Pages

Wednesday, July 22, 2015

Những đoạn kết... buồn hiu!

image
“Đoạn kết của những Ông Bình Vôi.”
Cô đào thương biết lúc phải giã từ sân khấu lúc mình về già, khi nhan sắc đã tàn phai, giọng hát đã rã rời, đứt đoạn. Dù sự ra đi ấy có đem lại những thiệt thòi, đau xót, người trong cuộc cũng phải đành chấp nhận. Chính người hâm mộ cũng không bao giờ muốn thấy thần tượng của mình lúc xế chiều, mà họ muốn giữ lại cái hình ảnh đẹp đẽ của những ngày xưa.

http://baomai.blogspot.com/
“Limelight” là cuốn phim nổi tiếng nhất của Charlie Chaplin, một phim rất cảm động về tình đời. Trong phim, Charlie Chaplin đóng vai một ca sĩ hài hước về... chiều, thất bại vì tài năng đã đến lúc tàn tạ, “Rồi khi ánh đèn tắt lặng lẽ cô đơn, chìm trong bóng đêm, người ta lãng quên bẽ bàng...”

Chúng ta thương xót cho cuộc đời nghệ sĩ lúc về chiều, không còn ai hâm mộ, chết trong lãng quên, nhưng chúng ta cũng không muốn người nghệ sĩ kéo dài năm tháng trên sân khấu khi nhan sắc đã về chiều, tẻ nhạt và buồn phiền.

Người ta thường tự kết liễu thanh danh của mình bằng những đoạn kết... buồn.

Trong những con người đó chúng ta có thể kể đến Phạm Duy, một tên tuổi hay nói ví von hơn, là một “cây cổ thụ” trong làng âm nhạc Việt Nam, đã có một đoạn kết dở, khi ông đã tự phủ nhận tất cả chính kiến của mình để xoay chiều 180 độ. Những người đó, cũng là Trịnh Công Sơn, người đã được sự yêu thương của tất cả người Việt Nam, đã có một đoạn kết... buồn, khi dưới bạo lực... mềm, ông đã kéo dài thêm một quãng đời, khi đồng bào rên xiết, ông đã reo vui bằng những câu hát mê muội, “Em ở nông trường anh ra biên giới,” “ Huyền thoại Mẹ,” “Ra chợ ngày thống nhất,” và tệ hại hơn là “Ánh sáng Mạc Tư Khoa,” được xem như một bản “báo cáo công tác” sau khi ông được ân huệ của Cộng Sản trả công bằng một chuyến “tham quan” Liên Xô.

image
Liệu những “thiên tài” hay “đại thụ” có cần kéo lê thêm một đoạn đời như thế không?

Có những ca sĩ tên tuổi, được sự yêu mến của mọi người, giờ đây muốn thêm một kịch bản gọi là phần hai cho đời mình. Dù dưới mục đích cao đẹp “cần về quê hương hát cho đồng bào mình nghe,” hay thực tế là họ cần tiền và còn kiếm được tiền, thì những đoạn kết ấy cũng không mấy tốt đẹp, đánh mất tất cả niềm tin và sự thương yêu lâu nay người đời đã dành cho họ.

Nói như Nguyễn Du, “Đã buồn cả ruột, lại dơ cả đời !”

image
Tiểu thuyết Trà Hoa Nữ (La Dame Aux Camélias) được chuyển thành kịch bản là một tác phẩm nổi tiếng trên khắp thế giới, nhưng nếu chẳng may có ai đó dựng nên kịch bản “Hậu Trà Hoa Nữ” để cho Marguerite Gautier có dịp gặp tái hồi cùng Duval, như lấy nhau, thì vở kịch chán chường lố bịch biết bao.

Người đời thường thích những chuyện có “hậu” và phải hiểu đây là thứ hậu vuông tròn, đẹp đẽ (happy ending.) Chính vì vậy mà Nguyễn Du kéo dài truyện Kiều, nên nhân gian có thành ngữ “tái hồi Kim Trọng.” Trong phần tái hồi này Kim Trọng để chàng phải nài nỉ, phân bua “chữ trinh kia cũng có ba bảy đường,” cũng tính chuyện “động phòng.” May mà Thúy Kiều cứng rắn, cho mình là “hương dưới đất, hoa cuối mùa,” từ chối quyết liệt, Kim Trọng mới thẹn thùng đổi chuyện chăn gối ra chuyện cầm thơ.

