Pages

Friday, May 31, 2019

Vì sao ta cần thận trọng trước tin 'Bắc Hàn xử tử quan chức'

BM
Kim Hyok-chol xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim tại Hà Nội hồi đầu năm nay

Một số báo quốc tế đưa tin phái viên chuyên về hạt nhân của Bắc Hàn đã bị xử tử trong đợt thanh trừng các viên chức có liên quan tới thất bại của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội.

Thế nhưng có một lý do khiến ta cần phải thận trọng khi cân nhắc, đánh giá các tường thuật nói quan chức Bắc Hàn bị xử tử.

Các tuyên bố đó luôn cực kỳ khó kiểm chứng, và thường là không đúng.

BM
  
Cả truyền thông Nam Hàn lẫn chính quyền Seoul đều từng đưa tin về các cuộc thanh trừng trong quá khứ - để rồi các quan chức "đã bị xử tử" vài tuần sau đó lại xuất hiện, vẫn sống và hoàn toàn khỏe mạnh đứng cạnh nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Lần này, mới chỉ có một nguồn tin ẩn danh nói với một tờ báo ở Seoul rằng ông Kim Hyok-chol, cựu phái viên Bắc Hàn tại Hoa Kỳ và là nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán trước khi diễn ra kỳ họp thượng đỉnh giữa ông Kim Jong-un và ông Donald Trump tại Hà Nội, bị xử tử tại sân bay Bình Nhưỡng.

Nguồn tin này nói rằng ông bị trừng phạt cùng với bốn viên chức ngoại giao cao cấp khác. Toàn bộ những người này bị cáo buộc tội làm gián điệp cho Hoa Kỳ và trình bày kém tại các cuộc đàm phán khiến không tạo được sự chú ý đúng mức từ phía Mỹ.

BM 

Tin tức cũng nói rằng ông Kim Yong-chol, cánh tay phải của nhà lãnh đạo Bắc Hàn, người được gửi tới Washington để giúp thu xếp hội nghị thượng đỉnh Hà Nội, đã bị tống vào một trại cải tạo lao động gần biên giới Trung cộng.

Tường thuật này nghe có vẻ hợp lý. Các viên chức chủ chốt này đã không xuất hiện trước công chúng kể từ cuộc họp thượng đỉnh 2/2019 tới nay. Ông Kim Jong-un rõ ràng là rất tức giận về kết quả các cuộc đàm phán giữa ông với ông Donal Trump và có lẽ muốn tìm người để đổ trách nhiệm.

BM
 
Ván cược ngoại giao của ông với Mỹ cho đến nay là thất bại, không đem về kết quả gì, khiến ông phải chịu nhiều áp lực.

Các lệnh trừng phạt kinh tế gắt gao vẫn đang được duy trì. Các cuộc thảo luận giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn đang trong thế bế tắc.

Tại Bình Nhưỡng, quyết định có thể đã được đưa ra, và cần có ai đó phải trả giá.

BM
Ông Kim Yong-chol tới Mỹ chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thông Trump và ông Kim Jong-un

Đáng chú ý là tờ báo chính thức Rodon Sinmun của Bắc Hàn trong một bài xã luận hồi đầu tuần đã nhắc tới "những kẻ phản bội" và "những kẻ phản đảng". Bài xã luận nói rằng những người "chống đảng" và "có hành động phản cách mạng" cần phải chịu "sự phán xét nghiêm khắc của cách mạng". Không có cái tên nào được nêu ra, nhưng thông điệp thì rất rõ ràng.

Ông Kim Jong-un trước đây đã từng tiến hành các vụ xử tử.

BM
  
Hồi 2013, người dượng quyền lực của ông, Jang Song-thaek, đã bị xử tử về tội phản quốc. Tin tức tình báo Nam Hàn công bố về cái chết của ông nhiều ngày trước khi Bắc Hàn loan tin.

'Bị xử tử' rồi lại xuất hiện

Nhưng tôi dám nói rằng thường thì các tường thuật về những vụ xử tử như thế hóa ra lại là tin giả.

BM
  
Vụ khét tiếng nhất là tin nói về cái chết của ca sĩ Hyon Song-wol. Hồi 2013, cũng tờ bác Nam Hàn trên nói rằng nữ ca sĩ bị bắn chết "bắn dồn dập bằng súng máy trong lúc các thành viên trong đội văn công của cô đứng nhìn".

