Ân đền nợ trả là luật đời bất thành văn “ân oán giang hồ”. Nợ tình với em, nợ hiếu với cha mẹ, nợ trung với tổ quốc, nợ tang bồng với chí trai, và nợ nhân nghĩa với trần hoàn. Nợ phải trả, nhưng mấy ai được may mắn như Nguyễn Công Trứ “nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo!” Thường tình, người ta vẫn băn khoăn tự hỏi làm sao trả dứt được nợ nước, nợ người và nợ đời ? Bao trường hợp “nửa đường đứt gánh” rồi ôm hận xuống tuyền đài như chàng trai mũ đỏ tên Đương, như ngũ tướng Nam-Hưng-Hai-Phú-Vỹ..
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, bao chiến sĩ cộng hòa đã phải buông súng khi tinh thần chiến đấu còn ngút ngàn. Rồi từ đó, bao tinh hoa đã nhắm mắt trong tức tưởi, người bỏ xác trong ngục tù, người bỏ nước ra đi trong tủi hận hay ở lại sống dở chết dở! Hoàng Nhật Thơ qua bài thơ “Người Lính Việt Nam cộng Hòa..Tôi nợ anh” đã trải hết tâm tình biết ơn đối với các chiến sĩ đã xông pha lửa đạn, đã ra đi như “đại bàng gãy cánh” khi mộng lớn chưa thành. Tác giả đã vẽ lại cuộc chiến kéo dài 20 năm với bao tang tóc, đồng thời thể hiện niềm tâm cảm nặng nợ đối với những người đã nắm xuống cho quê hương dân tộc.
Vào thơ, tác giả đã ca tụng ý thức sứ mệnh của người trai Việt đã “xếp bút nghiên theo việc đao cung” đáp lại tiếng gọi sông núi. Giặc đến nhà đàn bà phải đánh, thì tuổi trẻ Việt Nam, rường cột của nước nhà đâu có quyền ngồi yên?
Thế là đời trai đã thay đổi. Chàng thư sinh nho nhã ngày nào, nay thành người lính mới nơi quân trường nắng cháy thịt da, lời sông núi ca vang thay cho sách vở, chữ nghĩa phấn trắng bảng đen:
Rời quân trường bước ra chiến trường, người chiến sĩ đã đối diện với bao thử thách, với gió sương và đạn thù hiểm nguy như chinh phu ngày nào “tên roi đầu ngựa giáo lan mặt thành”
Điều đáng nói là đối diện hiểm nguy, người chiến sĩ không hề nao núng. Anh đã ý thức được sứ mệnh người trai thời chiến, khi đất nước đang lâm nguy trước mộng xâm lăng của kẻ thù phương Bắc.
Ý thức rằng, Hà Nội đã nhẫn tâm chia đôi đất nước với Hiệp Định Geneve, chặt đứt thi thể mẹ Việt Nam, lại còn nuôi cuồng vọng xâm chiếm miền Nam, nên trai Việt phải lên đường:
Cuồng vọng xâm lăng của phương Bắc đã gieo bao tai họa cho Miền Nam, từ thôn quê đến thị thành, tiêu biểu như Huế và Quảng Trị trong Tết Mậu Thân:
Rồi Charlie, Tống Lê Chân, nhất là An Lộc, bao xương máu đã rưới ướt đất mẹ. Điều đáng nói là nỗi đau chiến tranh không làm nhụt chí người lính cộng hòa, trái lại càng nung nấu lòng căm hờn và nuôi chíchiến đấu, hiên ngang thách đố với bạo quyền như cây thông sừng sững giữa đất trời bão tố:
Nhất là làm sao quên được những giây phút hào hùng, người chiến sĩ nghiêng cánh bay lượn, tưởng như Kinh Kha mang kiếm sang Tần, thực hiện sứ mệnh diệt trừ bạo tặc với búa liềm cờ đỏ:
Cuộc chiến kéo dài. Kiếp chinh nhân gian khổ. Nhưng người chiến sĩ không bao giờ than thở hay ngại ngần chùn bước, mà luôn vững tâm chiến đấu:
Nhưng oái oăm thay! Súng không buông mà gãy! Chí trai treo đầu súng đã rơi rụng khi đạn đã lên nòng mà không được bắn. Nhục nhã thay! Lệnh đầu hàng đã giáng cả trời oan khiên xuống đầu dân Việt với gươm kề cổ, dây thòng lọng lủng lẳng trên đầu:
Trong thiên đường máu, hạnh phúc vắng bóng và cuộc sống từng ngày tàn tạ. Đất mẹ thành đất chết. Dân Việt hấp hối, nghẹn ngào giã biệt quê hương:
Quê hương đã mất, nhưng máu các anh đã thấm ướt đất mẹ.Hữu danh hay vô danh, các anh đã đi vào lịch sử. Máu các anh là máu thánh, và phải được đền trả bằng máu thánh. Máu nở thành hoa như Nguyễn Chí Thiện đã mơ ước: “Máu ươm hoa hoa máu chan hòa, hoa sẽ nở muôn nhà muôn vạn đóa”. Đólà món nợ hoa máu, tác giả và dân Việt còn nợ các anh:
Ước mong dân Việt nắm chặt tay Hoàng Nhật Thơ cùng trả hết món nợ núi sông...
Ngô Quốc Sĩ
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.