Pages

Sunday, November 18, 2018

Nơi ngang ngược và cộc lốc là đẳng cấp

baomai.blogspot.com
Vào một ngày mưa tháng Chín, tôi đi lang thang trên những con đường ở Sadashiv Peth, một khu vực ở khu phố cổ của Pune, bang Maharashtra của Ấn Độ.

Khi tôi đi ngang qua một ngôi đền, mắt tôi bắt gặp một tấm bảng thông báo lớn, sặc sỡ được viết bằng tiếng Marathi của người dân địa phương:

'Đây là chỗ đậu xe riêng của Rahalkar. Bất cứ ai ngoài Rahalkar đến thăm đền không thể đậu xe ở đây. Nếu quý vị cố tình đậu, bánh xe sẽ bị xì hơi, còn xe sẽ bị buộc xích và khóa lại. Chỉ chừng nào quý vị trả 500 rupee tiền phạt thì nó mới được mở khóa.'

Hài hước hay thô lỗ?

Tấm bảng 'Cấm đậu xe' viết theo kiểu nói giỡn như thế khiến tôi cười phì, nhất là kể từ khi, mới chỉ trước đó một giờ, tôi bước vào một nhà hàng địa phương nổi tiếng - SP's Biryani House - để thưởng thức các món cơm biryani đa dạng và ngon đến chặc lưỡi của họ. Bên trong có một tấm bảng đề:

'Chúng tôi có thể hết biryani vào bất cứ lúc nào. Không ai nên tức giận và cãi vã với ban quản lý.'

baomai.blogspot.com
Vào một ngày mưa tháng Chín, tôi đi lang thang trên những con đường ở Sadashiv Peth, một khu vực ở khu phố cổ của Pune, bang Maharashtra của Ấn Độ.

Khi tôi đi ngang qua một ngôi đền, mắt tôi bắt gặp một tấm bảng thông báo lớn, sặc sỡ được viết bằng tiếng Marathi của người dân địa phương:

'Đây là chỗ đậu xe riêng của Rahalkar. Bất cứ ai ngoài Rahalkar đến thăm đền không thể đậu xe ở đây. Nếu quý vị cố tình đậu, bánh xe sẽ bị xì hơi, còn xe sẽ bị buộc xích và khóa lại. Chỉ chừng nào quý vị trả 500 rupee tiền phạt thì nó mới được mở khóa.'

Hài hước hay thô lỗ?

Tấm bảng 'Cấm đậu xe' viết theo kiểu nói giỡn như thế khiến tôi cười phì, nhất là kể từ khi, mới chỉ trước đó một giờ, tôi bước vào một nhà hàng địa phương nổi tiếng - SP's Biryani House - để thưởng thức các món cơm biryani đa dạng và ngon đến chặc lưỡi của họ. Bên trong có một tấm bảng đề:

'Chúng tôi có thể hết biryani vào bất cứ lúc nào. Không ai nên tức giận và cãi vã với ban quản lý.'

baomai.blogspot.com
Thành phố Pune của Ấn Độ nổi tiếng về các biển cảnh báo với nội dung gay gắt

Những tấm bảng thông báo thẳng thừng như thế ở khu phố cổ của Pune không phải là điều gì khác thường.

Những puneri patya (bảng thông báo kiểu Pune) khét tiếng như thế này có thể được tìm thấy ở hầu hết những bãi đậu xe, nhà hàng, cửa tiệm và nhà ở.

Một số đã tồn tại hàng chục năm, nhưng thỉnh thoảng cũng có những tấm mới dựng. Chúng mang tính biểu tượng nhiều đến nỗi chúng đã được vinh danh trên mạng xã hội.

Mặc dù một số tấm bảng rất khôi hài, nhưng đa phần mang tính châm biếm nặng nề, thường là đến mức độ trở nên thô lỗ.

Đây là nội dung một số patya mà tôi thích nhất khi tôi nhìn thấy chúng trong lúc đi qua những khu nhà ở Phố Cổ:

'Nếu không ai ra mở cửa sau khi quý vị đã nhhấn chuông thì nên hiểu rằng chúng tôi không muốn gặp quý vị: hãy đi đi.'