BM
  
Năm ngoái, Hyon Song-wol 'càn quét' Seoul với việc dẫn đầu đoàn đại biểu Bắc Hàn tới dự Thế vận hội Mùa đông, trông rực rỡ hào nhoáng trong chiếc áo choàng lông, đầy sức sống. Nay cô là một trong những phụ nữ quyền lực nhất Bắc Hàn.

Tình báo Nam Hàn nói hồi 2016 rằng cựu lãnh đạo quân đội Ri Yong-gil bị xử tử về tội tham nhũng. Vài tháng sau, ông này xuất hiện trên truyền thông nhà nước và được thăng chức.

Các nguồn tin bên trong Bắc Hàn thường là những nguồn quý giá nhất cho phóng viên, nhưng cũng là những nguồn gây phiền toái nhất. Chúng tôi không có cách nào kiểm chứng được tin họ đưa.

BM
  
Các nguồn tin tình báo tại Seoul và Hoa Kỳ đang tìm cách tìm hiểu số phận của ông Kim Hyok-chol, nhưng trừ phi Bình Nhưỡng quyết định tự mình công bố ra thì chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ biết được thực hư thế nào.



Laura Bicker

BM

Kẻ bị Kim Jong Un xử tử làm việc cho Tàu cộng hay Mỹ?

BM 

Trước khi tiếp nhận vai trò đặc phái viên về Mỹ từ Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui vào đầu tháng 02/2019, Kim Hyok-chol là Đại sứ quán của Bắc Hàn tại Tây Ban Nha.

Tháng 01/2019, Kim Hyok-chol tháp tùng Kim Yong-chol, cựu trùm tình báo Bắc Hàn, được ví là "cánh tay phải" của Kim Jong-un, trong chuyến thăm Mỹ. Tại Mỹ, Kim Yong-chol đã giới thiệu với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Kim Hyok-chol sẽ là người đàm phán chính với đặc phái viên Mỹ Stephen Biegun.

BM
  
Trước khi bay đến Hà Nội vào ngày 19/02/2019 để gặp đặc phái viên Mỹ là ông Stephen Biegun nhằm tiền trạm cho cuộc hội ngộ Trump - Kim thì Kim Hyok-chol đã ghé Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình để nghe chỉ thị. Sau đó Kim Jong Un đã đi sang Hà Nội để hội kiến ông Trump nhưng lần này cả đi lẫn về Kim Jong Un không thèm ghé Bắc Kinh để diện kiến Tập Cận Bình. Về kết quả của Hội nghị thượng đỉnh lần 2 thì chúng ta đã biết ông Trump đã "xô ghế" ra về mà không có tuyên bố chung.

Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim tại Hà Nội vào ngày 27/02 thì cách đó 5 ngày, vào ngày 22/02/2019, một nhóm ít nhất 10 người đã cầm súng giả xông vào đại sứ quán của Bắc Hàn ở Tây Ban Nha, trói tay và bịt miệng các nhân viên ngoại giao rồi lấy đi nhiều tài liệu, máy tính và ổ cứng.

BM
  
Nhóm đột nhập này sau đó trốn sang Mỹ và liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại New York để cung cấp thông tin. Phía Mỹ khẳng định họ không liên quan đến vụ đột nhập. Sau đó, vào ngày 18/4/2019, một quan chức hành pháp Mỹ cho biết cựu thủy quân lục chiến Christopher Ahn bị bắt vào ngày 18/4 và bị buộc tội tại tòa án liên bang ở Los Angeles ngày 19/4. Ahn là thành viên của Dân phòng Cheolima - CCD, nhóm đã nhận trách nhiệm đột nhập sứ quán Bắc Hàn ở Madrid vào ngày 22/02/2019.

CCD là nhóm người Bắc Hàn muốn lật đổ Kim Jong-un. Năm 2017 CCD đã đưa con trai của Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong-un rời khỏi Macau vì mạng sống của cháu Kim Jong Un có nguy cơ bị đe dọa. CCD tuyên bố sẽ phơi bày "các hoạt động phi pháp lan tràn trong các phái đoàn Bắc Hàn ở nước ngoài" và "đang tiến hành nhiều bước chuẩn bị để làm rung chuyển tận gốc chính quyền Kim Jong-un".

BM
  
Đến đây chúng ta đã có thể hình dung ra cựu đại sứ tại Tây Ban Nha là Kim Hyok-chol, kẻ được giao trọng trách đặc phái viên về Mỹ trong tiến trình hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần 2 tại Hà Nội vừa bị Kim Jong Un xử tử là phe nào.

