Pages

Wednesday, January 23, 2019

Thống kê mới nhất: Trẻ con và Tablet

baomai.blogspot.com

Tóm tắt nguyên bài báo:

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều phụ huynh ngày nay vô cùng lo lắng về thời gian dùng màn hình của trẻ con. (Trước đây) Một loạt các nghiên cứu, nhiều nghiên cứu do giáo sư tâm lý học của Đại học bang San Diego Jean Twenge dẫn đầu đã tuyên bố rằng việc nhìn chằm chằm vào màn hình đã dẫn đến mức độ đáng lo ngại, gây trầm cảm và "đau khổ" nói chung (general misery) ở những người trẻ tuổi. Nó có vẻ là sai.

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Oxford khá nghiêm ngặt được công bố trên tạp chí Nature Human Behavior. Đại Học Oxford nghiên cứu chặt chẽ trên thống kê khoảng 350.000 người trẻ , các nhà khoa học Oxford đã đưa ra một kết luận khác đáng kinh ngạc: thời gian trên màn hình không gây hại cho trẻ em.

baomai.blogspot.com
Note: hình trong bài này là minh họa

Theo bài viết (hấp dẫn) của Lydia Denworth trên tạp chí Khoa học Mỹ, phân tích mới, cẩn thận hơn cho thấy màn hình gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ em. Cell phone có làm cho trẻ em chán nản hơn không? Thưa không. 

Có làm trẻ em tự tử nhiều hơn? Ích kỷ hơn? Bị cô lập hơn không? 

Câu trả lời là không, không và không.

baomai.blogspot.com
   
Đối với những người quan tâm và muốn hiểu biết sâu hơn về sự khác biệt giữa các phương pháp thống kê được sử dụng bởi nhóm nghiên cứu Oxford và những người nghiên cứu trước đây sử dụng, thì bài viết của Denworth cung cấp các chi tiết hấp dẫn. Nhưng đối với các bậc cha mẹ không thích mệt óc vì toán học, chuyện sẽ rất đơn giản: "theo kết quả nghiên cứu mới, phụ huynh có thể ngừng lo lắng về thời gian ngồi trước màn hình của con cái."

Điều đó không có nghĩa là phụ huynh chỉ đưa cho con nhỏ cái iPad rồi an tâm lo chyện riêng. Nghiên cứu này cho thấy màn hình không thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em. Điều đó không có nghĩa là một thiếu niên cá lẻ nào đó sẽ không gặp vấn đề như bị màn hình thu hút (ám ảnh).

baomai.blogspot.com

Nhưng tránh thời gian dùng màn hình quá mức không phải là quá khó. Denworth (người nghiên cu1u) đã cho thấy sử dụng màn hình vừa phải - khoảng một đến hai giờ mỗi ngày vào các ngày trong tuần và nhiều hơn một chút vào cuối tuần là (về bản chất) không có hại.

Rút ngắn lại: cha mẹ nên chú ý đến trẻ con và đặt ra giới hạn hợp lý dựa trên tính cách và thói quen của chúng, nhưng không có lý do khoa học nào để phụ huynh phải mất ngủ vì con cái sử dụng máy cầm tay. Nếu bạn không sợ khoai tây, bạn cũng không nên quá lo lắng về con bạn dùng tablet, cell phone hay computer.

Các bạn đọc thấy khó hiểu thì nên đọc nguyên văn: http://flip.it/l49._i

baomai.blogspot.com  


Nhận xét cá nhân:

Thấy có nhiều phụ huynh cho con chơi máy cầm tay thả cửa không giới hạn, đó là phương cách khỏi bị chúng làm phiền tốt nhất, đưa cho chúng cái cell phone hay tablet là được yên tĩnh ngay. Nhưng cũng có nhiều phụ huynh sợ con cháu chơi máy cầm tay, cấm tuyệt đối.

Kinh nghiệm cá nhân của tôi thế này: Thằng cháu nội tôi ở với tơi từ khi nó lên 10 tháng (nó không ở nhà cha mẹ). Theo thời gian nó lớn lên dần nó cũng chơi tablet, rồi computer. (Có câu nói đùa: Ngày xưa trẻ con Mỹ sinh ra là biết lái xe ngay, ngày nay trẻ con sinh ra là biết xài tablet và computer chẳng cần ai dạy).

baomai.blogspot.com
  
Trước khi có những cuộc nghiên cứu về trẻ con và computer tablet cell phone , TV được thực hiện, xưa nay tôi chủ trương "vừa vừa phải phải" nên không cấm hẳn mà chỉ giới hạn thời gian cho cháu chơi máy cầm tay. Nay đọc những kết quả nghiên cứu mới nhất được công bố thấy là quyết định này đúng. Đúng là sao? Thưa là vì thấy kiến thức tổng quát của cháu hơn trẻ con trang lứa (hiện nó được 6 tuổi) không được đụng tới máy cầm tay. Sao biết là hơn?

