Pages

Monday, January 21, 2019

Gadara, thành phố cổ của Jordan

baomai.blogspot.com
Khi Gadara được tuyên bố là địa điểm khảo cổ, cư dân nơi đây được yêu cầu tái định cư, chuyển tới nơi khác sinh sống.

Theo Ahmad Alomari, một người từng sống tại đây, thì người dân lúc ra đi đã mang linh hồn của thành phố theo.

"Đây là nhà của tôi," Ahmad Alomari tuyên bố. Mải để ý đống đổ nát dưới chân, tôi suýt bỏ lỡ câu nói của ông. Tôi ngước nhìn vào cấu trúc xây dựng trước mặt, không có mái và được xây bằng basalt đen và đá vôi trắng.

"Gượm đã, đây á?" Tôi không tin, hỏi lại. Một tia nắng vàng ngọt buổi sáng chiếu qua khung cửa và cửa sổ, rọi vào phía bên trong mọc đầy cỏ dại.

Nghĩ đến bản tính vui vẻ của Alomari, tôi ngỡ ông nói đùa. Rốt cuộc thì chúng tôi đang đứng bên trong khu phế tích Gadara, nằm ở góc tây bắc của Jordan.

baomai.blogspot.com
  
Và, trừ khi Alomari là một bóng ma, ông chắc chắn không thể sống vào thời gian khoảng năm 63 trước Công Nguyên, khi thành phố trở thành một phần quan trọng của Decapolis nổi tiếng thời Hy Lạp - La Mã cổ đại, tức một mạng lưới hùng mạnh gồm 10 thị thành được hình thành sau khi người La Mã chinh phục Palestine Cổ đại.

"Đúng vậy, chỗ này," ông nhắc lại với nụ cười rộng ngoác tới tận mang tai. "Đây là nhà của tôi."

baomai.blogspot.com
Ahmad Alomari lớn lên trong một ngôi nhà được xây bằng những khối đá của đống đổ nát hoang tàn vốn từng tồn tại từ thời La Mã cổ

Những cây cột đơn lẻ một thời từng chống đỡ cho ba nhà hát ngoài trời, một vương cung thánh đường và một ngôi đền nằm trên đỉnh đồi.

Từ nhà Alomari, tôi nhìn vào khung cảnh ấn tượng của Biển Galilee và Israel. Xa hơn một chút về phía đông, góc phía tây nam Syria trải rộng ra trước mắt.

Bốn mươi bảy năm trước, Alomari được sinh ra ở chính nơi này - một ngôi nhà khiêm nhường được xây dựng từ những viên đá cổ xưa để lại bởi những cư dân thời La Mã.

Nhưng địa điểm nơi có ngôi nhà thời thơ ấu của Alomari có chiều dài lịch sử từ thời Thế kỷ 7 trước Công Nguyên.

baomai.blogspot.com
  
Vương quốc Ptolemy (từ 305 đến 30 trước Công Nguyên) và rồi đến vương quốc Seleucids (từ 312 đến 62 trước Công Nguyên), là các quốc gia do các tướng lĩnh của Alexandre Đại đế lập ra sau khi hoàng đế băng hà, đã chiếm thành phố trước khi người La Mã kéo đến, hồi Thế kỷ 1 trước Công Nguyên.

Nằm ở vị trí chiến lược dọc theo các tuyến thương mại, Gadara đã có một thời hoàng kim, nền kinh tế và văn hoá phát triển rất thịnh vượng, với giới nghệ sĩ và học giả đổ xô đến.

Nhưng sau vài thế kỷ, độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của Gadara bắt đầu đi xuống.

Những thay đổi trong các tuyến giao thương và một loạt các trận động đất phá hủy cơ sở hạ tầng của thành phố trong Thế kỷ 8 rất có thể đã góp phần khiến Gadara trở nên hoang phế. Những gì còn lại của các công trình có từ thời La Mã đã bị bỏ mặc trong suốt cả thiên niên kỷ. 

baomai.blogspot.com
Gadara có chiều dài lịch sử từ cả hai ngàn năm trước

Vào cuối Thế kỷ 19, cuộc sống mới đã đến với đô thị cổ đại này.

