Mấy
năm gần đây, trên blog của tôi trên đài VOA, cũng như mấy tháng gần đây, trên
facebook, tôi hay viết về chính trị. Một số bạn bè hỏi: Tại sao?
Trước
hết, cần khẳng định rõ ràng là tôi hoàn toàn không có tham vọng gì về chính
trị, tuyệt đối không dính líu gì đến các sinh hoạt chính trị. Sau nữa, cũng cần
khẳng định tiếp: Tôi viết với tư cách một trí thức muốn dùng kiến thức và khả
năng nhận thức để mổ xẻ những ung nhọt của đất nước; tôi viết với tư cách một
nạn nhân và một chứng nhân để ghi lại những kinh nghiệm và cảm nghiệm của mình;
tôi viết để giải tỏa những u uẩn và u uất trong lòng; tôi viết để, may ra, gặp
được những người đồng cảm và đồng điệu để những bận tâm đau đáu của mình không
thành lẻ loi. Liên quan đến đất nước, nhất là một đất nước lớn có cả gần một
trăm triệu dân, nghịch lý và phi lý nhất là cảm giác lẻ loi.
Ngoài
những lý do vừa kể, có thể còn nhiều lý do khác nữa. Nhưng thôi, chuyện đó cũng
chả có gì quan trọng. Điều khiến tôi loay hoay nghĩ ngợi nhiều hơn, thời gian
gần đây, là mối quan hệ giữa văn học và chính trị.
Dĩ
nhiên, đó là một đề tài cũ mèm. Cách đây hơn 2500 năm, ở Hy Lạp, Plato đã đặt
ra vấn đề ấy khi đề nghị choàng lên cổ các nhà thơ một vòng hoa nguyệt quế rồi
đuổi họ ra khỏi nước Cộng hòa Lý tưởng với lý do họ chỉ làm mọi người nhìn hiện
thực một cách lệch lạc. Aristotle không đồng ý với thầy khi ông nhấn mạnh thơ
ca có chức năng thanh tẩy cảm xúc và phản ánh hiện thực một cách sâu sắc và
chính xác hơn cả lịch sử. Ở Trung Cộng, cũng thời gian ấy, Khổng Tử cho thơ có
tác dụng giúp con người quan sát tinh tế, biết cảm xúc, biết đoàn kết, biết
giận, biết oán, biết phẫn khích… nghĩa là, nói cách khác, có chức năng giáo dục
và phục vụ chính trị tốt. Sau đó, suốt cả thời Trung đại, ở Tây phương, chủ
nghĩa cổ điển chủ trương dùng văn học để giáo hóa con người; ở Trung Hoa và
Việt Nam, người ta chủ trương văn chương là dùng để tải đạo mà cốt lõi của cái
gọi là đạo ấy không có gì ngoài đạo trung và đạo hiếu, mà nói đến trung là nói
đến chính trị, thậm chí, chữ hiếu trong quan niệm của Nho giáo cũng đẫm đầy màu
sắc chính trị: có “tề gia” giỏi mới có thể “trị quốc” được.
Nhưng
có lẽ không có lúc nào người ta lại bàn về quan hệ giữa văn học và chính trị
nhiều như thời hiện đại. Có lẽ lý do chính gắn liền với sự bành trướng của chủ
nghĩa Cộng sản. Từ đầu thập niên 1930, ở Liên Xô, người ta đưa ra lý thuyết văn
học hiện thực xã hội chủ nghĩa với mấy nội dung chính: Một, văn học phản ánh
hiện thực; hai, cách phản ánh hiện thực của văn học lệ thuộc vào lập trường
giai cấp của tác giả; ba, khi phản ánh hiện thực như vậy, văn học tác động mạnh
mẽ lên cách suy nghĩ và cách cảm xúc của quần chúng; bốn, với tác động như vậy,
văn học có quan hệ chặt chẽ và không thể chối cãi được, với chính trị; năm,
trong công cuộc vận động cách mạng, đảng Cộng sản nhất thiết phải nắm cho được
công cụ văn học; sáu, để nắm văn học, các nhà tuyên huấn Cộng sản đưa ra khái
niệm tính đảng: văn học phải tuân theo chỉ thị của đảng và phải phục vụ đảng,
v.v…
Chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa với những quan điểm một chiều và nông cạn như
vậy chỉ phát triển ở các quốc gia Cộng sản tại Đông Âu và, khi du nhập vào
Trung Cộng, bị Mao-hóa, trở thành giáo điều hơn nữa. Con đường du nhập của chủ
nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam xuất phát từ hai nguồn: Một,
qua các nhà văn Cộng sản của Pháp khi họ sang Liên Xô tham dự đại hội nhà văn
vào năm 1934. Hai, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, sách báo từ Pháp
không được nhập cảng vào Việt Nam được nữa, người ta quay sang Trung Cộng, và
từ Trung Cộng, người ta học được quan điểm của Mao Trạch Đông, đặc biệt trong
bài nói chuyện tại Diên An vào năm 1942.
