Thursday, November 15, 2018

Sẽ hạnh phúc hơn nếu hai vợ chồng giống nhau?

baomai.blogspot.com  
Các nghiên cứu cho thấy trong số nhiều loài động vật kết đôi thay vì giao phối quần hôn, từ vẹt xám Australia tới cá cichlid, có một khuôn mẫu rõ rệt là hai 'vợ chồng' trông giống nhau thì có lợi hơn về nhiều thứ. Nếu chúng có các hành vi ứng xử giống nhau, tỷ lệ sinh sản thành công của chúng có vẻ cao hơn.

Ở con người, điều này có nghĩa là sẽ thật là tốt nếu bạn và bạn tình giống nhau.

Thực sự là trong một thời gian dài các nhà tâm lý học và một số người khác cho rằng sự giống nhau có lẽ sẽ đem lại nhiều lợi ích - chúng ta nhiều khả năng sẽ cùng trân trọng những giá trị, những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Tuy nhiên, cho dù ý tưởng đó có vẻ như đúng thì trong hàng chục năm qua, gần như vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều đó.

Nay, một nhóm các nhà tâm lý học từ Đại học Amsterdam tin rằng họ đã biết tại sao.

Áp dụng cách nhìn đa sắc thái và phức tạp hơn so với các nghiên cứu trước đây để tìm hiểu vấn đề, họ phát hiện ra rằng sự giống nhau giữa hai người trong một cặp đôi thực sự là có ý nghĩa - đặc biệt là sự giống nhau về mức độ dễ chịu trong tính cách.

Đó không phải là nghiên cứu duy nhất.

Một số nghiên cứu khác được thực hiện trong thời gian gần đây đối với các yếu tố nằm ngoài phạm vi tính cách cho thấy sự giống nhau ở nhiều điểm khác nhau đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như cả hai người có phải là người dậy sớm hay không, hay bạn có đồng quan điểm chính trị với người kia hay không. Nhưng trên hết - có lẽ quan trọng hơn cả việc các bạn giống nhau thế nào - là việc mỗi người có khả năng cảm nhận mức độ giống nhau giữa hai người tới đâu.

baomai.blogspot.com
Yếu tố quan trọng nhất có lẽ việc bạn cảm nhận được sự giống nhau giữa mình vào bạn tình của mình tới mức nào

Sự giống nhau ảnh hưởng tới mức nào đối với mối quan hệ giữa hai người?

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Manon van Scheppingen, và các đồng nghiệp của bà cho rằng vấn đề là toàn bộ các nghiên cứu trước kia đều được thực hiện theo phương pháp tiếp cận có-hoặc-không, mà không tính đến câu hỏi mang nhiều sắc thái hơn, đó là liệu tác động đó có phụ thuộc vào những đặc tính cụ thể mà ta nói tới hay không, và mức điểm tương đối của mỗi người đối với các đặc tính đó là gì.

Để nêu ví dụ, thì cảm nhận tự nhiên sẽ khiến ta nghĩ rằng trong trường hợp cả hai người đều rất chu đáo, tận tâm thì sự giống nhau sẽ là lợi thế. Nhưng nếu một người vô tâm thì có lẽ mối quan hệ của họ sẽ tốt đẹp hơn nếu người kia chu đáo, và hai bên sẽ bù đắp được tính cách cho nhau.

Nhóm của Van Scheppingen đã phân tích các dữ liệu được thu thập trong vài năm về đặc điểm tính cách cá nhân và mức độ hạnh phúc, hài lòng của hàng ngàn cuộc hôn nhân lâu bền tại Mỹ, trong đó có tính đến yếu tố mỗi người phối ngẫu trong cuộc hôn nhân đạt được bao nhiêu điểm (tính tương đối) trong năm nét tính cách cá nhân căn bản.

Phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây, họ thấy rằng những tác động trực tiếp của tính cách mỗi người sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ tốt đẹp của quan hệ hôn nhân.

Nói chung, mỗi cá nhân có vẻ như sẽ hạnh phúc hơn nếu như họ và/hoặc người phối ngẫu của họ có nhiều điểm giống nhau về mức độ dễ chịu trong tính cách, về mức độ sự chu đáo, và về việc ít rơi vào tình trạng bất ổn tâm lý (điều này cũng phù hợp với điều mà chúng ta đã biết về mối liên hệ giữa những tính cách cá nhân và cảm giác hạnh phúc). 

baomai.blogspot.com
Trong phần lớn thời gian, sự hoà hợp hoàn hảo không đem lại lợi ích gì

Tuy nhiên, điều quan trọng là, trái ngược với nghiên cứu trước đây, những kết quả trên không cho thấy bức tranh toàn cảnh.