"Thời đó, cư dân nơi đây toàn là dân du mục, mục đồng và nông dân," ông Alomari giải thích.

Khi một nhóm người - trong đó có tổ phụ của Alomari - phát hiện ra khung xương của thành phố từng ngự trên đỉnh đồi, nơi có cả những giếng nước và vật liệu xây dựng mà lại nằm gần ngay với vùng đất trồng trọt được, cạnh sông Yarmouk, họ quyết định chọn đó làm nơi cắm rễ dừng chân.

Ông cố của Alomari rất có thể chính là một trong những người đầu tiên tới trú ngụ trong đống đổ nát này và giúp xây dựng một ngôi làng mới trên nền thành phố cổ.

baomai.blogspot.com
  
"Những cấu trúc này có 2.000 năm tuổi," Alomari nói, vung tay dọc theo những tảng đá tạo thành bức tường của ngôi nhà cũ của mình. "Nhưng cha tôi đã xây ngôi nhà này cách đây chưa đầy 100 năm."

Vào thập niên 1960, Bộ Cổ vật của Jordan tuyên bố Gadara là một địa điểm khảo cổ. Bếp lò và các yếu tố khác không được coi là có giá trị văn hóa và lịch sử bị dỡ bỏ, còn những ngôi nhà được xây dựng bởi cộng đồng của Alomari rơi vào tình trạng hư hỏng. "Bộ Cổ vật cấm chúng tôi bảo trì nhà cửa," ông nói.

"Lần khai quật đầu tiên tôi chứng kiến là vào cuối thập niên 1970," Alomari nhớ lại. Ngay sau đó, 1.500 cư dân Gadara đã được yêu cầu tái định cư tới nơi khác.

baomai.blogspot.com
Vào năm 63 trước Công Nguyên, Gadara trở thành một phần trong nhóm 10 thành phố hùng mạnh, được gọi là Decapolis, của Hy Lạp-La Mã cổ đại

Một số gia đình chuyển đi gần như ngay lập tức, mua nhà hiện đại ở các thành phố Jordan gần đó như Um Qais.

"Cuộc sống ở làng không phải là dễ dàng gì," Alomari giải thích. "Chúng tôi phải lấy nước từ giếng lên, giặt quần áo bằng tay. Rất là bụi bặm. Rắn và bò cạp bò khắp nơi. Mỗi tối chỉ có điện trong vài giờ mỗi tối, do một máy phát điện cung cấp."

Nhưng ngay cả hồi nhỏ, Alomari đã nhận ra rằng trái tim của một nơi nằm ở chính những người sống tại đó. "Không có các gia đình, ngôi làng trở thành một cơ thể không có linh hồn."

Lớn lên trong địa điểm khảo cổ, Alomari thích chia sẻ cuộc sống làng quê với du khách.

baomai.blogspot.com
  
Gadara từ lâu đã là nơi hành hương của người Kitô giáo. Nhiều người tin rằng đây chính là nơi Chúa Jesus đã đuổi uế linh ra khỏi hai người đàn ông sang một đàn lợn.

Những gì Alomari muốn chia sẻ với người bên ngoài vẫn là những ký ức đầu tiên, những ký ức ông yêu mến.

"Hồi chúng tôi còn sống ở đây, lữ khách tới thăm Gadara thường tới nhà tôi," ông nói. "Họ thường ngồi dưới mái hiên nhà, uống trà và ăn chút gì đó cùng chúng tôi."

Ông đứng dậy khỏi bệ cửa sổ bằng đá, tôi bước theo sau, đi xuống những khối đá hình chữ nhật vô chủ chất đống trước nhà cũ của ông.

"Lần đầu tiên tôi nói chuyện với du khách là khi tôi khoảng tám tuổi," ông nhớ lại. "Ở chỗ này này," ông nói khi chúng tôi đến gần lối vào của nhà hát La Mã đã được phục chế nằm ở mé tây của thành phố cổ.