Mặc
dù không bị chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thuyết phục, nhưng giới cầm
bút ở Tây phương vẫn không thoát khỏi ám ảnh về nó, do đó, mối quan hệ giữa văn
học và chính trị trở thành một đề tài được nhiều người quan tâm phân tích. Có
điều, dù bàn sâu đến mấy, vấn đề ấy vẫn không ngớt day dứt trong tâm trí của
mọi người. Mỗi câu trả lời, may lắm, chỉ chinh phục được một thế hệ. Đến thế hệ
tiếp theo sau, với những mâu thuẫn mới và hoàn cảnh mới, người ta lại đặt ra
câu hỏi ấy và lại loay hoay suy nghĩ, tìm kiếm câu trả lời.
Ở
Việt Nam
cũng vậy. Ngay sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã từng thao thức với vấn đề ấy
khi nhìn lại nền văn học về chiến tranh của Việt Nam, tuy nhiều về số lượng,
nhưng lúc nào cũng còi cọc về chất lượng. Mấy năm sau, ông và Hoàng Ngọc Hiến
lại đặt ra vấn đề ấy lần nữa; cuối cùng, thời đổi mới, ông lại đặt ra vấn đề ấy
trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, trong đó,
ông cho cái gọi là văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thực chất chỉ là một nền
văn học minh hoạ cho các chính sách hà khắc của chế độ, nền văn học của những
người hèn, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đến độ sẵn sàng bẻ cong ngòi bút của
mình, hoặc nếu không, cũng lạng lách, viết một câu trung (thực) lại kèm theo
một câu nịnh.
Với
giới cầm bút ở hải ngoại, nhiều người cũng hay trăn trở về quan hệ giữa văn học
và chính trị. Lý do cũng dễ hiểu. Phần lớn giới cầm bút Việt Nam ở hải ngoại
là những người tị nạn chính trị. Họ trốn khỏi Việt Nam cũng vì chính trị. Bản sắc của
họ, với tư cách người tị nạn, cũng gắn liền với chính trị, chủ yếu chính trị
của các nạn nhân vừa thua trận vừa bị đày đoạ trong các trại cải tạo. Trong
suốt hơn một thập niên đầu, từ năm 1975 đến 1990, lúc chế độ Cộng sản sụp đổ ở
Nga và Đông Âu, mảng văn học phản kháng, với những đề tài mất nước và cải tạo,
nở rộ. Lúc ấy, người ta cho việc tố cáo tội ác của Cộng sản là việc đương nhiên
và mặc nhiên. Không ai thấy có vấn đề gì cả.
Tuy
nhiên, sau đó, khi cơn phẫn nộ và đau xót nguội dần, cảm hứng văn học trở thành
đa dạng hơn, nhiều người quay lại với vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị.
Không có cuộc tranh luận nào thật lớn nhưng những bàn cãi nho nhỏ quanh bàn
nhậu hoặc trên một số diễn đàn thì có. Nhưng, cũng giống như mọi lần, trong
lịch sử, không có một kết luận nào chung nhất để kết thúc các cuộc tranh luận
ấy cả.
Theo
tôi, nói đến quan hệ giữa văn học và chính trị, trước hết, cần phân biệt hai
phạm trù: tác giả và tác phẩm. Hai khái niệm này không đồng nhất với nhau. Một
tác giả tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính trị không nhất thiết phải
viết nhiều về chính trị. Trong văn học Việt Nam , có thể lấy trường hợp Nhất
Linh làm ví dụ. Từ đầu thập niên 1940 trở đi, ông hoạt động chính trị rất sôi
nổi, nhưng các tác phẩm ông viết lại rất ít màu sắc chính trị. Ngược lại, một
người không tham gia chính trị có thể viết rất nhiều về chính trị. Như Võ
Phiến, chẳng hạn. Bởi vậy, để tìm hiểu quan hệ giữa văn học và chính trị, có lẽ
chúng ta chỉ tập trung vào tác phẩm hơn là tác giả.
