Pages

Tuesday, October 2, 2018

Cảnh điêu tàn trong thế giới Ả-rập xưa và nay

baomai.blogspot.com
Imru' al-Qais, một vị vua-nhà thơ lưu vong, được ghi nhận là người sáng tạo ra khuôn mẫu 'những vần thơ phế tích' - người ta nói rằng có một bài thơ dài của ông đã được treo lên tại đền Kaaba thiêng liêng ở Mecca

Cảnh vật ảm đạm trải dài khắp nơi, rồi bị chặn lại bởi các khối đá sa thạch. Kẻ lữ khách cô đơn lang thang nơi miền đất khô cằn, tìm chốn trú chân. Và rồi từ xa phía chân trời, những bức tường đổ nát xuất hiện.

Trong ảo ảnh do làn hơi khô nóng gây ra, những bức tường dường như bay là là trên mặt đất. Khi kẻ lữ khách đến gần hơn, ký ức về nơi này ùa về.

Những căn lều, cột lều hư hại, những bếp lửa bỏ hoang, những dấu hiệu cho thấy nơi đây từng là một điểm cắm trại nhưng đã bị bỏ không từ lâu: đây là nơi mà người đó đã gặp tình yêu đời mình, nhưng nay mất đi mãi mãi.

Lang thang trong đống đổ nát, kẻ lữ khách như thấy hươu, dê chạy ngang nơi mình từng cùng người yêu cất bước.

baomai.blogspot.com
  
Ông nhìn thấy những thân cây trong sa mạc mọc xuyên qua căn lều nơi họ từng nằm bên nhau.
Và khi những ký ức đang tràn về thì ở nơi đường chân trời, sấm chớp đùng đoàng, rồi cơn mưa cuối cùng cũng trút hạt xuống đất.

Đây là một cảnh nổi tiếng. Trong hàng thế kỷ, nó xuất hiện rồi tái xuất hiện trong thơ ca Ả-rập, trở thành một trong những dòng thơ nguyên sơ của thời tiền Hồi giáo và trong những ngày đầu Hồi giáo mới ra đời.

Vị vua lãng du

baomai.blogspot.com
  
Nó được gọi là wuquf 'ala al-atlal, có nghĩa là 'dừng chân nơi chốn điêu tàn', và ngày nay, nó đã tìm thấy đời sống mới trong tác phẩm của một thế hệ các nghệ sĩ muốn viết về những mất mát do chiến tranh và bạo lực khắp nơi ở Trung Đông.

Motif atlal ("điêu tàn") có nguồn gốc từ thời tiền Hồi giáo, từ trong số những người được gọi là các nhà thơ Jahō ('thuyết bất khả tri' hoặc tiền Hồi giáo). 

baomai.blogspot.com
Người ta cho rằng người khởi đầu ra nó là nhà vua, nhà thơ sống hồi Thế kỷ thứ 6, vua Imru 'al-Qais.

Al-Qais là vị vua cuối cùng của vương quốc Kindah và thường được tụng là cha đẻ của nền thi ca Ả-rập.

Ông đã dành phần lớn cuộc đời sống ở ngoài vương quốc của mình do quá đam mê thi ca. Ông đã lang thang trên khắp các vùng đất Ả-rập và làm thơ.

Truyền thuyết kể rằng một trong những bài thơ của ông sau này được viết bằng vàng và được đưa vào Mu'allaqat (Những bài thơ treo), tức là bảy bài thơ dài được cho treo lên tại Kaaba ở Mecca, ngôi đền thiêng liêng nhất của Hồi giáo.

Trong bài thơ được đưa vào Mu'allaqat, al-Qais mô tả một nhân vật dừng lại một thời gian tại những phế tích của một khu cắm trại và nhớ tới người yêu trong đống đổ nát. Ông mở đầu với việc mô tả nơi điêu tàn, đổ nát và bị thiên nhiên chiếm đoạt, diễn giải nội dung như sau:

Những dấu vết nơi nàng hạ trại đến tận bây giờ vẫn chưa hoàn toàn bị xóa hết.

baomai.blogspot.com
Nhng mnh sân trước và các gian ca ngôi nhà cũ đã tr nên điêu tàn;
Lũ hươu hoang x phân dày khp như nhng lp ht tiêu.
(Bài Mu'allaqah của Imru al-Qais)

Từ wuquf có ý nghĩa kép, vừa là 'đứng', vừa là 'dừng lại', vì vậy phần này của bài thơ thường tạo thành một khoảnh khắc của sự tĩnh lặng và tịnh tâm, vượt ra bên ngoài thời gian.