'Hãy đợi sau khi nhấn chuông cửa, chúng tôi là người thường chứ không phải Người Nhện.'
'Nếu đậu xe ở đây, lốp xe sẽ bị chọc thủng.'

'Con trai chúng tôi đã có chốn cưới hỏi, đừng tới cầu hôn nữa.'

"Những patya này ra đời trong khoảng thời gian đâu đó vào những năm 1960 hay 1970," Tiến sỹ Shridhar Madhukar Dixit, hiệu trưởng đã nghỉ hưu của Trường Liên ngành Khoa học Xã hội thuộc Đại học Savitribai Phule Pune, giải thích.

"Người dân Pune rất thẳng thắn và không ngại nói rõ mọi người phải cư xử thế nào trên những tấm patya."

Ngang ngạnh, khó gần

baomai.blogspot.com
Patya này viết: 'Hãy để lại tiền lẻ. Khi rời quầy thu ngân nhớ đếm tiền

Punekar, tức người dân ở Pune, được xem ngang ngạnh ở khắp vùng, ngang ngược đến mức độ thô lỗ. Cả đàn ông và phụ nữ đều rất kiệm lời và bất cứ những lời ít ỏi gì mà họ nói thường là cộc lốc và thẳng thừng.

Thật vậy, cách cư xử của Punekar nổi tiếng đến nỗi nó được khắc họa trong điện ảnh tiếng Marathi chẳng hạn như phim 'Mumbai-Pune-Mumbai' và những chương trình truyền hình như 'Puneri Punekar'.

"Cần phải mất thời gian và sự nỗ lực để thân thiện được với người Punekar," ông Chetan Chandratre, kỹ sư phần mềm đến từ Nasik, một thành phố ở tây bắc bang Maharashtra, nói.
"Các bạn cùng phòng của tôi vốn là người Punekar. Họ luôn chế nhạo tiếng Marathi của tôi và luôn sửa cho tôi khi tôi còn học đại học. Phải mất một vài tháng mới được xem là thân quen với họ."

Khi cô Rashmi Joshi đi từ Nasik đến Pune đến gặp chú rể tương của cô vốn là người Punekar tại một nhà hàng, cô đã ngạc nhiên khi anh yêu cầu cô trả phân nửa hóa đơn.

"Tôi không ngờ có chuyện như vậy, bởi vì tôi mặc định rằng anh ta sẽ tìm cách gây ấn tượng với tôi trong lần gặp gỡ đầu tiên," cô nói.

Thật vậy, đối với người ngoài thì người Punekar là một câu đố rất khó hiểu.

Người Mumbaikar (dân Mumbai), vốn sống cách đó chỉ 150 km về phía tây, có mối quan hệ vừa yêu vừa ghét đối với người Punekar.

Người Mumbaikar thường xỉa xói người Punekar vì thái độ cộc cằn của họ.

Một câu chuyện đùa phổ biến: nếu bạn đến thăm nhà một người Punekar, chủ nhà sẽ hỏi bạn là bạn có muốn uống nước không (ở Ấn Độ, khách được mời nước trước tiên mà không cần phải hỏi, do vậy cách xử sự đó được nhìn nhận là cực kỳ bất lịch sự và mang tính đuổi khách).

Do hoàn cảnh lịch sử?

Tiến sỹ Dixit giải thích rằng thái độ cần nói thẳng, nói huỵch toẹt mọi thứ như thế gắn kết chặt chẽ với lịch sử của Pune.

"Họ thành ra những đặc tính như vậy là do nền tảng lịch sử và văn hóa của họ. Môi trường sống chính là nguyên nhân," ông nói.

baomai.blogspot.com
Người dân Pune có vẻ là những người kiệm lời, mà những từ ngữ ít ỏi họ nói ra đa phần là cộc lốc, huỵch toẹt

Thành phố cổ Pune từng là đầu não của những người Peshwa (những người cai trị Đế chế Maratha trên thực tế) từ thế kỷ 18 cho đến đầu thế kỷ 19, khi nó được sát nhập vào Đế quốc Anh.
Vào thời đỉnh cao, Đế quốc Maratha trải dài từ Peshawar (ở Pakistan ngày nay) về hướng bắc, tới bang Orissa về hướng đông và bang Thanjavur về hướng nam.

