăng đàn nói về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của VN rất hùng hồn với chứng liệu lịch sử. Cả hội nghị vỗ tay vang dội tán thành. Khi bỏ phiếu chỉ có Liên Xô và mấy nước CS Đông Âu như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi theo Liên Xô không bỏ phiếu nhưng không chống, đặc biệt Liên Xô không phủ quyết. Tuy không dự nhưng từ Mao Trạch Đông đến Tưởng Giới Thạch (Đài Loan) đều không lên tiếng phản bác (Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền VN).

image
Ngày 6-9-1951, thượng đỉnh San Francisco kết thúc, Nhật phải chính thức trao trả các phần đất và các đảo đã cưỡng chiếm của Trung Hoa như Lữ Thuận, Liêu Đông... cho đến các đảo Bành Hồ, Đài Loan, Kim Môn, Mã Tổ nhưng không có Điếu Ngư. Vì lý do quần đảo này thuộc chủ quyền Nhật Bản, Thanh triều đã nhượng đứt cho Nhật qua điều ước ký kết giữa Nha môn Đại thần Lý Hồng Chương và Đại thần Đại diện Nhật hoàng là Y Đằng Bác Vân (ghi chú Y Đằng Bác Vân là bạn đồng hành của danh nhân Nguyễn Trường Tộ, hai ông gặp nhau trên một chuyến tàu từ Pháp về Sàigòn, năm 1860, 2 ông ý hợp tâm đầu về canh tân VN và Nhật Bản. Y Đằng Bác Vân qua các bản điều trần canh tân được Minh Trị Thiên Hoàng chấp nhận, còn Nguyễn Trường Tộ với 38 bản điều trần được vua Tự Đức và các đại thần thức tỉnh lắng nghe nhưng triều đình cho xếp lại).

image
Bắc Kinh với hơn 1000 tướng lãnh hiếu chiến, CT Tập Cận Bình sẽ phản bác như thế nào trước thái độ dứt khoát của Hoa Kỳ qua TT Obama? Đâu là chứng cứ lịch sử và pháp lý? Rõ rệt như hải cảng Hải Sâm Uy, Thanh triều đã nhượng đứt cho Nga hoàng qua điều ước ký kết đôi bên đổi tên là cảng Vladivostok, y như trường hợp Điếu Ngư thành Senkaku. Từ năm 1972 đến năm 2012, 40 năm Nhật Bản viện trợ cho TC và ào ạt đầu tư vào Hoa Lục, tại sao ĐCSTH không đòi lại Điếu Ngư? Lấy cớ tháng 9-2012, chính phủ Nhật quốc hữu hóa Senkaku, ĐCSTH mới khuấy động rồi phát động cao trào dân tộc chống Nhật, đòi lại Điếu Ngư? Để làm gì? Vì tài nguyên dầu khí ư? Chưa phải. Vẫn còn mờ ảo. Vì tự ái dân tộc, cả 2 phía Nhật và Tàu thì đúng hơn.

Đảng CS Tàu đang lung lay, xã hội đầy bất an, bất trắc, dân Hoa Lục đã chán ghét chế độ CS hiện hữu, giới lãnh đạo Bắc Kinh nắm bắt cơ hội Điếu Ngư để hướng cả nước vào một cội nguồn hận thù dân tộc để làm bùng lên cuộc đấu tranh mới vì dân tộc Đại Hán, vì chủ quyền thiêng liêng của các "Con Trời" kiểu mới. Vả lại, tập thể tướng lãnh TC từ thời Mao Trạch Đông vẫn là một loại sứ quân cường hào. Xin nhìn lại trường hợp Đặng Tiểu Bình, ông ta chỉ giữ chức Phó Thủ Tướng nhưng quyền hành trên cả Tổng bí thư Đảng, trên cả Chủ tịch nước và thủ tướng do ông ta nắm quyền Chủ tịch Tổng quân ủy tức Tổng tư lệnh tối cao quân đội và các lực lượng vũ trang, kể cả trên 3 triệu công an nhân dân. Đặng Tiểu Bình đủ uy tín và tay chân để lãnh đạo các sứ quân do ông ta từng là Chính ủy Đệ Bát lộ quân thời nội chiến Quốc-Cộng, ông ta lại có "căn cứ địa" vững chắc ở Hoa Nam gồm các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông. Hồ Cẩm Đào rồi Tập Cận Bình không đủ trọng lượng nắm tập thể tướng lãnh 7 đại quân khu và tổng quân ủy. Lấy Thượng tướng Lưu Á Châu làm thí dụ, chính ủy quân khu Bắc Kinh, vẫn nghênh ngang tuyên bố đòi lấy lại Okinawa "đất cũ của TQ"! Hoàn toàn nhảm nhí, bịa đặt. Okinawa một đảo lớn nhất của nước Lưu Cầu tức quần đảo Rykyiu chưa từng là đất của TQ, không biết đến Hán tộc. Dân Lưu Cầu là Việt tộc, hậu duệ của Việt vương Câu Tiễn nước Việt.