Có nhiều người không tự biết mình, hay soi gương cũng chẳng thấy khuôn mặt mình, nhưng như vậy không có nghĩa là không ai thấy mình. Đó là những người chưa chết nhưng đã tự chôn mình. Họ cố ôm lấy những danh vọng hão, hết chức vụ này lại muốn nhảy sang cầm lấy chức vụ khác, hết làm chủ tịch thì quay sang làm cố vấn, họ nghĩ không có họ thì ai còn khả năng đứng ra cứu nước!

http://baomai.blogspot.com/
Trong khi ông nọ hết nhiệm kỳ làm tổng thống lại lui về chức thủ tướng chờ thời, rồi trở lại làm tổng thống, bà nọ không còn là thị trưởng thì ứng cử lấy chức nghị viên thành phố, người kia oanh liệt một thời cấp tiểu bang nay lại công danh thụt lùi về lại quận hạt. Như vậy còn chỗ nào cho người khác, trẻ tuổi và tài năng tiến thân. Cái giỏ cua bây giờ cua bò lên không bị ai kéo trở lại, nhưng đóng nắp rồi thì cũng không ai còn tìm được con đường tiến thân. Biết chấm dứt kịp lúc, đúng thời, đối với họ quả là chuyện khó khăn.

Lê Đạt trong phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, năm 1956, đã có bài thơ “Ông Bình Vôi” để phê phán những cán bộ sống lâu lên lão làng nhưng “càng lớn càng đặc,” ôm lấy các chức vị, trong đó có những câu:

image
“Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một cái bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại...”

Nhà văn Phan Khôi, nhân mấy câu thơ của Lê Đạt, có viết một bài văn cũng mang tên là “Ông Bình Vôi” có những câu như: “vật gì sống lâu và to xác thì gọi bằng ‘Ông’ để tỏ lòng tôn kính, sùng bái.” Trong cộng đồng chúng ta bây giờ không thiếu những “Ông Bình Vôi!”

image
Ở Việt Nam có quy định tuổi về hưu cho các cấp chỉ huy, nhưng gần đây người ta cho tái bổ nhiệm một bà với một lý do rất buồn cười là vì bề ngoài, trong bà còn trẻ! Người ta trau chuốt công lao của bà và gần như đi đến kết luận, trong lúc này chưa ai thay thế được bà.

image
Ở Mỹ nếu một ông tổng thống làm đến 3 nhiệm kỳ thì... chán chết, trong khi đó, “Ong Bình Vôi” (*) Phạm Văn Đồng của “ta” ôm chức thủ tướng Việt Cộng tại vị lâu nhất đến 32 năm (1955-1987).
“Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu!”

Ai muốn nhìn một hoa hậu về già, tóc bạc, miệng móm?

Ông tướng chết giữa chiến địa có đoạn kết cho đời mình bi hùng, trong khi ông tướng về hưu chết trong nhà dưỡng lão có một đoạn kết... buồn hiu!

(*) “bằng đất nung cả, mà một thứ giống như cái hũ nhỏ, duy cổ eo, miệng loa...”



Huy Phương

http://baomai.blogspot.com/

Trung Cộng có đánh Việt Nam?
Ba câu chuyện...
Mỹ đang ‘đùa với lửa’ ở biển Đông?
Khối tài sản khủng khiếp
Người Nhật đã được phép tấn công Trung Cộng
Cuộc sống giữa biển của những người không có tổ qu...
Đoạn văn đáng suy ngẫm
Lý do tại sao gia đình ĐT_PQT bị ám sát ?
Việt Nam và Mỹ
Sức khoẻ của lãnh đạo và hệ thống
Bằng cách nào để sống thọ trên 110 tuổi?
Phim 'Vietnamerica': Thảm cảnh thuyền nhân Việt Na...
Ông Lùng Phợn còn sống hay đã chết?
Ba cống hiến quan trọng của Công giáo
Chuyển hướng quan hệ Mỹ - Việt và dân chủ
R.I.P: Phùng Quang Thanh
Tin Vịt Bầu: Phòng thủ
Hồn ma trong những bức ảnh
Google bỏ 'Tam Sa' khỏi ứng dụng bản đồ
Vì sao cuộc gặp Mỹ - Việt mang tính lịch sử?
Chiến lược mới của Ngũ Giác Đài và Biển Đông
Vị trí của Việt Nam trên bàn cờ các nước lớn
Người đàn ông cứu mạng gần 2 triệu em bé tại Úc
Tin tặc Việt Nam bị Mỹ kết án 13 năm tù
Giai đoạn nào là đỉnh cao cuộc đời bạn?
Ý kiến: 'Cần hòa giải với người chết'
Bi kịch thu hồi đất ở Việt Nam
Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc "bị ám sát vào gi...
Những từ ngữ khiến bạn thành ngốc nghếch
Nỗi nhục quốc thể còn dài dài
Thử dừng mọi việc trong 24 giờ
Đại nhạc hội: Cám Ơn Anh kỳ 9
Vì sao tôi chụp ảnh cưới cùng quan tài?
Đại sứ Mỹ: 'Việt Nam đang có những thay đổi'
Không mua Bphone là không yêu nước?
Lý Hoàng Nam vô địch đôi nam trẻ Wimbledon
PT. Nguyễn Mạnh San: 20 năm phục vụ tù nhân
Trái bóng cổ phiếu tại Trung Cộng đã bể
VN nên học tập Thomas Jefferson
Cua dừa: 'Tên cướp cạn' trên biển

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.