Nếu Kim Hyok-chol đã thông đồng với CIA như tin tức loan truyền thì CCD không dại gì đột nhập vào đại sứ quán của Bắc Hàn ở Tây Ban Nha rồi chạy sang sang Mỹ để liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ - FBI, làm vậy thật vô nghĩa bởi hóa ra "ta lại đánh ta" nếu Kim Hyok-chol thông đồng với CIA.

Chỉ có một nhận định duy nhất là Kim Hyok-chol chính là thân tín của Tàu cộng, do Tàu cộng đào tạo để làm theo lệnh Tàu cộng trong nhiệm vụ "chống lại tự diễn biến" của Kim Jong Un trong quá trình phi nguyên tử Bắc Hàn.

BM
  
Căn cứ trên tài liệu, hồ sơ mà nhóm CCD lấy được từ việc đột nhập vào cơ quan cũ của Kim Hyok-chol mà họ đã cung cấp cho FBI, phía FBI đã nhanh chóng giải mật và xác định Kim Hyok-chol là một điệp viên gạo cội của Tàu cộng. Vì vậy ông Trump và Kim Jong Un đã vạch ra kế "dụ rắn khỏi hang" nhưng tránh "đả thảo kinh xà" và có lý cớ để Kim Jong Un diệt trừ rắn độc đang ẩn núp dưới gầm bàn nên cả 2 diễn tuồng "xô ghế" vào phút 89 để sau đó Kim Jong Un dễ bề "phản gián".

Lệnh xử tử Kim Hyok-chol và 4 quan chức ngoại giao khác đã được thực thi với tội danh "thông đồng với CIA làm hỏng đại sự quốc gia". Tập Cận Bình đau như thiến nhưng đành bặm môi, cắn nứu vì đòn phản gián cực đỉnh của trùm CIA Mike Pompeo nay là ngoại trưởng Mỹ đã biến Tập thành kẻ có họng ăn không có họng nói. Siêu đẳng hơn là sau khi từ Hà Nội trở về Bình Nhưỡng, Kim Jong Un vờ "hất hủi" em gái ruột là cô Kim Yu Jong, một nhiếp chính đại thần của Kim Jong Un để tránh tiếng là "vị thân" vì cô ta cũng đã tháp tùng anh trai mình đến Hà Nội thì tại sao Kim Jong Un chỉ xử tội bè lũ Kim Hyok-chol mà không đá động đến em gái Kim Yu Jong?

BM
  
Kế hợp tung của Donald Trump với Kim Jong Un quả thật siêu đẳng mà đạo diễn không ai khác chính là sếp CIA Mike Pompeo. Bái phục.



Tran Hung

BM

Truyền thông thiên lệch sẽ nhận sự quay lưng của độc giả
Tại sao đàm phán thương mại Mỹ-Trung bế tắc?
Ấm nóng toàn cầu làm cho nước đã giàu lại giàu hơn?
Trump áp thuế lên Mexico để chống nhập cư
Bằng Phong Đặng văn Âu _ THƠ GỬI CÁC CON
Lãnh đạo Đài Loan kêu gọi 'quốc phòng toàn dân' trước đe dọa từ TC
Tập Cận Bình đánh tiếp hay đầu hàng ông Trump?
Thầy giáo dạy trò bài hát 'Trả lại cho dân' bị khởi tố
Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh?
Trung cộng hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm qua
Chủ Tịch Quốc Hội “ăn nói hàm hồ” không ngượng miệng!
Hoa Vi Chết_Sống là tùy Mỹ
Cách xây dựng hình tượng để thiên hạ tôn sùng
Nhật sẽ gây ảnh hưởng lên Biển Đông khi có máy bay F-35 của Mỹ
Ông Mueller lên tiếng khiến phe Dân Chủ gục mặt
Tạ ơn Thiên Chúa
Hoa Kỳ tăng nhập hàng từ Việt Nam vì thương chiến với Trung cộng
Vì sao những người thường xuyên cầu nguyện có sức khỏe tốt hơn?
Tại sao 70% các loại bệnh đều liên quan tới cảm xúc?
Chữa bệnh bằng rượu vang ở Pháp

Truyền thông thiên lệch sẽ nhận sự quay lưng của độc giả

BM
  
Truyền thông thiên lệch đã trở thành một công cụ đắc lực trong cuộc chiến quyền lực và tuyên truyền của thời đại công nghệ. Một ví dụ điển hình còn nóng hổi là truyền thông chính thống Hoa Kỳ cố gắng mô tả một hình ảnh hoàn toàn khác về vị tổng thống đương nhiệm – Donal Trump. Nhưng trong khi cố gắng truyền tải thông tin bất lợi với mục đích làm xấu đi hình ảnh Tổng thống Trump, họ phải nhận lại sự thờ ơ và thiếu tin tưởng của người dân.