"Tôi cùng bạn bè cũng chơi trò trốn tìm ở đây," ông nói thêm, âm thanh đập vào những chiếc ghế bazalt cong cong xung quanh.

baomai.blogspot.com
  
Chúng tôi tiếp tục đi quanh thành phố cổ, đi qua những quầy hàng mà các thương gia bỏ hoang nằm dọc theo con đường La Mã có lát gạch, và đi lên đỉnh đồi, nơi có các cây cột đứng ở nơi từng có một vương cung thánh đường.

"Chúng tôi từng chơi đá bóng ở đây," Alomari nói. "Đây chính là các cột gôn." Còn hôm nay thì chẳng có bóng dáng đứa trẻ nào đang chạy nhảy chơi đùa. Mà thật ra thì chẳng có bóng người nào khác ngoài chúng tôi ở đây cả.

"Và ở kia," ông nói thêm, mắt liếc nhìn vào nơi mái hiên có thấp thoáng một số bàn ghế của thời hiện đại, "bây giờ là nhà hàng. Nhưng nó từng là trường học của tôi." Giọng Alomari trầm xuống, và tôi nhận thấy nỗi buồn xa vắng trong đó.

"Khi gia đình tôi chuyển tới nhà mới ở Um Qais hồi 1987, tôi đã không chịu rời khỏi làng,"

Alomari nói. Khi đó ông mới 14 tuổi. "Tôi đã ở đây một mình trong ba ngày. Tôi ngủ trong căn lều, bên dưới một mái nhà, cùng với con lừa và chiếc xe đạp để dưới."

baomai.blogspot.com
  
Vài năm sau khi gia đình dọn tới nơi ở mới, Alomari nghe tin các nhà khảo cổ muốn tìm các trợ lý biết nói tiếng Anh để giúp việc trong quá trình khai quật. Tuy chỉ có chút vốn liếng ngôn ngữ hết sức hạn chế nhưng lòng quyết tâm trong ông thì vô bờ bến.

"Họ gọi tôi tới, hỏi tôi có biết nói tiếng Anh không. Tôi biết rằng nếu tôi nói là không thì sẽ không được nhận vào." Thế là ông 'thổi' khả năng của mình lên một chút.

Tuy gặp khó khăn trong giao tiếp nhưng Alomari toàn tâm toàn ý trợ giúp cho công tác khai quật và dần cải thiện tiếng Anh trong thời gian làm việc sáu tuần.

Sự nỗ lực chăm chỉ của ông đã được đền đáp: ông được nhận vào làm người bảo vệ sống tại chỗ trong một bảo tàng cổ vật nhỏ đặt bên trong địa điểm khảo cổ này.

"Tôi thậm chí còn không hỏi về hợp đồng hay chuyện tiền nong gì hết," Alomari nói. "Điều duy nhất tôi quan tâm là tôi cuối cùng đã có thể trở lại sống tại ngôi làng của mình."

Ông đã tận dụng hầu như mọi cơ hội - làm việc với các nhà khảo cổ, chuyện trò với du khách vào ban ngày, và học mọi thứ, từ tiếng Anh cho tới việc khảo cổ, vào ban đêm.

"Vào ban đêm, tôi ở trong bảo tàng có một mình, cho nên tôi đọc mọi thứ tôi kiếm được," ông nói. "Khoản lương đầu tiên của tôi là chừng 100 dinar. Tôi đã dùng một phần tư chỗ đó để mua cuốn từ điển tiếng Ả Rập-Anh đầu tiên của mình."

Cuốn từ điển đó trở nên thật hữu dụng khi ông trò chuyện với đồng nghiệp, với du khách và thậm chí với cả một người đặc biệt.

baomai.blogspot.com
  
"Tôi phải lòng một cô gái người Đức tới thăm Um Qais," Alomari thú nhận. Hai người đã dành hầu hết kỳ nghỉ của cô bên nhau, trao đổi với nhau bằng tiếng Anh bởi không ai biết nói thứ tiếng của người kia.