Là trung tâm quyền lực, đường biên giới của Pune đã mở ra thêm trong thời kỳ này và thành phố đã phát triển thành một trung tâm quyền lực trong khu vực.

Ông Balaji Vishwanath Bhat, người đầu tiên trong những người Peshwa được trao chức vị cha truyền con nối, là người thuộc cộng đồng Brahma Chitpavan (một trong những phân loại của đẳng cấp Brahma, tức đẳng cấp cao nhất ở Ấn Độ), là nhóm người vốn đến từ vùng Konkan ở tây Maharashtra.

Việc di cư của ông đến Pune đã dẫn đến sự ra đi hàng loạt của cộng đồng Chitpavan Brahma từ Konkan để tìm kiếm tương lai tươi sáng hơn. Đẳng cấp của ông chẳng mấy chốc trở thành thứ dọn đường cho nền văn hóa Brahma.

"Khi các lãnh đạo của một cộng đồng chiếm được quyền lực, khi đó họ sẽ xây dựng xung quanh họ một nhóm quyền lực gồm những người đến từ cùng cộng đồng. Nhiều người Brahma vươn lên các vị trí nổi bật trong suốt thời kỳ cai trị của Peshwa. Điều này đưa đến sự thống trị của người Brahma trong thành phố," Tiến sỹ Dixit nói.

Như thế, thành phố nhanh chóng phát triển một nền văn hóa đặc trưng mà ở đó người Brahma chiếm ưu thế trong xã hội và những cư dân thuộc các đẳng cấp thấp hơn bị đẩy ra ngoài rìa của cơ chế kinh tế-xã hội.

Người Brahma, vốn là đẳng cấp của các học giả và tu sỹ, trở thành cố vấn cho Peshwa và có địa vị cao trong thành phố: họ làm quan chức, làm ngân hàng và làm quản lý. Liên minh giữa các gia đình có thế lực lại càng củng cố hơn nữa quyền lực của người Brahma.

Người chấp pháp

Những người thuộc giới tinh hoa này đảm nhận vai trò của đẳng cấp cai trị, quy định các chuẩn mực và quy tắc cho điều kiện sống của các đẳng cấp khác, do đó đưa đến cảm giác họ ở trên những người khác trong cấu trúc xã hội theo thứ bậc.

Mặc dù về mặt lịch sử, họ nắm vai trò những người thực thi pháp luật, ngày nay việc thực thi pháp luật này đã bị thu gọn lại thành bảo vệ quyền của chính họ thông qua các patya.
Các bảng thông báo và cách giao tiếp thẳng thừng của chúng là dấu vết của cách hành xử chuyên chế trước đây của họ.

baomai.blogspot.com
Tuy nhiên, mặc dù có địa vị cao như vậy trong thời kỳ Peshwa, người Brahma ở Pune sống một cuộc sống khắc khổ và vẫn tiếp tục sống như vậy.

Maya Lele, một người Brahma Chitpavan sống ở Pune giải thích: "Cuộc sống ở Konkan đối với tổ tiên chúng tôi rất gian khổ. Địa hình đồi núi và mưa nhiều khiến cho cuộc sống và trồng trọt trở nên khó khăn. Do đó, chúng tôi hiểu được giá trị của thời gian, tiền bạc và nỗ lực và không xem nhẹ chúng."

Joshi diễn giải theo cách khác: "Người Punekar tập trung hướng về cách sử dụng tối ưu. Họ thà là đi ngủ với cái bụng lưng lửng thay vì chiếc bụng no đầy với chất thải."

Cho dù bạn nhìn nó theo cách nào đi nữa, những tính cách của người Punekar đã được định hình qua hàng thế kỷ, từ nguồn gốc khiêm tốn của họ ở Konkan cho đến hành trình của họ đến Pune để đi tìm những đồng cỏ xanh hơn và cuộc sống sau đó của họ với tư cách là người trung gian cho quyền lực trong thành phố.

Và ngày nay, hậu duệ của họ, vốn hầu hết sống ở phố cổ, vẫn tiếp tục di sản thẳng thắn và hà tiện này và đảm bảo rằng người ngoài phải tuân thủ những 'sắc lệnh' mà họ đưa ra thông qua những bảng thông báo của họ.