Nói ra có thể có bạn cho là khoe cháu, thật sự thì có những chuyện nó biết nhiều hơn ông nội, hơn cha mẹ nó, và hơn cả thầy cô giáo nó. Có những chữ Anh nó dùng, những dữ kiện nó nói ra, cha mẹ nó và thầy cô giáo nó phải dùng Google search đọc thêm mới biết. Thí dụ bản đồ Mỹ, bản đồ thế giới, cờ, quốc thiều, quốc ca, những toà kiến trúc đặc biệt, của mỗi nước nó biết gần hết. Tôi tin là người lớn không nhớ nhiều như nó vì nó biết được độ lớn so với nhau, nằm tại đâu, tên gì (tháp Eiffel, tháp Đông Kinh cái nào cao hơn). Những bộ phận trong cơ thể con người nó nói tên chính xác, đồ vật gặp hàng ngày, xe cộ chạy ngoài đường, trái cây, rau cỏ... mọi thứ nó biết tên mỗi loại xe nhiều hơn ông nội lý do là nó xem trong tablet tên mỗi thứ bằng hình. 

baomai.blogspot.com
  
Những thứ đại loại như vậy không ai dạy nó hết, mà cũng không cần thiết cho nó hiện giờ nữa. Cha mẹ nó bận đi làm, thầy cô đâu dạy kiến thức khi nó dưới năm sáu tuổi, thế mà các tên các hành tinh, độ lớn so với nhau, toán, vật lý, hoá học, món ăn tên gì có hại hay lợi cho sức khoẻ... nó biết khá nhiều. Nó học lời đối thoại, học cách chào hỏi, học câu nói lịch sự, học vệ sinh... từ TV, từ Youtube. Tôi nghĩ là nếu không cho trẻ con chơi máy cầm tay, không cho xem TV thì chúng nó không học được những kiến thức vừa kể.

Tablet, TV có chữ đi kèm hình cử động nên trẻ con học rất dễ hiểu hơn là người lớn dạy. Không riêng chi cháu tôi, thấy trong Youtube cũng thấy nhiều đứa trẻ nhờ máy cầm tay mà biết nhiều như nó.

Tuy nhiên theo tôi phụ huynh nên cẩn thận để ý mấy thứ:

baomai.blogspot.com
  
1. Không cho chơi máy cả ngày, trẻ con cần chơi ngoài trời hay những món đồ chơi khác nữa.

2. Không có đặt máy quá gần mắt. Không cho chơi cell phone, lý do là quá nhỏ nó phải để gần mắt mới thấy rõ. Computer và TV là hay nhất. Với tablet lúc nó nhỏ tôi làm cái khung gỗ không cho nó kéo lại gần mắt.

3. Lâu lâu canh chừng đừng cho trẻ em xem những thứ có hại như games hay video đánh nhau, bắn nhau. Chương trình dạy trẻ con mọi lứa tuổi trên TV rất hay. Trước đây tôi download các video này bỏ vào hard disk để chiếu trên TV, nhiều năm nay thì cháu tôi tự tìm Youtube trong tablet hay TV.

Kết luận:

baomai.blogspot.com
  
Trên đây là chút kinh nghiệm, tuy nhiên, như trong bài báo viết, mỗi trẻ con mỗi khác, phụ huynh chỉ nên tham khảo rồi áp dụng sao cho phù hợp. Có điều tôi tin là không cho trẻ con sử dụng màn hình thì kiến thức tổng quát và ngay cả đọc và nói và viết tiếng Anh không chắc là giỏi bằng những đứa được xài máy cầm tay và TV.

Thí dụ như hôm Noel, cháu tôi lấy tờ giấy ra viết thơ xin Ông Già Noel chiếc xe lửa, nó viết xong, mẹ nó nhìn vào giựt mình, tôi cũng vậy, nó viết lá thơ rất "formal" từ khời đầu cho tới kết thúc ký tên. Không hiểu sao nó viết được là thư "formal" như vậy. Mấy ngày tôi tình cờ thấy nó xem Youtube trên computer một lá thơ gởi Ông Già Noel mẫu, thì ra là nó bắt chước lá thư này và chỉ sửa vài chi tiết.



HCD

baomai.blogspot.com

Hoa Kỳ đã lấy lại Oai Phong và sự Thịnh Vượng
Kinh tế Trung cộng liên tục báo động đỏ…
Vấn đề lớn nhất của Mỹ-Trung là Biển Đông?
Thị trấn người dân không được chết
Trung cộng từ “bành trướng” lui về “cố thủ”
Chuyện kỳ diệu của Đào
3 vụ kiện Huawei phát triển nhờ ‘bí quyết đánh cắp’
Đài Loan bắt thêm 7 du khách Việt bỏ trốn
Tết với nồi bánh chưng… có cánh
Tại sao nhiều người Việt muốn về VN ăn Tết?
Gadara, thành phố cổ của Jordan
Hành trình xuyên mây trên Thế giới
Những phụ nữ Bắc Hàn trốn khỏi ngành nô lệ tình dục
Biểu đồ bức tường biên giới của Trump
Đôi bàn tay nguyện cầu
Mối tình lính Úc với nàng điếm Vũng Tàu 1970
Chiếc bồn tiểu có thể làm nên cách mạng trong nghệ thuật?
Đảng Dân Chủ đa dạng hay bát nháo?
Tiểu thuyết hài ‘‘Giấc mộng Trung Hoa’’
3 Quên - 4 Có - 5 Không

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.