"Khi cô ấy trở về nhà, tôi đã viết cho cô ấy một lá thư bằng tiếng Anh - chỉ có 10 dòng thôi nhưng tôi đã phải mất đến ba, bốn tiếng đồng hồ để viết!" Rồi khi cô hồi âm bằng một lá thư dài 14 trang, ông phải vận động cả cuốn từ điển lẫn tâm hồn lãng mạn của mình. "Tôi bắt đầu đọc và viết thơ," Alomari vừa nói vừa mỉm cười.

baomai.blogspot.com
Alomari tiếp tục trợ giúp cho Bộ Cổ vật Jordan trong các nỗ lực bảo tồn địa điểm khảo cổ Gadara

Tuy những trái tim yêu non nớt đó không bao giờ gặp lại nhau, nhưng Alomari đã tìm thấy hạnh phúc trong việc sống và làm việc ở Gadara.

Nay không còn sống bên trong địa điểm khảo cổ nữa, nhưng Alomari vẫn tiếp tục giúp việc cho Bộ Cổ vật trong các nỗ lực bảo tồn, và hướng dẫn du khách đi tham quan di tích đổ nát.

Thế nhưng sự thiếu vắng cuộc sống tại ngôi làng xưa cũ vẫn ám ảnh ông. Giấc mơ của Alomari là một ngày nào đó những người dân làng sẽ lại được trở về sống trong các căn nhà của mình, bên trong địa điểm này, dẫu biết rằng đây là điều không thể.

Cho nên ông tìm đến phương án tối ưu tiếp theo: hợp tác với các sáng kiến du lịch dựa trên cộng đồng như Baraka Destinations và The Jordan Trail để có thể tham gia vào các trải nghiệm như cung cấp cho du khách dịch vụ ở chung với dân địa phương, homestay, hay các buổi tổ chức nấu ăn.

baomai.blogspot.com
  
Alomari cũng hy vọng sẽ đến một ngày ông có thể tiếp đón những vị khách của chính mình tại một khu dịch vụ homestay kiểu nông thôn mà ông đang phát triển.

"Tôi đã nghĩ tên cho nó," ông nói và lại ngoác miệng cười. "Sẽ gọi nó là 'Philodemos'."

Philodemus là một nhà triết học, nhà thơ của Gadara hồi Thế kỷ 1 trước Công Nguyên - không hoàn toàn khác với Alomari.

"Mà anh có biết tên ông ấy có ý nghĩa gì không?" Alomari hỏi. "Philos là 'bạn' hoặc 'người yêu', còn demo là 'mọi người'."

"Bạn... của mọi người," tôi nói to. Trong lúc Alomari nói viễn kiến của mình đối với việc đón chào khách tới khu nhà homestay của ông là để nhằm chia sẻ các câu chuyện, những mẩu bánh mì, tôi không thể không nhiệt thành gật đầu tán thưởng.

baomai.blogspot.com
  
Nếu không có mọi người và những câu chuyện, thì địa điểm khảo cổ này sẽ chỉ đơn thuần là những khối đá mà thôi.



Sunny Fitzgerald

baomai.blogspot.com

Hành trình xuyên mây trên Thế giới
Những phụ nữ Bắc Hàn trốn khỏi ngành nô lệ tình dục
Biểu đồ bức tường biên giới của Trump
Đôi bàn tay nguyện cầu
Mối tình lính Úc với nàng điếm Vũng Tàu 1970
Chiếc bồn tiểu có thể làm nên cách mạng trong nghệ thuật?
Đảng Dân Chủ đa dạng hay bát nháo?
Tiểu thuyết hài ‘‘Giấc mộng Trung Hoa’’
3 Quên - 4 Có - 5 Không
Cơ hội phục hồi nhân loại nếu chỉ còn một cặp nam nữ
Từ bi với chính mình
66 người chết vì nổ đường ống nhiên liệu ở Mexico
Các nước đánh Huawei là tiếp tay xóa sổ cộng sản VN
Cuộc sống tại ngoại của Mạnh Vãn Chu Huawei
Hai đảng Mỹ muốn Trump phải mạnh mẽ hơn nữa với TC
Đài Loan nói về 'nỗi sợ bị thống nhất' với Trung cộng
Hãy lấy tưởng niệm Hoàng Sa để dò lòng Việt Cộng
Học thuyết Trump khiến ngoại giao Hoa Kỳ thành công
Chúng ta có nên vin vào hai chữ “Tự Do”
NẤM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.