Chi một chút tiền để giúp một người lạ, sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn nhiều so với sử dụng số tiền đó để chi cho mình?
Chỉ với sáu bước đơn giản, chương trình này có thể nâng cao độ sảng khoái của bạn trong thời gian ngắn hơn uống một tách cà phê.
Ngay cả khi bạn chưa bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, những căng thẳng hàng ngày có thể dễ dàng làm cuộc sống tiêu hao mát sự thỏa mãn và hài lòng.
Không thiếu gì những chiến lược dựa trên bằng chứng để có thể giúp bạn thoát khỏi khó khăn này - lĩnh vực khoa học của cái gọi là 'tâm lý tích cực' đã đi được quãng đường 20 năm và đã cung cấp vô số kỹ thuật để cải thiện tâm trạng cho bạn.
Nhưng làm thế nào để chúng ta có thời gian áp dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày? Sandi Mann, một giảng viên tại Đại học Central Lancashire, giới thiệu một giải pháp. Dựa trên kinh nghiệm của mình, một nhà tâm lý học lâm sàng, bà có một số đề xuất có thể giúp được bạn. Như bà phác thảo trong cuốn sách "Mười phút tới hạnh phúc' của mình, chương trình của bà ở dạng nhật ký hàng ngày, được hoàn thành trong 6 phần:
· Những trải nghiệm gì, cho dù thể tục thế nào, đã mang niềm vui đến cho bạn?
· Bạn đã nhận được những lời khen gì và phản hồi tốt gì?
· Những khoảnh khắc hoàn toàn may mắn của bạn là gì?
· Những thành tựu gì, cho dù nhỏ mấy, bạn đã đạt được?
· Điều gì đã khiến bạn cảm thấy biết ơn?
· Bạn đã thể hiện lòng tốt như thế nào?
Phần lớn chương trình dựa trên một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng nếu dành một ít thời gian để đánh giá lại ngày của bạn theo những cách này có thể từ từ làm thay đổi suy nghĩ của bạn để rồi cuối cùng bạn thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Khi cảm thấy thất vọng, ta có thể dễ dàng quên mất những điều ta đang làm đúng - và duy trì viết nhật ký này sẽ mang những điều tốt đó lên vị trí hàng đầu để ta chú ý.
Mann nhấn mạnh rằng những lợi ích không chỉ có được ở việc nâng cao tinh thần ngay tức khắc khi bạn viết vào nhật ký; mà việc đọc lại các bài viết trước đó có thể giúp bạn đối phó với các tình huống khó khăn trong tương lai. Nhờ ở bộ nhớ 'kết hợp' của mình, một tâm trạng u ám - gây ra bởi một sự kiện tồi tệ - có thể khiến bạn ưu tiên nhớ tới các nguồn căng thẳng và bất hạnh khác. Bất cứ khi nào điều đó xảy ra, việc lướt qua các trang của nhật ký có thể giúp bạn thoát khỏi vòng xoắn ốc quẩn quanh đó.
Điểm thứ 6 dựa trên nghiên cứu gần đây về sức mạnh của lòng tốt. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng các việc làm vị tha không chỉ làm tăng hạnh phúc của những người xung quanh bạn, mà chúng chắc chắn còn làm tăng tâm tính của bạn. Thí dụ, chi một chút tiền để giúp một người lạ, sẽ làm cho bạn hạnh phúc hơn nhiều so với sử dụng số tiền đó để chi cho mình, là một phát hiện đã được nhân rộng ở hơn 130 nước.
Việc tập trung vào những cơ hội này sẽ làm bạn tận hưởng tối đa những cảm giác ấm áp đó đồng thời khuyến khích bạn tìm kiếm cơ hội mới vào ngày hôm sau.
Tất nhiên, việc 10 phút xem xét lại ngày của bạn không thể làm ra điều kỳ diệu- và Mann nhấn mạnh rằng bất cứ ai nghi ngờ mình có thể bị trầm cảm vẫn nên gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nhưng đối với những người thường cảm thấy "buồn khổ" và căng thẳng, mà không có triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng, thì điều nói trên chỉ có thể giúp đưa bạn trở lại bình thường.
Nếu bạn thấy cách tiếp cận của Mann là thú vị, thì bạn cũng có thể sẽ thích nghiên cứu của bà về 'phản trực giác về sự buồn tẻ'. Trong một loạt các thí nghiệm, bà đã phát hiện ra rằng những giai đoạn buồn chán ngắn có thể mang lại lợi ích lớn.
Ví dụ, các học sinh được yêu cầu sao chép danh bạ điện thoại, có xu hướng nghĩ ra các giải pháp sáng tạo hơn đối với những vấn đề chung khó và hóc búa cho so với những học sinh không phải làm việc nhàm chán đó. Mann nghi ngờ rằng hoạt động nhàm chán sẽ khuyến khích tâm trí học sinh đi lang thang và mơ mộng, khuyến khích tư duy linh hoạt hơn trong nhiệm vụ sáng tạo.
"Nếu bạn thấy mình bị bế tắc trước một vấn đề khó, hãy để thời gian trôi đi trong chán ngán, và rồi bạn có thể thấy giải pháp sáng tạo lóe sáng trong tâm trí,".
Ngày nay điều này lại đặc biệt quan trọng, khi mà chúng ta luôn có thể bị cám dỗ chuyển sang xem truyền thông xã hội để chiếm lĩnh tâm trí mình. "Một cách mà chúng ta có thể làm trong cuộc sống là dừng ngay việc gạt bỏ sự nhàm chán," bà nói thêm.
Theo thời gian, bạn thậm chí có thể thấy rằng sự chịu đựng của bạn sẽ tăng lên, vì vậy thời gian phải chờ đợi mà trước đây ta cảm thấy khổ sở sẽ trở thành một cơ hội để bình tĩnh và suy ngẫm. "Nghịch lý là, cách tốt nhất để đối phó với sự nhàm chán là để cho nó nhiều hơn nữa trong sống của mình."
David Robson
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.