Xây dựng hình ảnh, câu chuyện không chân thực

BM
  
Trong suốt chiến dịch tranh cử và ngay cả sau khi nhậm chức tổng thống, ông Trump thường xuyên được các phương tiện truyền thông mô tả như một người phân biệt chủng tộc với tư tưởng đế quốc.

Ngày 28/3/2017, trang RedState đã đưa tin về một bài viết cố tình làm sai lệch nội dung, từ ngữ trong bài diễn văn của tổng thống Trump đăng trên New York Times. Trong bài diễn văn tại Hội nghị Hành động Chính trị bảo thủ, ông Trump đã nói: “Chúng ta sẽ cứu vô số người Mỹ. Như chúng ta đã nói hôm nay, các nhân viên nhập cư đang tìm kiếm bọn giang hồ trong các băng đảng, những kẻ buôn ma túy và người nước ngoài phạm tội, sau đó tống chúng ra khỏi nước Mỹ”.

Nhưng trên New York Times, Glenn Thrush lại mô tả rằng: “Bài diễn văn của ông ta bao gồm một lời hứa để tống những kẻ nhập cư không có giấy tờ ‘ra khỏi đất nước’ và nhắc đi nhắc lại những lời hứa trong chiến dịch tranh cử theo luật lệ – và – trật tự của ông ta”. (Theo “Hiểu về Trump” của Newt Gingrich).

BM
  
Tháng 2/2017, một phóng viên thuộc Mạng lưới Đài phát thanh Đô thị Mỹ tuyên bố rằng ông Trump đã nói trong chiến dịch tranh cử của mình rằng người da trắng xây dựng nên nước Mỹ. Sau khi các quan chức Nhà Trắng phản hồi rằng ông Trump chưa bao giờ nói như vậy, phóng viên này đã giải thích với tờ Washington Examiner rằng cô nói về bài diễn văn của ông Trump ngày 12/3/2016 tại Vandalia, Ohio trước những người ủng hộ mình.

Tuy nhiên hôm đó, ông Trump tuyên bố rằng: “Chúng ta không thể để các quyền được quy định trong Tu chính án Thứ Nhất bị tước đoạt, thưa các bạn. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra. Chúng ta có quyền nói. Ý tôi là, chúng ta là những người tuân thủ pháp luật. Chúng ta là những người làm việc rất chăm chỉ. Chúng ta là những người đã xây dựng đất nước này và làm cho nó trở nên vĩ đại”. Trong đó, không có câu nào nói rằng người da trắng đã xây dựng nên nước Mỹ.

BM
  
Một số kênh truyền thông nổi tiếng như BuzzFeed, CNN và nhiều tờ báo khác đã bỏ qua các tiêu chuẩn cần phải có của giới truyền thông khi tác nghiệp và đưa thông tin về một việc không hề được kiểm chứng. Một người được cho là cựu tình báo của Anh đã cáo buộc ông Trump và các cộng sự có liên quan tới kompromat (thuật ngữ tiếng Nga chỉ tài liệu được sử dụng để tống tiền hoặc tác động tới các quan chức nhà nước). Theo cựu Chủ tịch Hạ Viên Newt Gingrich trong cuốn “Hiểu về Trump”, báo cáo này đã được “đưa đi dưa lại ở Washington trong nhiều tháng, và không có cơ quan ngoại giao nào xác nhận bất cứ chi tiết nào trong đó”. Vậy mà giới truyền thông dòng chính Hoa Kỳ đã đồng loạt đưa tin dù không có cách nào xác minh tính chính xác của dữ kiện.

BM
Khảo sát cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đáng tin hơn báo chí Mỹ.

Ngoài những bài báo bóp méo, cắt gọt, trích dẫn không đầy đủ lời phát biểu của Tổng thống và những người liên quan, báo chí cánh tả thiên vị Mỹ còn phạm những lỗi lầm ngớ ngẩn chỉ vì sự thành kiến không cân nhắc tới tính chính xác hay công bằng.