Hoá ra mức độ giống nhau tương đối về tính cách chỉ có ảnh hưởng ở mức khiêm tốn, tuy rất ý nghĩa.

Trong hầu hết thời gian bên nhau thì sự hoà hợp hoàn hảo không đem lại lợi ích gì.

Chẳng hạn, việc bạn và người bạn đời cùng có mức hướng ngoại như nhau sẽ không phải là điều kiện lý tưởng để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp (thay vào đó, sẽ hay hơn, hoặc ít nhất cũng là sẽ có ích hơn nếu một người hướng ngoại nhiều hơn so với người kia).

Với những người không tận tâm, chu đáo lắm thì sự giống nhau cũng không phải là điều lý tưởng (họ nên sống với một người bạn đời tận tâm, chu đáo thì hơn).

Một ngoại lệ rõ rệt, nhưng chỉ là với phụ nữ, là tính dễ chịu: đây là tính cách gắn liền với việc tin tưởng người khác và dễ cảm thông với mọi người. Việc giống bạn tình trong nét tính cách này là điều kiện lý tưởng để hai người cảm thấy mình được người kia chăm sóc, ủng hộ.

Không rõ rệt bằng, nhưng cũng củng cố cho thuyết hai vợ chồng giống nhau sẽ tốt, là mức độ giống nhau trong việc sẵn sàng trải nghiệm (một tính cách gắn với mức độ hứng thú thử những trải nghiệm mới, hay thưởng thức nghệ thuật, văn hoá).

baomai.blogspot.com
Việc có cùng mức độ sẵn sàng trải nghiệm những điều mới thường rất hữu ích

Van Scheppingen và nhóm của bà cho rằng độ giống nhau nào đó trong việc cởi mở, sẵn sàng trải nghiệm có tác động tích cực, nhờ vào mối liên hệ của tính cách này với các giá trị cuộc sống và các vấn đề chính trị (ví dụ như tính cách cởi mở khiến bạn có những thái độ ứng xử tự do hơn). Sự giống nhau do đó có thể "tạo ít xung đột hơn trong quan điểm và hành động của hai vợ chồng, là điều có thể khiến mối quan hệ hạnh phúc hơn," các nhà nghiên cứu viết.

Kết quả trên, vốn nhìn vào ảnh hưởng của sự giống nhau về mức độ cởi mở giữa hai người, phù hợp với một nghiên cứu được công bố gần đây, vốn nhìn vào mối liên hệ giữa mức độ giống nhau và mức độ lâu bền của mối quan hệ giữa hai người.

Người ta có thể lập luận rằng đây là cách đo đếm mang tính chủ quan hơn so với cách xếp hạng mức độ hạnh phúc và cảm giác được quan tâm, nâng đỡ trong cuộc hôn nhân.

Beatrice Rammstedt từ Viện Khoa học Xã hội Gesis Leibniz tại Đức đã thu thập bảng câu hỏi về tính cách cá nhân của gần 5.000 cặp vợ chồng ở Đức, và theo dõi họ trong thời gian năm năm.
Nhóm của bà thấy rằng các cặp vợ chồng giống nhau nhiều hơn trong tính cách cởi mở thì nhiều khả năng gắn bó với nhau lâu hơn.

Không phải chỉ các nghiên cứu gần đây mới cho thấy kết quả tích cực trong việc hai người trong cặp đôi giống nhau.

Một nghiên cứu khác gần đây cũng cho kết quả rằng sẽ tốt hơn cho người phụ nữ khi họ có mức độ cởi mở tương tự như bạn đời.

Một nghiên cứu khác nữa cho thấy mức độ giống nhau giữa hai người đặc biệt hữu ích đối với những ai mắc chứng lo lắng hồi hộp - những người hay lo sợ về việc sẽ bị bỏ rơi. 

baomai.blogspot.com
Với những người có tâm lý sợ bị bỏ rơi thì việc họ giống với bạn tình sẽ điểm thuận lợi trong quan hệ giữa hai người

Có bằng chứng cho thấy rằng những nét giống nhau, không phải chỉ về tính cách mà là ở những thứ khác nữa, cũng đóng vai trò đáng kể.

