Tuesday, November 20, 2018

Liệu đàn ông có thể cưới vợ lần hai?

baomai.blogspot.com

Luật Hồi giáo, hay còn được gọi là luật Sharia, thường gắn liền với những hình phạt nghiêm khắc và thái độ không khoan nhượng. Nhưng một trong những nữ thẩm phán đầu tiên của tòa án Hồi giáo Sharia tại Malaysia nói vai trò của bà mang đến một cơ hội bảo vệ phụ nữ trong một quốc gia mà phần lớn là người Hồi giáo.

Nữ thẩm phán Nenney Shushaidah chủ trì hơn năm phiên toà mỗi ngày và có thể lắng nghe tới 80 vụ án mỗi tuần.

Malaysia chỉ áp dụng 'vừa phải' luật pháp Hồi giáo nhưng ngày nay thái độ bảo thủ ngày càng gia tăng và việc sử dụng luật Sharia cũng tăng lên nhanh chóng.

Hàng ngàn người Hồi giáo dựa trên hệ thống pháp luật kép để giải quyết các vấn đề đạo đức và gia đình. Những người không theo đạo Hồi được yêu cầu tuân theo ''luật thể tục'' để giải quyết những vấn đề tương tự.

baomai.blogspot.com
Shushaidah xét xử rất nhiều vụ án từ tài chính đến luật Sharia.

Nhưng chuyên môn của bà nằm trong các phiên xử liên quan đến quyền nuôi con và chế độ đa thê. Khái niệm này cho phép đàn ông có thể kết hôn với bốn người vợ và được xem là hợp pháp tại Malaysia.

Nữ thẩm phán Shushaidah nói rằng có rất nhiều yếu tố cần phải xem xét trước khi đồng ý cho phép một cuộc hôn nhân đa thê.

''Phiên xử nào cũng đều phức tạp và khó khăn,'' bà giải thích.

baomai.blogspot.com
  
''Bạn không thể khái quát hoá luật Hồi giáo và nói rằng luật ủng hộ đàn ông và đối xử tồi với phụ nữ…Tôi muốn sửa đổi quan niệm sai lầm đó.''

Tất cả những ai liên quan đến một cuộc hôn nhân đa thê đều được yêu cầu phải có mặt trong phiên tòa của Thẩm phán Shushaidad.

''Tôi muốn lắng nghe từ tất cả mọi người, không chỉ những người đàn ông,'' bà nói.

''Tôi luôn cho rằng nói chuyện với những người phụ nữ là cách để phát hiện ra liệu họ có đang dàn xếp mọi chuyện với nhau.''

''Điều quan trọng là họ đồng ý bởi vì nếu như tôi thấy có bất kỳ dấu hiệu gì ngược lại thì tôi sẽ không cấp phép cho họ.''

baomai.blogspot.com
  
''Tôi là phụ nữ và tôi có thể hiểu hầu hết những người phụ nữ không thích ‎ý tưởng này. Nhưng nó lại được cho phép theo luật Hồi giáo, và các phiên tòa tại Malaysia đã ban hành các luật nghiêm ngặt hơn để kiểm soát việc này.''

''Một người đàn ông phải có những lý do rất mạnh mẽ để muốn có thêm một cuộc hôn nhân khác,'' bà nói.

''Chàng trai đó phải chứng tỏ anh ta có thể quan tâm đến phúc lợi của người vợ thứ nhất cũng như là những người phụ nữ đến sau. Anh ta không được phép lơ là bỏ qua nhu cầu của bất cứ người nào.''

baomai.blogspot.com
  
Thẩm phán Shushaidah nói thêm rằng một số người vợ có thể ủng hộ ý tưởng này.

Bà nhớ lại, ví dụ, một vụ xét xử liên quan đến người phụ nữ bị bệnh nặng và không thể sinh con.

''Cô ấy yêu chồng và muốn tôi cho phép anh ta kết hôn với người vợ thứ hai. Và tôi đã đồng ý." 

 Luật Sharia là gì?

baomai.blogspot.com
  
Sharia là hệ thống luật pháp của người Hồi giáo, có nguồn gốc từ kinh Koran, cuốn sách thánh của người Hồi giáo; Hadith, bản ghi chép những lời dạy của Thiên sứ Muhammad; và fatwas, bao gồm các phán quyết của các học giả Hồi giáo.

Tại Malaysia, nó được áp dụng bằng những mức độ khác nhau trên toàn quốc.

Các nhà phê bình và một vài nhóm cho rằng Sharia thường bị lạm dụng.

Phil Robertson nói: ''Chúng tôi không phản đối những điều luật Sharia không phân biệt đối xử với phụ nữ, người đồng tính hay những người thiểu số dân tộc và trong xã hội,'' phó giám đốc phụ trách châu Á của HRW.