Quang cảnh thể hiện sự mất mát và nỗi khao khát, tràn ngập ký ức. Sau khi hồi tưởng về người thương, nhân vật trong thơ al-Qais được một tia chớp đưa trở về với thực tại:

Nhưng bạn của tôi ơi, khi ta đứng nơi đây để than khóc, bạn có thấy tia chớp đó không?

Ánh sáng lấp lánh của nó, giống như tia sáng loá lên từ hai bàn tay vung ra, giữa những đám mây dày đặc.

Một bậc thầy thi ca khác là Tarafa cũng có tác phẩm được đưa vào bộ sưu tập Mu'allaqat.

Bắt chước al-Qais, bài thơ của Tarafa mở đầu với hình ảnh điêu tàn ẩn hiện nơi chân trời:

baomai.blogspot.com
Các tàn tích mà Khawla đã b đi
trên vùng đt Thimhad loang l
xut hin và m dn, ging như du vết ca hình xăm
trên mu bàn tay.
(Bài Mu'allaqah của Tarafa)

'Sự xuất hiện' của những khu phế tích mang ý nghĩa giống như một sự ẩn hiện mơ hồ: mơ mộng và kỳ lạ, vương tít nơi chân trời. 

baomai.blogspot.com
Vô số các di tích, như thánh đường Hồi giáo Al-Nuri Mosque ở Mosul, Iraq, đã bị hư hại nghiêm trọng do tình trạng xung đột lan ra khắp nơi ở Trung Đông

Khi ông tới được đống đổ nát của nơi nền trại cũ, nhà thơ nhớ lại một tình yêu đã mất. Ông thấy dấu ấn của nàng ở khắp mọi nơi trong đống hoang tàn, ngay cả trong bụi đất:

baomai.blogspot.com
Khi tôi qut cây roi cũ sn
nàng lao v phía trước,
âm thm phn hn
trên nn đt đá m đm.

Những dấu vết còn lại nhắc nhở Tarafa về sự tàn nhẫn của số phận và thời gian. Chúng cho ta thấy sự bất công trong cuộc đời, và sự mất mát không tránh khỏi:

Bn thy hai nm đt
vi nhng phiến đá lng câm cng, điếc cm trên.
Tôi thy t thn chn người hào phóng và người cao thượng,
ly đi phn tt đp nht t chiến li phm ca k keo kit, nhn tâm.

Sang đến Kỷ nguyên Vàng Hồi giáo, thời kỳ Abbasid, thì dòng thơ với cảm xúc dâng trào về những khu phế tích vốn được thể hiện qua các tác phẩm của Tarafa, al-Qais và các nhà thơ tiền Hồi giáo khác, bắt đầu bị chế giễu.

Nhà thơ Abu Nuwas (762 - 813 CE), nổi tiếng vì thói rượu chè và những mối quan hệ tình ái với cả đàn ông và phụ nữ, người được mệnh danh là "gã trai tồi của thơ ca thời Abbasid", trong một bài thơ của mình đã công khai chế giễu motif atlal, với nội dung được diễn giải như sau:

baomai.blogspot.com

K bt hnh tm dng đ suy tư v bãi cm tri b hoang,
Còn tôi thì dng chân hi tìm l quán trong ph.
Xin Thượng Đế đng bao gi làm khô l ca nhng người gc đu than van trên đá,
Đừng làm du đi ni nh điên di ca nhng k khóc trên nhng cc dng lu.
(Abu Nuwas, Kẻ bất hạnh tạm dừng)

Bất chấp sự nhạo báng này, dòng thơ atlal vẫn tồn tại vượt thời gian, và ngày nay ở Trung Đông, một thế hệ nghệ sĩ mới đang trở lại với phong cách thơ cổ này.