Giới
hạn trong phạm vi tác phẩm, tính chất chính trị có thể được nhìn từ ba khía
cạnh khác nhau: trong tác phẩm (in the text), với tác phẩm (with the text) và
qua tác phẩm (through the text).
Thứ
nhất, bên trong tác phẩm, chủ yếu ở đề tài và nội dung tác phẩm. Ở phương diện
này, không có gì mâu thuẫn giữa văn học và chính trị cả. Viết về chính trị cũng
giống như viết về một cuộc tình, một cuộc đời, một số phận hay một kinh nghiệm
nào đó. Nó có thể hay hoặc dở. Nhưng cái hay hoặc cái dở ở đây gắn liền với tài
năng của tác giả hơn là bản thân đề tài.
Thư
hai, tính chính trị thể hiện với tác phẩm, tức gắn liền với ý đồ của tác giả,
nhằm tuyên truyền cho một lý tưởng chính trị nào đó mà tác giả tin tưởng hoặc
phục vụ. Đây là điều các chế độ độc tài thường đòi hỏi ở người cầm bút. Nói
cách khác, đó là thứ văn học có tính chất luận đề, nói theo ngôn ngữ của nhóm
Tự lực văn đoàn trong thập niên 1930 hoặc văn học minh hoạ, nói theo ngôn ngữ
của Nguyễn Minh Châu. Việc nhìn chính trị như một động cơ trong sáng tác này
thường chỉ dẫn đến sự thất bại cho cả tác giả lẫn cho tác phẩm. Cuối thập niên
1950, ở Sài Gòn, trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh nhìn nhận tiểu
thuyết luận đề mà ông là cổ suý và là một tác giả tiêu biểu nhất là một thất
bại. Đọc lại, ông chỉ thấy đơn giản và nhạt nhẽo. Từ cuối thập niên 1970 đến
giữa thập niên 1980, ở Việt Nam, cả Nguyễn Minh Châu lẫn Hoàng Kiến đều phê
phán việc sử dụng văn học để phục vụ cho chính trị qua những tác phẩm minh hoạ
như thế.
Thứ
ba, tính chính trị thể hiện qua tác phẩm (through the text) tức ở những tác
động của nó trong độc giả. Ở đây, chúng ta sẽ có hai trường hợp chính: Một, có
khi tác giả viết với một động cơ chính trị rõ rệt nhưng ý nghĩa của nó, ở người
đọc, lại có tính chất thuần thẩm mỹ; hai, ngược lại, có khi tác giả không có
động cơ chính trị gì cả nhưng khi tác phẩm ra đời, nó lại có tác động chính trị
mạnh mẽ lên người đọc, một cách tức thời hoặc nhiều thế hệ sau đó. Ví dụ,
Truyện Kiều ra đời từ cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỳ 19, nhưng đến đầu thế kỷ
20 lại được nhìn như một tác phẩm đầy màu sắc chính trị: với Phạm Quỳnh, nó là
nền tảng để xây dụng nền quốc văn và quốc học trong quá trình hiện đại hoá Việt
Nam; với Ngô Đức Kế, nó lại là một tác phẩm cổ vũ cho sự thoát ly, quay lưng
lại công cuộc đấu tranh giành độc lập. Tất cả những ý nghĩa và tác động này đều
nằm ngoài ý đồ của chính tác giả.
Nói
một cách tóm tắt, quan hệ giữa văn học và chính trị là một vấn đề phức tạp bao
gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Chỉ trừ việc sử dụng văn học như một công cụ
chính trị, tất cả những khía cạnh khác đều bình thường, không hay và cũng không
dở. Với tư cách một đề tài, chính trị cũng bình đẳng với các loại đề tài khác,
hay hay dở nằm trong tầm nhìn và tài năng của tác giả. Còn ý nghĩa
(significance) của tác phẩm đối với nhận thức chính trị của độc giả trong một
thời điểm nào đó thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của tác giả.
Tiến
sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Jul
15, 2014
...
qua mâu thuẫn mà còn làm cho mâu thuẫn ngày càng trầm trọng thêm. Thứ ba, chúng
ta sẽ trở nên khoan dung hơn, và khi mọi người đều khoan dung, cộng đồng sẽ trở
thành mạnh mẽ hơn. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc.
Jul
16, 2014
Bản
sắc là một khái niệm rất rộng và phức tạp, thường thay đổi theo văn hoá, thế
hệ, phái tính và ngay cả kinh nghiệm cá nhân. Đây là một đề tài thú vị nhưng
quá dài. Tôi xin khất lại một dịp khác. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc.