"Nhưng vấn đề với luật Sharia ở Malaysia là nó lại thường xuyên phân biệt những nhóm người trên''

''Tôn giáo không bao giờ là một lý do có thể chấp nhận được cho việc vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế về bình đẳng và không phân biệt đối xử.''  

baomai.blogspot.com
Các nhà phê bình cho rằng luật Sharia thường phân biệt đối xử những người phụ nữ

Các nhà hoạt động nhân quyền cảm thấy phẫn nộ bởi hình phạt đánh đón gần đây với hai phụ nữ Malaysia bị kết tội cố gắng quan hệ tình dục đồng tính.

Họ cũng cho rằng luật Sharia đã bị lạm dụng trong trường hợp này.

Thẩm phán Shushaidah sẽ không giải quyết vụ việc này, nhưng nói: "Hình phạt đánh đòn trong luật Sharia nhằm mục đích giáo dục người phạm tội không lặp lại những hành động như thế nữa".

Thẩm phán Shushaidah cũng cho rằng Sharia không phải lúc nào cũng ủng hộ đàn ông.

baomai.blogspot.com
  
"Luật pháp của chúng tôi tồn tại để bảo vệ quyền lợi của những người phụ nữ.

''Nó hướng về phúc lợi của phụ nữ và bảo vệ kế sinh nhai của họ", bà nói.

"Người Hồi giáo có một sự tôn trọng lớn đối với phụ nữ''

Mối bận tâm lớn nhất của Shushaidah là với những người đàn ông Hồi giáo cố lách qua các thủ tục nghiêm ngặt của tòa án Hồi giáo Sharia bằng cách kết hôn ở nước ngoài.

"Anh ta sẽ không bị ràng buộc bởi luật pháp Malaysia nếu anh ta kết hôn ở nước ngoài.''

''Một số người vợ thì thực sự đồng tình với điều này để bảo vệ cho chồng nhưng họ không nhận ra nó đang chống lại họ", bà nói.

"Luật Sharia của chúng tôi được áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và khiến cho nam giới cần phải có trách nhiệm."

baomai.blogspot.com
  
Các nhóm phụ nữ như 'Sisters in Islam' nhấn mạnh đang có "sự thiếu hụt nghiêm trọng về sự hiện diện của những người phụ nữ" trong các phiên tòa và một "sự lấn át rất lớn của chế độ phụ quyền".

"Bối cảnh luật pháp Sharia ở Malaysia không chỉ phân biệt đối xử với phụ nữ, mà nó còn khiến họ trở thành nguyên nhân của những hành vi vô đạo đức trong xã hội", phát ngôn viên Majidah Hashim nói.

"Các tổ chức Hồi giáo... không có nhiều hành động để đảm bảo phụ nữ được hưởng công lý.''

Thực tế, việc truy tố phụ nữ gần đây theo luật Sharia cho thấy rõ ràng rằng tiếng nói của họ bị im lặng một cách đáng báo động và công lý đang bị bóp nghẹt."

Điều này khiến cho việc bổ nhiệm Thẩm phán Shushaidah trở nên hết sức quan trọng.

"Trước đây, hầu hết các thẩm phán Sharia là những người đàn ông đặt câu hỏi về nhu cầu của những người phụ nữ trong các phiên tòa," Thẩm phán Shushaidah nói.

"Tôi chưa bao giờ mơ ước để được trở thành một thẩm phán," bà thừa nhận.

baomai.blogspot.com
  
"Là một luật sư, tôi không biết liệu tôi có thể đảm nhiệm một vai trò cấp cao như vậy hay không. Một vai trò đòi hỏi tôi phải giải quyết những vụ việc phức tạp. Và với tư cách là một phụ nữ, tôi cảm thấy tương đối nghi ngờ và sợ hãi."

"Đôi khi tôi cảm thấy không hề dễ dàng. Là một phụ nữ, tôi sẽ là kẻ nói dối nếu tôi nói tôi không cảm nhận được gì. Nhưng tôi là một thẩm phán và tôi phải chắc chắn rằng tôi luôn rõ ràng và khách quan."

baomai.blogspot.com

Âm mưu thâm độc của Tầu cộng lên Đảo quốc Marshall
Thanh thiếu niên và thuốc lá điện tử Juul
Nguyên do khó ngủ là do lo âu
10 lý do để biết ơn
CDC cảnh báo không nên ăn rau diếp romaine
Duterte bị hối thúc gây sức ép lên Tập
Janet Nguyễn bị đối thủ qua mặt, đối diện nguy cơ thất cử
Thực hư chuyện thuốc tránh thai làm tăng cân
Tại sao rượu vang đỏ lại làm say tồi tệ?
Sự cô đơn có hại cho bộ não
Will Nguyễn và những ngày trong khám Chí Hòa
Lễ Tạ Ơn này không tranh cãi chính trị
Trung cộng trở thành cường quốc về hàng giả, hàng nhái
Duterte được gì khi bỏ đồng minh Mỹ xoay sang Trung cộng
Singapore và cái giá phải trả để giữ sạch thành phố
Chúng ta phải bảo vệ những biên giới!
Mỹ - Trung ngưng chiến thương mại?
Di dân lậu tác động ra sao đến túi tiền người dân Mỹ?
Đôi điều về chủ nghĩa dân tộc
Obama đã lừa gạt dân chúng suốt 8 năm

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.