Họ dùng nó để phản ánh những mất mát, hủy diệt ở những nơi phải trải qua chiến tranh trong những năm gần đây, nhất là Iraq và Palestine.

Làm sống lại thơ cũ

baomai.blogspot.com
  
Nhà thơ nổi tiếng Palestine Mahmoud Darwish là một trong những người kế thừa quan trọng nhất của dòng thơ atlal.

Bài thơ "Đứng trước khu phế tích Al-Birweh" là một ví dụ: nó kể việc ông trở về nơi mình đã chào đời, ngôi làng đổ nát al-Birweh.

Năm 1948, khi Darwish lên 7, các lực lượng Israel đã tới chiếm đóng làng và đuổi dân Palestine đi, khiến nơi này chỉ còn lại là những đống đổ nát.

baomai.blogspot.com
Những nhà thơ Ả-rập thời xưa dùng hình tượng những nơi hoang tàn làm biểu tượng cho sự mất mát tình yêu và để nhớ về những kỷ niệm xưa, còn các nhà thơ ngày nay thì dùng chúng, chẳng hạn như nơi này của Baghdad, để suy ngẫm về chiến tranh

Những dòng thơ của Darwish bắt chước các bài Mu'allaqat của Tarafa và al-Qais, và thậm chí nó nhắc cả đến những nhà thơ cổ Jahili:

Hãy dng li đ tôi nghĩ ti nơi này
và s trng rng ca nó vi nhng vn thơ ca tng Jahili
nhng chú nga khi hành
Vi mi vn thơ, ta s dng mt căn lu
Vi mi ngôi nhà b gió bão, có mt vn điu.

Trong đống đổ nát, những kỷ niệm về thời thơ ấu của Darwish trỗi dậy, giống như những nhà thơ thời xưa đã nhìn thấy những kỷ niệm về những mối tình đã mất.

Dòng thơ cổ ở đây trở thành một cách trung gian kết nối giữa sự mất mát một gia đình với sự phi lý của chiến tranh.

Chốn phế tích của thời tiền văn minh trên khắp Trung Đông được thể hiện nổi bật không chỉ trong thơ ca Ả-rập mà còn cả trong phim ảnh vùng này, chẳng hạn như phim Con trai Babylon

Tiểu thuyết gia người Iraq Sinan Antoon, người đã dịch bài thơ Al-Birweh của mình, nói say sưa về việc Darwish sử dụng các motif đổ nát trong thơ.

baomai.blogspot.com  

Darwish là "một người nhớ về một quá khứ không bao giờ có cơ hội sống, nhưng lại tồn tại dưới dạng vết tích. Đó là vết tích trong thi ca Ả-rập cổ điển, atlal", Antoon nói.

"Những tàn tích này, hoặc atlal," Antoon nói, "đại diện cho sự hiện diện trước kia... và là những lời nhắc nhở về sự hủy diệt và đời sống lưu vong kéo dài."

Những đống đổ nát thời hiện đại

Trong tiểu thuyết riêng của Antoon, ngữ nghĩa atlal được dùng trở đi trở lại để nói về tình trạng bạo lực nổ ra ở Iraq và ở thành phố Baghdad quê hương ông.

Chẳng hạn như trong cuốn tiểu thuyết Người tắm rửa cho thi hài (The Corpse Washer), nhân vật của Antoon lang thang qua đống đổ nát của Thư viện Quốc gia Baghdad, nơi bị phá hủy trong cuộc xâm lược năm 2003, và Cơ quan Lưu trữ Quốc gia, nơi cất giữ cả một thế kỷ các sản phẩm phim Ả-rập nhưng bị một trái bom Mỹ hủy hoại.

baomai.blogspot.com
  
Trong tiểu thuyết của Antoon, những đống đổ nát của Baghdad là những con người và những mảnh cơ thể: đó là người "bị moi ruột", là "bộ xương", hay "giống như xác chết".

Cơ thể và linh hồn của người dân thì cũng giống như những đống đổ nát: "Tôi cảm thấy đống đổ nát mà tôi đang mang trong lòng còn chất cao hơn thế".