Chẳng hạn như, một nghiên cứu gần đây về các cặp đôi dị tính do Pauoine Jocz và các đồng nghiệp từ Đại học Warsaw thực hiện cho thấy phụ nữ sẽ hạnh phúc hơn nếu như họ và bạn tình có chung thời điểm cơ thể đạt đỉnh cao về thể chất và tinh thần (chẳng hạn như họ cùng là người ưa dậy sớm, hoặc cùng thích thức khuya).

Họ cũng thấy rằng cả phụ nữ lẫn nam giới đều cảm thấy thoả mãn hơn về nhu cầu tình dục nếu họ và bạn tình cùng muốn chọn thời điểm giống nhau trong ngày để 'yêu'.

Một nghiên cứu khác cho thấy phụ nữ hạnh phúc hơn trong mối quan hệ khi họ có chung thái độ, nhận thức chính trị với bạn tình.

Và cả phụ nữ lẫn nam giới sẽ thấy hạnh phúc hơn nếu như họ và bạn tình có cùng mức độ coi trọng giá trị của việc được tự do, không bị ràng buộc và độc lập trong suy nghĩ.

baomai.blogspot.com
Một nghiên cứu cho kết quả là hai vợ chồng sẽ hạnh phúc hơn nếu họ có cùng quan điểm chính trị

Những nghiên cứu này tập trung vào việc so sánh sự giống nhau giữa các cặp đôi theo cách khách quan nhất có thể có.

Nhưng tất nhiên, cách nhận thức và cảm tính của chúng ta về người bạn đời có lẽ cũng quan trọng không kém - nếu không nói là hơn - trong việc ta cảm thấy thế nào về mối quan hệ của mình.

Về vấn đề này, các nhà tâm lý học cân nhắc tới tác động của cảm xúc trong việc nhận biết sự giống nhau giữa mình với bạn tình, hay điều mà Courtney Walsh và Lisa Neff từ Đại học Texas, Austin gọi là "hoà hợp tính cách".

Khi nghiên cứu về những cặp vợ chồng mới kết hôn, Walsh và Neff thấy rằng những cá nhân cảm thấy họ hoà hợp một cách cân bằng với người phối ngẫu cũng tự tin hơn trong mối quan hệ hôn nhân, và họ thường xử lý các trục trặc phát sinh trong hôn nhân theo hướng xây dựng hơn.

Sẽ rất thú vị nếu như ta biết được sự nhận biết về mức độ hoà hợp có ảnh hưởng qua lại ra sao với sự giống nhau giữa hai người. Rốt cuộc thì nếu bạn bằng cách nào đó đạt được mức độ gắn bó như hoà làm một với người bạn đời, thì nhiều khả năng là các câu hỏi về sự giống nhau và khác nhau sẽ trở thành chuyện phụ, bởi khi đó thì những tính cách, những giá trị mà họ muốn hướng tới được cũng chính là những tính cách, những giá trị của bạn mà bạn mong muốn.

Tóm lại là thế nào? Có thể nói một cách an toàn rằng sự giống nhau không phải là điều quan trọng trong quan hệ giữa hai người. Mối gắn kết phụ thuộc vào giới tính, vào những nét tính cách được xem đến, và thậm chí cả vào kiểu gắn bó của một người. Không có quy tắc đơn giản nào phù hợp để đem ra áp dụng cho mọi người, nhưng sẽ là sai nếu ta kết luận rằng sự giống nhau thì không có tác dụng gì.



Christian Jarrett 

baomai.blogspot.com

Lewinsky thừa nhận, cố tình lộ quần lót để được Bill Clinton để ý
May còn có Trump đời còn Biển Đông
Nội
Mỹ dựng rào kẽm gai ngăn di dân vào biên giới
Ai bảo trợ cho đoàn Caravan di cư?
Tự do hay lạm dụng "tự do ngôn luận"
Bạn phải làm chủ kỹ năng viết là gì?
Võ sĩ Muay Thái 13 tuổi chết trong trận đấu
VN không giải quyết được nạn tin giả
Mỹ phản đối dự thảo nghị quyết của LHQ về tị nạn
10 chuyện tiếu lâm hay nhất thời Liên Xô
Nhiều thành phố có thể sớm bị nhấn chìm trong nước biển
Ai rồi cũng có lúc sẽ già
Nước Đức sẽ đi về đâu sau khi bà Angela Merkel kết thúc?
Bệnh nghiện tình dục có thực sự tồn tại?
Sử dụng năng lượng mặt trời
Quá thất vọng về trường phái “Dân Chủ” của Obama
Cháy rừng ở California _ Ít nhất 42 người chết
Huỳnh Thục Vy - chuyện từ buôn làng
Cách tránh những cuộc đối thoại khó chịu ở công sở

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.