Jul
15, 2014
Trong
những lời nói dối ấy, chắc chắn có những câu đại loại: Mơ thấy mình làm người
Việt Nam mà bộ máy tuyên
truyền của Việt Nam
không ngớt lải nhải suốt cả mấy chục năm trước đây. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc.
image.
May
15, 2014
Trong
cuộc Hội nghị cao cấp của khối vào ngày 11 tháng 5 tại Miến Điện, Nguyễn Tấn
Dũng đã đọc một bài diễn văn khá mạnh mẽ, trong đó, lần đầu tiên ông gọi đích
danh Trung Quốc, kẻ đang hung hăng đe doạ hoà bình ...
Jul
07, 2014
...
huy được sức mạnh văn hóa trong việc phát triển kinh tế. Khi cả trình độ dân
trí lẫn kinh tế thấp, cả dân tộc, may lắm, chỉ có thể làm những công việc lặt
vặt như gia công và lắp ráp cho thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc.
Feb
21, 2014
Trong
tương lai, khi nhà cầm quyền Việt Nam mạnh bạo lên tiếng chống Trung
Quốc, tôi không biết họ có chống được hay không; tôi chỉ biết chắc một điều:
Họa độc tài sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Nguyễn Hưng Quốc.
May
28, 2014
mà
chính là con người Việt Nam
vốn nổi tiếng bất khuất. Bởi vậy, đàn áp dân chúng, không cho dân chúng biểu
tình là một cách giấu giếm sức mạnh lớn nhất của mình: Đó là một quyết định dại
dột. Nguyễn Hưng Quốc.
May
12, 2014
image.
Có thể nói, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đã đẩy Việt Nam đến lằn đỏ
cuối cùng họ phải bày tỏ thái độ. Chứ không phải chỉ phản đối chiếu lệ cho có.
Chúng ta chờ xem. Nguyễn Hưng Quốc. image ...
Apr
25, 2014
Nguyễn
Hưng Quốc. BM: Thả tù chính trị, Việt Nam muốn đổi gì? Apr 14, 2014. Việt
Nam
hướng tới ít nhất năm mục tiêu trong đợt thả tù nhân chính trị và tù nhân lương
tâm đã đang diễn ra từ mùa Xuân năm 2014, trong đó .
Jun
11, 2014
...
hiện nay, người ta chỉ dừng lại ở mức độ thứ nhất. Khó tin là có ai trong giới
lãnh đạo hiện nay nghĩ đến việc dân chủ hoá hoàn toàn. Bất cứ đặc điểm nào nêu
trên cũng đều là những điều đáng tiếc. Nguyễn Hưng Quốc.
Aug
10, 2012
...
lý do khác. Chứ không phải những gì họ đã nói. Một cách chính thức hay không
chính thức như đã nêu lên ở đầu bài viết này. Lý do thực sự ấy là gì? Câu trả
lời, xin nhường lại cho các bạn. image. Nguyễn Hưng Quốc ...
Sep
04, 2013
Anh
chỉ muốn nhìn lại lịch sử một cách khác, từ góc nhìn của anh, góc nhìn của một
người muốn giải hoặc, muốn vạch trần các huyền thoại. Mà huyền thoại ở Việt Nam thì nhiều
vô cùng. Nguyễn Hưng Quốc. *** Chú thích:.
Jul
01, 2014
Xin
lưu ý: Ukraine được cả thế giới, đặc biệt Mỹ và Cộng đồng châu Âu, thương cảm
và ủng hộ nhưng điều đó không hề ngăn chận được bàn tay tham lam, xảo quyệt và
tàn bạo của Putin. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc. image ...
Apr
10, 2014
...
Trường Sa và rộng hơn, Biển Đông hiện đang tranh chấp với Việt Nam . image. Chuyện
liên quan đến Nhật và Philippines
thì đã có hai nước ấy lo; còn chuyện liên quan đến Việt Nam thì sao? Ai
lo? Nguyễn Hưng Quốc.
May
07, 2014
Nguyễn
Hưng Quốc. image. BM: Giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam . May 05,
2014. Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ...
Sep
26, 2012
Đọc
xong bài phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sau cuộc Đối thoại chiến lược
quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ ba giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi cứ thấy tức
anh ách. Để cho công bằng, xin nói ngay ba .... Một cái sai rất căn bản. Và
nguy hiểm. *** Chú thích: 1. Thật ra, dân số Việt Nam vào năm 2011 là khoảng
87,84 triệu người; vào năm 2012 này là khoảng trên 88 triệu. Nếu tính cả người
Việt ở hải ngoại thì trên 90 triệu người. Nguyễn Hưng Quốc ...