Khi một phóng viên tạp chí Time chuyên đi theo thu thập tin tức về Tổng thống nói với các đồng nghiệp rằng một bức tượng bán thân của Martin Luther King Con đã bị chuyển ra khỏi Phòng Bầu dục, ngay lập tức cáo buộc phân biệt chủng tộc về ông Trump được lan tỏa, thúc đẩy sự thù hằn giữa người Mỹ gốc Phi và vị Tổng thống mới. Nhưng hóa ra, bức tượng bán thân của King chưa bao giờ bị đưa ra khỏi Phòng Bầu dục. Anh chàng phóng viên sau đó đã đăng một dòng tweet bào chữa rằng mình đã tìm kiếm bức tượng ít nhất hai lần nhưng có thể nó đã bị che khuất bởi cánh cửa hoặc nhân viên mật vụ.

BM
  
Anh ta hoàn toàn có thể nhầm lẫn, đó là điều bình thường, nhưng anh đã không thể giải thích được vì sao không trực tiếp hỏi Thư ký báo chí Nhà trắng về bức tượng, mà tận dụng ngay cơ hội hạ bệ Tổng thống dựa trên quan niệm cá nhân có sẵn thành kiến của mình.

Và hệ quả thì cũng khó có thể vãn hồi 100% khi hơn 3.000 tổ chức truyền thông đã lặp lại câu chuyện giả dối về một tổng thống da trắng phân biệt chủng tộc, gieo rắc những tư tưởng thù hằn trong cộng đồng Mỹ Phi. (Theo “Hiểu về Trump” của Newt Gringrich)

Còn rất nhiều những câu chuyện khác về ông Trump được giới truyền thông Hoa Kỳ thêu dệt bất chấp đạo đức nghề nghiệp và nguyên tắc xác minh, khách quan, chân thực của người làm báo. Từ việc bẻ cong lời bạn gái cũ Rowanne Brewer Lane của ông Trump, cho tới những quy kết nặng nề hơn đối với các chương trình nghị sự của ông dù chúng có thể tương đồng với những gì người tiền nhiệm của ông đã làm. Và một cách đang được ưa thích là đăng những bài báo gây thiện cảm đối với người dân nhập cư, thậm chí là nhập cư bất hợp pháp, phớt lờ những câu chuyện thương cảm về những trường hợp bị giết, cướp bởi những tên tội phạm là người nhập cư bất hợp pháp, những nhân viên biên phòng, những người nhập cư hợp pháp bị kỳ thị bởi những hành động của những kẻ phạm pháp.

Sự mất niềm tin của người dân

BM
  
Sau một cuộc chiến dài và đơn độc của truyền thông tuyên truyền cánh tả Hoa Kỳ, người dân đã chán ngấy và xa rời những cái loa một chiều. Theo kết quả thăm dò của Gallup công bố vào ngày 14/9/2016, niềm tin của công chúng Mỹ đối với giới truyền thông đã giảm xuống mức thấp nhất mà Gallup từng ghi nhận: từ 68% trong năm 1973 xuống 32% trong năm 2016, đây cũng là thời điểm ông Trump bị công kích nhiều nhất khi tranh cử chức tổng thống Hoa Kỳ.

Sang năm 2017 và 2018, chỉ số niềm tin đã tăng dần lên sau khi chạm đáy, đạt tương ứng 41% và 45%, tuy nhiên con số vẫn đang thấp hơn mức trung bình và đa số người dân vẫn cho rằng truyền thông có xu hướng một chiều và thiên lệch. Cụ thể, vào tháng 6/2018, một cuộc khảo sát của Gallup cho thấy, 62% người được hỏi tin rằng tin tức trên truyền hình, báo chí và truyền thanh là có thiên vị, 44% nói rằng thông tin là báo đài đưa là không chính xác.

BM
Niềm tin của dân chúng Mỹ vào sự chân thực của giới truyền thông chạm đáy vào năm 2016

Một cuộc thăm dò khác của Hiệp hội Hiệp sĩ (Knight Foundation) cũng cho kết quả tương tự, khi 39% số người Mỹ được hỏi cho rằng tin tức trên các kênh truyền thông là sai. Theo đó, thông tin sai được định nghĩa là “những câu chuyện được dựng lên hoặc không thể xác minh được tính chính xác nhưng lại được đưa tới cho người đọc như thể là chính xác”.