Ngay cả ngôn ngữ cũng trở thành một sự hoang tàn trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Antoon, I'Jaam, với các chữ cái tiếng Ả-rập bắt đầu tan rã và ý nghĩa của lời văn trở nên không rõ, mơ hồ.

baomai.blogspot.com
Các tác giả theo trường phái lãng mạn ở châu Âu cũng có những lúc chọn cảnh hoang tàn làm chủ thể trong tác phẩm của mình - Frederic Edwin Church vẽ cảnh đổ nát của La Mã này tại Syria vào năm 1860

Có một điều dễ nhận thấy là trường phái này đã tiến vào các rạp phim.

Hồi năm 2010, bộ phim Iraq được trao giải thưởng, Đứa con Babylon (Son of Babylon) của đạo diễn Mohamed al-Daradji, đã sử dụng di sản văn hóa độc đáo của Iraq, và thể hiện cảnh các nhân vật đi lang thang bên trong và bên ngoài khu đổ nát của cả thời hiện đại và thời cổ đại.

Bộ phim kể về câu chuyện của một cậu bé người Kurd tên là Ahmed, người đã cùng bà ngoại đi tìm kiếm người cha bị cầm tù sau cuộc xâm lược 2003 của Hoa Kỳ.

Họ vượt qua những đống đổ nát ở các thành phố cổ của Iraq như Ur, Nimrud và Bablyon, là một số nơi có con người tới định cư sớm nhất trong lịch sử nhân loại, và đi qua một số các khu đổ nát mới có trong thời hiện đại của Baghdad và Nasiriyah, nơi các đồn cảnh sát bị cướp phá và các nhà tù giam giữ tù chính trị đã bị phá hủy.

baomai.blogspot.com
  
Thay vì nhìn thấy những kỷ niệm được lưu giữ trong đống đổ nát, nhân vật của al-Daradji chỉ tìm thấy sự trống không, trống rỗng, qua đó cho thấy sự vô nghĩa và những mất mát do chiến tranh.

Al-Daradji sử dụng những đống đổ nát do hậu quả chiến tranh và xung đột dân sự để đưa phong cách atlal vào trong một bối cảnh mới. Tuy nhiên, thay vì biểu thị một nỗi nhớ cụ thể thì các khu hoang tàn được đặt ra để tưởng nhớ tới sự mất mát của cả một thế hệ, và để nói về sự mất mát không được cứu chuộc.

Từ những ngày đầu tiên của các nhà thơ Bedouin đến các chiến trường nơi đô thị của các cuộc chiến tranh hiện đại, phong cách mô tả về khu đổ nát - kẻ lang thang đã tiến hoá, phát triển.

baomai.blogspot.com
  
Trong các thế hệ bạo lực đã tàn phá môi trường đô thị của những nơi như Palestine, Iraq và Liban, thì phong cách atlal đã lại trở nên liên quan, và một thế hệ nghệ sĩ mới đã tìm ra một cách mới để khiến những tàn tích của quá khứ lên tiếng.



Paul Cooper 

baomai.blogspot.com

Trung Hoa nhờ Mỹ mới tiến bộ
Nhà hàng dưới nước lớn nhất thế giới
Trump ký thỏa thuận với Canada, Mexico, từ chối TC...
Thảm họa động đất Indonesia qua ảnh
Người vẽ tranh biếm họa bị cáo buộc nhắm vào con g...
Những hình ảnh lịch sử được biết đến lần cuối
Đảng còn vĩ đại vì dân thật là… vô tư!
Làm thế nào để thời gian đứng yên, ngưng đọng...
Vì sao nhiều Facebook của giới phản biện bị xóa?
Sao cho đá nổi, dầu chìm!
Nỗ lực tìm cứu nạn nhân động đất và sóng thần Indo...
Khi TT phát biểu tại Đại Hội Đồng LHQ
Những ký tự trên một vé máy bay có ý nghĩa gì?
Đi xem bói thày phán: Đúng 101%
Cuộc chiến Việt Nam đấu tranh, đau khổ của nhân lo...
Ông Trump từng nhiều lần lên án chủ nghĩa xã hội
Tàu Hải Quân Mỹ tới Gạc Ma
Số người chết tăng cao sau động đất và sóng thần ở...
Những dòng điện thoại thời thượng 'trở về quá khứ'...
Mỹ sẽ áp dụng biện pháp “phản công toàn diện”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.