Dec
02, 2013
Vì
điều 4 hiến pháp và sự thiếu vắng cạnh tranh chính trị, CSVN chỉ biết cai trị
độc tài và chưa bao giờ biết thật sự lãnh đạo đất nước và đưa dân tộc đi lên.
Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Nguyễn Hưng Quốc với ...
May
31, 2013
Còn
Việt Nam
? image. Chính cái mạnh không cưỡng nổi của Trung Quốc là một tai họa cho Việt Nam . Việt Nam càng yếu,
cái họa ấy càng lớn. Nguyễn Hưng Quốc. image. Sinh viên miền Nam chống Tàu
"TC" như thế nào ...
Jul
22, 2013
...
sự giả mạo và giả dối. Không có một bảng giá trị phổ quát chung, họ cũng không
thể xây dựng một liên minh thực sự và vững chắc với bất cứ một quốc gia nào
khác. image. Trừ với Việt Nam
. image. Nguyễn Hưng Quốc.
Jun
14, 2012
Ở
nhà máy đạm ở Ninh Bình cũng có hơn hai ngàn người Trung Quốc, trong đó hai
phần ba là không có giấy tờ gì cả. Ở các nhà máy thủy điện ở Quảng Nam cũng đầy
người Trung Quốc. Rồi trên Cao nguyên. Rồi ở vùng ...
May
30, 2013
Như
vậy, đâu phải chỉ có Nguyễn Phương Uyên và các bạn của em đòi đuổi đám Tàu khựa
ra khỏi Biển Đông? Buộc tội cho em như thế là oan. Hơn nữa, còn làm cho chữ
“Tàu khựa” đi vào lịch sử. Nguyễn Hưng Quốc.
May
14, 2014
Nhà
bình luận Nguyễn Hưng Quốc còn nương tay khi viết mấy chữ “Sao bỗng dưng”, thật
ra không phải “bỗng dưng”, mà đó là cái truyền thống bán nước của đảng Cộng Sản
Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng ...
May
23, 2014
...
người ta chấp nhận thua cuộc ngay cả trước khi thực sự chiến đấu. Chưa biết có
đánh nhau hay không và chưa biết ai thua ai thắng nhưng hai nạn nhân đầu tiên
đã xuất hiện: dân chủ và nhân quyền. Nguyễn Hưng Quốc.
May
09, 2013
Trên
một số bản kiến nghị lưu hành trên internet, tôi thấy có tên “Nguyễn Hưng Quốc”
ở Úc. Đó không phải là tôi. Có thể chỉ là trùng tên hoặc là một sự giả mạo. Bản
thân tôi thì chưa từng ký vào bất cứ một kiến nghị nào cả.
Jan
30, 2014
Nguyễn
Hưng Quốc. Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài. image. Viết bài “Sự mù
quáng vô tận”, tôi không nhắm đến mục tiêu phê phán người dân Trung Quốc. Tôi
chỉ muốn chứng minh hai điều: Một, dù có nhiều điểm ...
May
14, 2014
Xin
phép mượn lời trên đây của Nguyễn Hưng Quốc trong “Nghĩ về các cuộc bạo loạn
của công nhân” của ông để kết thúc bài gõ (keyboard) này. Vì ai nên nỗi? Nghe
đâu như trong gió vi vu giọng điệu tự hào tiếng ai đó :.
Jul
07, 2014
Khi
đi ngang qua tôi, một sinh viên Úc, mắt còn đỏ hoe, ôm chầm lấy tôi. Vừa như
một sự chia sẻ vừa như một sự từ biệt sau một học kỳ. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc.
image. https://www.youtube.com/watch?v=KaT9LxBHWHk
Apr
16, 2011
Nguyễn
Hưng Quốc Thứ Sáu, 04 tháng 2 2011. image. Mặc dù lúc nào cũng băn khoăn, cũng
thắc mắc, cũng trăn trở, các nhà thơ đã hoàn toàn thất bại; không ai đưa ra
được một định nghĩa nào tương đối thoả đáng về tình ...
Feb
18, 2014
...
thư đảng Cộng sản Việt Nam
, sẽ nhảy nhổm lên cãi: Không phải. Trận chiến trong thế kỷ này, và có khi, cả
thế kỷ sau nữa, vẫn là trận chiến ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa
xã hội. Ối giời! Nguyễn Hưng Quốc.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.