Và cũng không có gì quá ngạc nhiên, khi mức độ đánh giá tính xác thực của truyền thông từ phía những người thuộc đảng Dân chủ cao hơn rất nhiều so với người trung lập hoặc thuộc đảng Cộng hòa. Năm 2016, trong khi 51% số người thuộc đảng Dân Chủ (đảng đối lập với đảng cầm quyền của tổng thống) được hỏi tin vào truyền thông, thì con số của nhóm người trung lập và từ đảng Cộng Hòa chỉ là 30% và 14%. Năm 2018, ba tỷ lệ tương ứng là 76%, 42% và 21%.

Thế giới không còn là nơi của truyền thông một chiều

BM
Người thuộc Đảng Dân chủ có xu hướng đánh giá cao tính xác thực của các thông tin trên truyền thông nhiều hơn người trung lập hoặc theo Đảng Cộng hòa.

Truyền thông tuyên truyền có thể đã từng là một công cụ đắc lực và hiệu quả cho các hoạt động cạnh tranh quyền lực và định hướng dư luận. Nhưng dù làm gì, ở ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần dựa trên những nguyên tắc đạo đức cơ bản. Bởi chỉ khi sống và làm việc dựa trên các giá trị phổ quát của nhân loại thì mới nhận được sự ủng hộ của xã hội, đồng thời cũng là chứng nhận “thành nhân” của một người có đạo đức. Đạo đức nhà báo nếu dựa trên những giá trị phổ quát, có thể khái quát thành: sự trung thực (Chân), có trách nhiệm với quyền lợi của người khác (Thiện), sẵn sàng chịu tổn thất vì lẽ phải (Nhẫn).

Truyền thông ngày nay đã quá rộng lớn và đa chiều, tài năng và nhân cách của người làm báo sẽ luôn luôn được kiểm chứng và đánh giá bởi những độc giả sáng suốt và am hiểu. Thông tin trên thế giới không còn là độc quyền của tuyên truyền một chiều, và thế giới cần phải tôn trọng những giá trị phổ quát thì đạo đức xã hội mới thăng hoa trở lại. Bởi chỉ có tuân theo những giá trị đó, mới có thể sinh tồn và thịnh vượng.



Thiên Bình

BM

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ-Trung bế tắc?
Ấm nóng toàn cầu làm cho nước đã giàu lại giàu hơn?
Trump áp thuế lên Mexico để chống nhập cư
Bằng Phong Đặng văn Âu _ THƠ GỬI CÁC CON
Lãnh đạo Đài Loan kêu gọi 'quốc phòng toàn dân' trước đe dọa từ TC
Tập Cận Bình đánh tiếp hay đầu hàng ông Trump?
Thầy giáo dạy trò bài hát 'Trả lại cho dân' bị khởi tố
Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh?
Trung cộng hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm qua
Chủ Tịch Quốc Hội “ăn nói hàm hồ” không ngượng miệng!
Hoa Vi Chết_Sống là tùy Mỹ
Cách xây dựng hình tượng để thiên hạ tôn sùng
Nhật sẽ gây ảnh hưởng lên Biển Đông khi có máy bay F-35 của Mỹ
Ông Mueller lên tiếng khiến phe Dân Chủ gục mặt
Tạ ơn Thiên Chúa
Hoa Kỳ tăng nhập hàng từ Việt Nam vì thương chiến với Trung cộng
Vì sao những người thường xuyên cầu nguyện có sức khỏe tốt hơn?
Tại sao 70% các loại bệnh đều liên quan tới cảm xúc?
Chữa bệnh bằng rượu vang ở Pháp
Con trai chủ tờ Việt Báo ở Little Saigon bị bắt vì buôn lậu 72 triệu USD

Tại sao đàm phán thương mại Mỹ-Trung bế tắc?

BM

Những người có chút hiểu biết về Trung cộng sẽ nói với bạn rằng yếu tố quan trọng nhất cho một cuộc đàm phán thành công với người Trung cộng là guanxi, nghĩa là “quan hệ”. Nói cách khác, để đạt được mục tiêu của mình ở Trung cộng cần phải dành thời gian và công sức xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác của mình. Người ta thường cho rằng sự tin tưởng, những ý định chân thành và đáng tin cậy, và sự thành tâm, là nền tảng cho bất cứ cuộc làm ăn nào ở Trung cộng.

Điều này có đúng không?

Nếu đúng, thì phía Trung cộng, theo công thức trên, nên nhún nhường để đáp ứng các yêu cầu của chính phủ Mỹ về cân bằng thương mại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tại sao?