Tác dụng tích cực

Mặc dù người ngoài cảm thấy buồn cười - hay bực mình - trước thái độ sống của người Punekar, nhưng họ là những người đầy kiêu hãnh và không thấy lý do gì cần phải thay đổi, như cố tác giả và nhà văn trào lộng P L Deshpande mô tả trong luận văn bằng tiếng Marathi nổi tiếng của ông 'Tumhala kon vhaychay?'.

Trong vòng vài thập niên qua, Pune đã trở thành một thành phố quốc tế với làn sóng sinh viên quốc tế đến liên tục để học tập trong những trường đại học danh giá ở đây, khiến thành phố được xem là Oxford của phương Đông.

Pune nổi danh trên khắp đất nước Ấn Độ như là trung tâm văn hóa của bang Maharashtra, và người Ấn ở các bang khác di cư đến đây để tìm việc làm vì đây là một đầu mối tập trung các hoạt động sản xuất và chuyên về phần mềm.

Bất chấp những việc này, các chuẩn mực văn hóa vẫn còn rất cứng nhắc.

Thái độ sống lâu đời của người Punekar không chỉ được phản ánh trên những tấm bảng thông báo mà còn được thể hiện trong đời sống hàng ngày nữa.

Ông Vinay Kulkarni, một người Punekar, nói với tôi rằng khi ông đến một ngôi đền trong thành phố vào buổi trưa, người ta nói với ông rằng: "Giờ này Thượng Đế đã đi ngủ rồi. Đến chiều hãy quay lại."

Nếu bạn bước vào một cửa hàng ở phố cổ vào lúc 1 giờ trưa, người chủ cửa hàng sẽ nói cộc lốc là hãy quay lại vào lúc 4 giờ chiều vì lúc đó là giờ nghỉ. Cho dù bạn có nài nỉ đến đâu đi nữa thì cánh cửa cũng không mở ra cho bạn đâu.

"Đôi khi điều này ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán. Tuy nhiên, suy nghĩ chung của người Punekar là họ đem đến cho khách hàng chất lượng, do đó khách hàng sẽ quay trở lại," Tiến sỹ Dixit nói.

Mặc dù những quy tắc này thường bị người vào cười nhạo, nhưng dường như có điều gì đó có tác dụng. Báo cáo Chỉ số sự thoải mái trong cuộc sống được công bố hồi tháng 8/2018 xếp hạng Pune là thành phố đáng sống nhất ở Ấn Độ dựa trên những tiêu chuẩn như phát triển đô thị, trong đó có các yếu tố xã hội, kinh tế và thể chế.

"Bạn cần có thời gian để thích nghi với hoàn cảnh. Nhưng một khi bạn bỏ qua được sự phiền toái và biết cách tuân theo hoàn cảnh, bạn sẽ cảm thấy thích," Chandratre nói.



Rathina Sankari

baomai.blogspot.com

Vấn nạn thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử tại Mỹ
Đảng Dân chủ thua cuộc trong cuộc tranh luận bầu cử của Florida
7 tiểu bang không có thuế thu nhập khi về nghỉ hưu
Phim Seven Samurai nước ngoài hay nhất mọi thời đại
Căng thẳng Mỹ-Trung, hậu cảnh của thượng đỉnh APEC
Argentina tìm thấy tàu ngầm mất tích sau một năm
Pence dọa tiếp tục thuế quan nếu TC không nhượng bộ
Trump 'đã tự trả lời hết các câu hỏi' về cáo buộc Trump-Nga
Tiểu Sử Anh Henricô Trái Tim Mẹ NGUYỄN MINH HÁN, CRM
Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba
Nỗi đau của tổng thống và mặt trái của chính quyền
Lý do cảnh sát chặn xe khi đang giao thông
Trung cộng muốn gì ở APEC Thái Bình Dương
Đôi lời với ông Lữ Giang
Cách rèn luyện 10 phút để tăng mức sảng khoái
Đường dẫn tới cuộc chiến Đông Dương lần Ba
Những cánh rừng đã cháy ở Yosemite
Biển Đông không thuộc về ai
Trung cộng thua đau trong việc tranh giành ảnh hưởng tại Asean
Ám ảnh nào khiến Trung cộng "SỐNG TRONG SỢ HÃI"

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.