image
Một thí dụ gần đây nhất đang gây ồn ào dư luận trang mạng ở Hoa Lục, Hồng Kông và Ấn Độ. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập hải quân TQ, Bắc Kinh mời một số hải quân các nước bạn đến Thanh Đảo tham dự lễ trong đó có chiến hạm Savalik của HQ Ấn Độ. Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải Quân TC (HQTC) lên thăm chiến hạm Ấn Độ, vào ngày 24-4 vừa qua. Theo nội quy, "Trung tâm thông tin" của chiến hạm khi đậu ở bến cảng phải khóa kín cửa, không ai được vào, Đô đốc Lợi khăng khăng đòi hạm trưởng Ấn Độ phải mở cửa trung tâm tức bộ chỉ huy hành quân của chiến hạm cho ông vào xem. Theo nội qui của hải quân, viên Hạm trưởng Ấn Độ từ chối không theo lời yêu cầu của Đô đốc Tư lệnh HQTC. Ê mặt! Ông Đô đốc hầm hầm tức giận. Nhật báo South China Morning Post ngày 25-4 đã tường thuật. Nghĩa là, vẫn thái độ nước lớn, muốn gì cũng phải được! Muốn lấy lại Điếu Ngư cũng phải được! Đô đốc Lợi và HQTC có thể đánh bại HQ Mỹ ở TBD chăng? Đánh HQ Nhật cũng chưa chắc, huống chi Mỹ!

image
TC lại hóc thêm một khúc xương Điếu Ngư - Hoa Đông! Tập đoàn lãnh đạo Tập Cận Bình liệu có đối đầu quyết liệt với liên minh Mỹ - Nhật không? Vì quyền lợi sinh tử kinh tế - tài chính, chắc là không.



HÀ NHÂN VĂN

Jan 21, 2014
Từ năm 2009, lúc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên con đường lưỡi bò chạy quanh Hoàng Sa và Trường Sa trong khu vực Biển Đông, trận chiến Hoàng Sa năm 1974 lại trở thành một vấn đề thời sự khiến nhiều người ...

Jun 20, 2011
Họ cũng xua đuổi hoặc bắt giữ những ngư thuyền Việt Nam vào các khu phận biển Hoàng Sa, Trường Sa để đánh cá. Thái độ này của Trung quốc được cắt nghĩa dựa trên hai Tài liệu tuyên bố vào năm 1958 cách đây 53 ...

Oct 01, 2012
Thứ hai, một số bản đồ Tây phương có chỉ đường hàng hải Bắc-Nam Châu Á, tất cả đường này đi ngang Hoàng Sa những năm 1800 và 1900 khi vùng biển và đảo ở Indochina do người Pháp quản lý. Sau hiệp định Geneva ...

Apr 25, 2012
Trong cuộc gặp gỡ thân tình này TS Nguyễn Nhã đã hỏi tôi về chuyện “Bản Đồ Hoàng Sa” xảy ra đầu năm 2010, và cứ thắc mắc tại sao tôi không bao giờ “lên tiếng” về việc này mặc dầu trong các diễn đàn cũng có nhiều ...


image

Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn
Luật lệ xứ người
Rút tên ra khỏi "chính nghĩa" group
Làm gì để giải quyết xung đột đất đai?
Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ i...
Kết Cuộc Đắng Cay _The Bitter End
Khánh Ly: Tình, tiền và những nghịch lý
Nếu không nhìn lại: Mình sẽ mất quá khứ và tương l...
Việt Nam có tự do báo chí?
Tự do truyền thông trên thế giới ở mức thấp nhất t...
Công nhân khắp thế giới tuần hành nhân ngày Quốc t...
Vụ CA đột kích tiệm vàng Hoàng Mai
Sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam
Hành trình tìm con của cựu binh Mỹ
Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt
Chiến thắng dang dở
Ăn ngọt nhiều: vợ chồng bớt cãi nhau
Dân Dương Nội cắt máu ăn thề giữ đất !
30/4: 'Quốc gia thua để thắng, CS thắng để thua'
Nhìn quan hệ Mỹ - Việt từ ngày 30/4
Dân chủ, hòa giải, giải phóng
Ba người Việt trong "100 anh hùng thông tin"
So sánh 10 năm: Vận động & Không vận động
Ngày Tri ân thương phế binh: “Chúng tôi không bị b...
Phạm Duy và 10 bài tục ca
Dân phải trả trăm loại lệ phí
Sưng ruột dư_ Appendicitis
Bốn cuộc triệt thoái lịch sử của QLVNCH
Trận chiến Nhã Thuyên
Nhập vai vô gia cư , Richard Gere được " bố thí " ...
Châu Nhuận Phát: tặng 99% gia tài cho người nghèo
Trung Quốc muốn biến Việt Nam thành trung tâm sản ...
Chỗ ở sang trọng và tự do học thuật
Tại sao Nga lại bán ‘miếng đất vàng’ Alaska cho Mỹ...
Vatican phong Thánh hai cố Giáo hoàng
Hai vị giáo hoàng lên hàng Thánh
Weerapong Chaipuck: Sapa tuyệt đẹp
Tuổi dễ phạm tội nhất
Lời vàng ý ngọc của lãnh tụ Kim
Xuân Lộc: một chiến thắng ngắn ngủi

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.