BM
  
Có thể nhận định khách quan rằng Mỹ đã cố gắng rất nhiều trong việc hỗ trợ các nỗ lực phát triển của Cộng hoà Nhân dân Trung hoa qua đầu tư, chuyển giao công nghệ, và giáo dục cho các sinh viên Trung cộng du học ở Mỹ… Đây chỉ là một vài trong nhiều cách Mỹ đã làm từ những năm 1980. Những cố gắng này đã mang lại cả lợi ích lẫn hậu quả cho Mỹ, một tình trạng mà chính quyền Trump kiên quyết điều chỉnh lại để có lợi cho Mỹ.

Với tổng mức đầu tư của Mỹ vào Trung cộng đến năm 2016 lên đến 80 tỉ USD theo một ước tính, và thậm chí còn cao hơn nếu tính cả nguồn vốn Mỹ đã chảy qua Hong Kong trước khi vào đại lục, Mỹ đã và đang là nhà đầu tư ngoài châu Á lớn nhất vào Trung cộng (không kể Quần đảo British Virgin, nơi thường là bến trung chuyển đầu tư từ các nguồn khác).

BM
  
Trung cộng cũng được khuyến khích gửi sinh viên sang Mỹ du học. Năm 2018, chính phủ Mỹ báo cáo có 340.518 sinh viên Trung cộng đang du học ở Mỹ, chiếm 30% tổng số du học sinh tại Mỹ.

Và các chuyển giao công nghệ chính thức về công nghiệp, công nghệ cao, nông nghiệp đã mang lại cho Trung cộng sức cạnh tranh trong chính những ngành mà Mỹ và phương Tây đã chiếm ưu thế trước đó.

Chẳng nhẽ từng đó không đủ bồi đắp được một mối quan hệ đủ để thuyết phục Trung cộng đưa ra những nhượng bộ đáng kể hay sao?

Có vẻ là không.

BM
  
Có khi nào khái niệm guanxi không còn mang ý nghĩa mà chúng ta vẫn hiểu suốt bấy lâu nay?

Trong tiếng Trung cộng chữ guan (quan), , nghĩa là “khép kín”. Chữ xi (hệ)  nghĩa là “hệ thống”.

Đúng vậy – guanxi nghĩa là “hệ thống khép kín”. Nó hoàn toàn không có nghĩa “mối quan hệ”, đặc biệt là theo cách hiểu từ này trong ngôn ngữ phương Tây. Do đó, có guanxi, xây dựng guanxi, và sử dụng guanxi thực sự nghĩa là được tiếp cận với một hệ thống các mối quan hệ khép kín mà có thể tạo thuận lợi cho bạn.

Hệ thống đó ngày xưa gắn liền với triều đình phong kiến Trung cộng. Ngày nay quyền lực nằm ở Đảng Cộng sản Trung cộng (CCP).

Do đó, một người ngoại tộc Trung cộng tối đa chỉ có thể đến gần rìa của hệ thống đó, tìm những người có quan hệ bên trong, và vận dụng quyền lực của họ từ bên trong hệ thống.

BM

Khi nhìn vào vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung cộng, các chuyên gia đàm phán kinh nghiệm ở Trung cộng sẽ có thể nhận ra nước cờ gần đây nhất từ phía Bắc Kinh. Họ dùng một chiến thuật có thể bị coi là khiếm nhã và không phù hợp để áp dụng với đối tác từng được coi là bạn hữu thực sự, một thành viên của “hệ thống khép kín”. Theo báo cáo của Nhà Trắng, vào phút chót, sau nhiều tháng thảo luận, những điểm đã được thống nhất trước đó đã bị phía Trung cộng đơn phương bác bỏ. Thay vì tiến về phía trước, hoặc ít nhất giữ nguyên hiện trạng, phía Trung cộng đột ngột tuyên bố là yêu cầu từ phía Mỹ vi phạm vào “chủ quyền và danh dự của Trung cộng”.

BM
  
Thời điểm tiến hành chiến thuật đàm phán này cũng quen thuộc. Trong các cuộc đàm phán mà phía Trung cộng phải “nhượng bộ” một đối phương, các quan chức Trung cộng sẽ thể hiện sự bất mãn bằng cách nhấn chìm các thảo luận, xé toang các điểm dự kiến sẽ thống nhất, và thể hiện mình là nạn nhân, tất cả trong một khoảnh khắc mà phía đối diện tưởng kết quả đàm phán đã gần đạt đến nơi.

Sự trở mặt bất ngờ này của Trung cộng, diễn ra khi đối tác đàm phán đang hy vọng và lạc quan về một kết cục trong tầm tay, thường gây ra phản ứng dữ dội. Đặc biệt với những bên chưa quen với chiến thuật này, hiệu ứng thường là vô cùng lúng túng, bối rối và tức giận. Được thiết kế để quật đổ cân bằng tâm lý của đối phương, chiến thuật này thường rất hiệu quả. Các nhà đàm phán nước ngoài thường phản ứng một cách om sòm. Đây là lúc sự tức giận rất thật và thẳng thắn được trưng bày. Đây cũng là lúc nhiều thành phần của đoàn đàm phán nước ngoài bước ra ngoài, và sau đó bêu riếu về sự thiếu thành tâm của người Trung cộng.

BM
  
Và phần gây bối rối nhất thường là sự hiểu nhầm về “mối quan hệ” thực tế của mình với phía Trung cộng. Phía Mỹ, trong trường hợp này, có thể tin rằng mình đã có quá nhiều quan hệ, căn cứ vào hỗ trợ từ phía Mỹ cho Trung cộng bao năm nay, nhưng phía Trung cộng rõ ràng đang nói với họ rằng “Các anh không có nó”. Thực tế, thông điệp ở đây là “Các anh không thể có nó.”

Trên thực tế, phía Mỹ có “làm” gì cho Trung cộng đi chăng nữa, thì Mỹ vẫn không bao giờ có được quan hệ với Trung cộng theo kiểu có thể tận dụng mối quan hệ đúng nghĩa. Thật vô nghĩa khi  đàm phán từ một vị thế mà Washington sẽ không bao giờ có. Phía Mỹ, thật ra là toàn bộ cộng đồng nước ngoài, sẽ có lợi hơn khi đàm phán dựa trên các điều khoản của chính mình, và từ lập trường của chính mình, thay vì thử gây dựng quan hệ với Trung cộng, thứ cơ bản là vô ích. Câu châm ngôn thường gặp “hãy là chính mình” chưa bao giờ nghe ý nghĩa đến thế.

Nhìn rộng ra, có vẻ Tổng thống Trump cảm nhận được điều này; ông đã đưa ra các điều kiện, và bám lấy chúng, tăng số lượng mặt hàng Trung cộng bị đánh thuế, và tăng mức thuế lên 25%. Ít nhất với công chúng, ông thể hiện sự điềm nhiên và bình tĩnh trước toàn bộ vấn đề.

Trong khi đó, phía Trung cộng lại tỏ ra lúng túng. Theo lời đồn thì ví dụ như tại một khu kinh tế  ở Thượng Hải, trong số 500 doanh nghiệp tồn tại ở đó năm 2017 thì đến nay chỉ còn 50.



By Bonnie Girard
Nguyễn Vũ Thắng dịch

BM

Ấm nóng toàn cầu làm cho nước đã giàu lại giàu hơn?
Trump áp thuế lên Mexico để chống nhập cư
Bằng Phong Đặng văn Âu _ THƠ GỬI CÁC CON
Lãnh đạo Đài Loan kêu gọi 'quốc phòng toàn dân' trước đe dọa từ TC
Tập Cận Bình đánh tiếp hay đầu hàng ông Trump?
Thầy giáo dạy trò bài hát 'Trả lại cho dân' bị khởi tố
Chiến tranh sẽ xảy ra trên Biển Đông hay Vùng Vịnh?
Trung cộng hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm qua
Chủ Tịch Quốc Hội “ăn nói hàm hồ” không ngượng miệng!
Hoa Vi Chết_Sống là tùy Mỹ
Cách xây dựng hình tượng để thiên hạ tôn sùng
Nhật sẽ gây ảnh hưởng lên Biển Đông khi có máy bay F-35 của Mỹ
Ông Mueller lên tiếng khiến phe Dân Chủ gục mặt
Tạ ơn Thiên Chúa
Hoa Kỳ tăng nhập hàng từ Việt Nam vì thương chiến với Trung cộng
Vì sao những người thường xuyên cầu nguyện có sức khỏe tốt hơn?
Tại sao 70% các loại bệnh đều liên quan tới cảm xúc?
Chữa bệnh bằng rượu vang ở Pháp
Con trai chủ tờ Việt Báo ở Little Saigon bị bắt vì buôn lậu 72 triệu USD
Giả mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy