Pages

Sunday, September 22, 2019

Đừng so sánh Hong Kong với Việt Nam

BM  
Các cuộc biểu tình hiện nay tại Hong kong không do lãnh tụ nào huy động. Người ta nhắc tới Hoàng Chí Phong.

Nhưng anh chỉ là một chàng tuổi trẻ 22 tuổi từng xuống đường và xộ khám vì xuống đường vậy thôi.

Thay vì có đoàn thể này đoàn thể kia với đủ thứ chủ tịch, tổng thư ký với ban chấp hành dài dằng dặc những tên tuổi, biểu tình ở Hong Kong có xảy ra vào giờ nào, ở đâu và diễn biến như thế nào chỉ được bàn thảo ở các ‘forum, diễn đàn’. Tạt vô diễn đàn, ai ai cũng có quyền nói ý kiến. Nói ý kiến lên ‘diễn đàn’ để được người khác bỏ phiếu đồng ý hay không. Đông người đồng ý thì làm. Không ai đồng ý thì dẹp. Ý kiến nào được đông người đồng ý nhất sẽ trồi lên phía trên của diễn đàn. Thế là người ta cứ theo ý kiến trên cao nhất mà làm. Bạn trẻ Hong Kong tranh đấu cho dân chủ bằng cách hết mình chơi trò chơi dân chủ. Chính mình có dân chủ thì mới đòi người khác tôn trọng dân chủ.

BM
  
Cuộc biểu tình mới nhất vào Chủ Nhật 8.9 xảy ra trước lãnh sự quán Mỹ đã bắt đầu từ ý kiến tung lên trang web Lihkg.com. Ý kiến này được nhiều người đồng ý. Người đồng ý cùng nhau góp thêm: nào là giờ giấc, nào là chuẩn bị cờ Mỹ, ghi sẵn quốc ca Mỹ, in hình các dân biểu nghị sĩ Mỹ, và thảo ‘thỉnh nguyện thư’. Họ nói đến từng chi tiết nhỏ. Và nói là làm. Đoàn biểu tình còn vào trang https:// petitions.whitehouse.gov/ petition/ lập ra… /please-pass-bill-hong-kong-human-rights-and-democracy-act cho người Hong Kong ký tên. Thỉnh nguyện thư này chỉ cần 100 ngàn chữ ký là Bạch Ốc phải cứu xét. Vậy mà khi Cổ Nhuế viết bài này đã có 119,839 chữ ký. Và con số này mỗi lúc một tăng.

Thay vì nghe hiệu lệnh, đọc thông cáo hay thông báo, người biểu tình biết chuyện nhờ bấm máy điện thoại di động. Qua 14 tuần lễ xuống đường, vẫn chưa có ‘chủ tịch’ nào đứng ra hiệu triệu hay nhận công. Điều này gây khó khăn cho chính quyền bù nhìn của Trung cộng ở Hong Kong. Chiều 8.9 sau khi rút lại dự luật dẫn độ, bà Carrie Lam ngỏ ý nói chuyện với người biểu tình thì cũng không biết nói với ai. Phải nói với toàn dân.

BM
  
Khi sắp có biểu tình ở nơi đâu thì gần đó sẵn sàng những nơi tiếp cứu. Phía trước là đoàn người đối đầu với cảnh sát. Phía sau là những nơi để sẵn nước uống, bánh kẹo, găng tay, khăn che mặt, dù. Có những chỗ để sẵn quần áo (đã xếp ngay ngắn) cho ai cần thì thay. Khi phía trước cần gì thì người phía sau xếp thành hàng dài chuyền tay vật dụng lên phía trước. Mà nhiều khi người phía trước chưa cần, người phía sau đã chuyển vật dụng. Thấy ai lơn tơn dưới phố ở Hong Kong mà không có khăn che mặt, nón cứng, hay dù thì có ngay bạn trẻ mang mấy thứ ấy tặng không.

BM

Báo chí bên ngoài thường tô son trát hồng từng chi tiết nhỏ xảy ra trong các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Người biểu tình bên ấy thật đáng khen. Khi phong tỏa phi trường, người biểu tình sắp hàng dài cúi đầu ‘xin lỗi’ hành khách gặp bất tiện vì có người phải tranh đấu để được tự do. Biểu tình xong, có những người ở lại lượm rác, quét dọn đường phố. Nhưng không phải không xảy ra chuyện đáng tiếc. Có người đã xông ào tòa nhà lập pháp. Đập bể cửa kính. Tràn vào bên trong xịt sơn phá hoại. Thật tiếc! Có người đốt trạm xe lửa, phá máy bán vé… 

Thật tiếc!

BM
Biểu tình một lúc một mạnh hơn

Khởi đầu của đợt biểu tình hiện nay ở Hong Kong là từ dự luật ‘dẫn độ sang Trung cộng’. Bà Đặc khu trưởng Carrie Lam trình dự luật này vào đầu tháng Sáu và xem chừng được Hội đồng Lập pháp ưng thuận. Nhưng trước khi Hội đồng Lập pháp thảo luận, vào ngày 9 tháng Sáu hàng trăm ngàn người Hong Kong đã xuống đường. Ba ngày sau, đoàn biểu tình tìm cách xông vào trụ sở lập pháp nhưng bị cảnh sát dùng gậy gộc và hơi cay ngăn chận. Những gì xảy ra trong ngày 12.6.2019 đã thành một trong 5 yêu sách. Người biểu tình đòi chính quyền Hong Kong mở cuộc điều tra và trừng phạt cảnh sát quá mạnh tay khi đàn áp.

Sau cuộc biểu tình ngày 16.6 với số đông ngoài tưởng tượng, bà Carrie Lam nhượng bộ: tạm hoãn thảo luận dự luật dẫn độ tội nhân sang Trung cộng. Nhưng biểu tình không ngưng. Họ đòi bỏ hẳn dự luật này và thêm ‘chính bà Đặc khu trưởng phải từ chức’, điều tra cảnh sát hung bạo khi đàn áp biểu tình và thả hết người bị bắt. Từ tháng Sáu đến nay, chừng 1,100 người Hong Kong bị bắt. 10 người tự tử. Hàng ngàn người ăn hơi cay, đạn ny-lon và dùi cui của cảnh sát.

BM
  
Sau 13 tuần, bà Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam mới chính thức rút lại dự luật và tỏ ý muốn nói chuyện với người biểu tình. Nhưng quá muộn vì người biểu tình đòi những 5 điều và dường như mỗi lúc một đòi hỏi nhiều hơn. Quả đúng như nhận xét của ông Michael Tien Pak-sun, một dân biểu trong hội đồng lập pháp: ‘Người Hong Kong đã chuyển chú ý qua vấn đề khác rồi! Sau ba tháng đòi rút lại dự luật dẫn độ, ngày nay người biểu tình ở Hong Kong bắt đầu nói tới những chữ ‘Quang phục Hương Cảng, Làm cách mạng’, ‘Giải phóng Hong Kong’. Họ đang tìm kiếm một thứ ‘Hong Kong độc lập’ và xin quốc hội Mỹ can thiệp.

Dân Trung cộng sợ bể nồi cơm

BM
  
Trong 14 tuần lễ xảy ra biểu tình ở Hong Kong, có người đem so sánh dân Hong Kong với lớp người hửng hờ ở trong nước Việt Nam (đặc biệt người trẻ) mà lấy làm buồn. Người ta chụp những tấm hình người trẻ Việt Nam cụng ly để gần bên những hình ảnh người trẻ Hong Kong xuống đường. Người ta tung lên Facebook hình người trẻ Việt Nam ‘đi bão’ khi thắng đá banh bên cạnh hình người Hong Kong đứng chật ních con đường chính khi xuống đường chống lại dự luật dẫn độ. Và buồn.

Hình như so sánh này khập khễnh. Phải so sánh lớp an phận thủ thường răm rắp nghe lệnh Bắc Bộ Phủ ở trong nước với tỷ dân dưới quyền cai trị của Trung Nam Hải. Tờ New York Times viết:

BM
  
“It isn’t a surprise that many people in China oppose the protests against a proposed law that would allow Hong Kong to extradite criminal suspects to mainland China. They see only the news that Beijing’s censors let them see. What is surprising is that many Chinese people who know the full story share that opinion."

“Chẳng ngạc nhiên khi nhiều người ở Trung cộng chống lại đoàn biểu tình phản đối dự luật dẫn độ can phạm sang Trung cộng để xét xử. Họ chỉ đọc những tin tức Bắc Kinh cho phép đọc. Nhưng ngạc nhiên khi có nhiều người Trung Hoa biết rành rọt mà cũng phản đối đoàn biểu tình.”

Với người sống ở Trung cộng có học, đã từng đi đây đó, đọc tin trên Internet thì cho rằng biểu tình phản đối chỉ tổ mất thời giờ. Theo lớp người ‘thành đạt’ đang sống dưới chế độ Cộng Sản này, thay vì biểu tình phản đối người Hong Kong nên răm rắp lao động để xây dựng Hong Kong cho giàu cho đẹp.

BM
  
Ngay đến người du học từ phương Tây về và đang chớp được công việc ngon ở trong nước xem chừng cũng không nhiều thiện cảm với các yêu sách của đoàn biểu tình ở Hong Kong. Lớp trí thức này nhờ bàn tay lông lá của phương Tây thò vào nội tình Hong Kong lắm đa. Phương Tây dùng Hong Kong làm rung rinh nước Trung cộng của họ. Zhao Haoyang – từng học ở Hong Kong — viết trên WeChat: người trẻ biểu tình ở đây không xấu nhưng dại khờ. Họ dại khờ vì sống quá sung sướng và chịu ảnh hưởng quá đậm lối sống phương Tây nên người trẻ Hong Kong đâm ra tự phụ. Đã có 100,000 người sống bên trong Trung cộng xem ý kiến của Zhao Haoyang. Và chừng 7,000 người đem tiền bạc tặng cho người viết ý kiến đó.

Cái gì Hong Kong có, Trung cộng cũng có (trừ tự do)

BM
  
Quả vậy, ai thành đạt ở xứ Cộng Sản thì thường ăn phải bả ‘có ổn định mới phát triển’. Họ đã được nồi cơm nên khư khư ôm lấy nồi cơm. Chính vì thế đã có cái ông gì gì đó ở Việt Nam chê người Hong Kong biểu tình chỉ tổ làm ‘bể nồi cơm’ của chính mình.

Với lớp người này thà bị sai khiến mà rủng rỉnh hơn là tự do. Cộng Sản Trung Hoa đã nhồi vào sọ người ta ‘Tự do không là mai no nê cả’. Chỉ có đồng tiền thôi. Đồng tiền đã làm cho lớp người trước đây nghèo đói nay xum xuê khoe mẽ ta đây đã thành… trung lưu. 

Trung lưu ở Trung cộng đang lên. Cũng đang lên ở Việt Nam. Ở trong nước người ta đang so sánh ‘Việt Kiều không bằng… Việt cộng’. 

BM
  
Nói về ăn chơi, tiêu xài dám đúng lắm đa. Có rảnh mời bạn đọc bài báo có tên ‘As Vietnam’s Economy Booms, More Luxury Buyers Emerge’ đăng tại https://www.barrons.com/ để coi lớp trên trung lưu ở Việt Nam mua sắm như thế nào. Có thể chưa tiêu xài hơn bạn đọc. Nhưng chắc chắn bỏ xa Nhuế này. Xa lắm!

Trong thời gian khá dài Hong Kong đã từng là mơ ước của người đại lục (đọc là dân đen đang ra sức xây dựng xã hội chủ nghĩa!). Dân chúng sống dưới quyền Cộng Sản Bắc Kinh tìm cách bắt chước thời trang Hong Kong, chuyền nhau nhạc thơm tho mùi Hương Cảng và mơ có ngày gởi con cái sang đó hưởng thụ! Trong những năm 1990 người trong nước Trung cộng ngân nga câu hát ‘Hương Cảng, Hương Cảng, sao lại thơm tho đến thế?’. Khi ngày 1.7.1997 sắp tới, dân Trung cộng thổn thức ‘1997. Xin tới cho mau để ta có thể đến Hong Kong’. Trong đêm ấy, nhiều người Trung cộng thức trắng để coi ‘Cảng Thơm quy hồi đất mẹ’.

BM
  
22 năm sau, Trung cộng tiến lên hạng nhì thế giới về kinh tế. Dân trong nước không còn ‘rớt nón cối’ khi xuống đường hầm xe lửa ở Hong Kong nữa; không còn sửng sốt trước cửa tiệm Gucci, Louis Vutton nữa. Cái gì Hong Kong có, bên trong Trung cộng cũng có. Có cái còn mới hơn Hong Kong nữa. Mang đầu óc một nhà giàu mới, người Trung cộng coi thường Hong Kong. (và trong chừng mức nào đó người trong nước Cộng Sản Việt Nam chê Mỹ, chê Úc khi sang tới đây).

Tiến tới một Hong Kong độc lập

BM
  
Từ ba tháng nay, Hong Kong còn trở thành điều lớp người thành đạt ở Đại lục sợ nhất. Đó là bất an. Sống dưới chế độ Cộng Sản, người ta rất sợ bất an. Dân Trung cộng đã qua những Cải cách ruộng đất, Đại nhảy vọt, Cách mạng văn hóa và những lần phe cánh thanh trừng nhau. Mỗi lần bất an, không phải một mà triệu ‘nồi cơm’ bị bể. Tỷ người Trung cộng thà giữ tỷ nồi cơm nguyên vẹn hơn là tranh đấu cho quyền làm người.

Bạn đọc nghĩ quốc tế sẽ can thiệp khi Bắc Kinh xua xe tăng bắn loạn xạ vào đám đông biểu tình ở Hong Kong? Thưa không. Cùng lắm quốc tế chỉ khóc sụt sùi như thủ tướng Úc Bob Hawke đã khóc rồi… tiếp tục buôn bán với Bắc Kinh. Bắc Kinh biết tỏng là thế. Bạn đọc nghĩ thế giới sẽ ngăn cản Bắc Kinh tái diễn tàn sát như ở Thiên An Môn? Thưa không. Chắc là không nước nào lo cho 7 triệu người dân Hong Kong cho bằng một công dân của họ rủi bị hửi hơn cay ở bển.

BM
  
Tuy nhiên, trong diễn biến mới nhất, vào Chủ Nhật cuối tuần qua người biểu tình ở Hong Kong đã kéo tới trước cổng lãnh sự Mỹ. Họ giương cờ Mỹ và xin Mỹ can thiệp. Can thiệp bằng cách lại đưa dự luật ‘Nhân quyền và dân chủ ở Hong Kong, Hong Kong Human Rights and Democracy Act’ thảo luận tại quốc hội Mỹ. Thật ra, từ năm 2017, quốc hội Mỹ đã thảo luận dự luật này và mỗi năm lại thảo luận. Chỉ cần quốc hội Mỹ nói tới tình hình ở Hong Kong cũng đủ làm Bắc Kinh phải dè đặt. Bên cạnh đó, ông Donald Trump tính chuyện đưa con cờ Hong Kong vào ván bài tháu cáy trong cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh. Hiện nay, hàng hóa ‘Made in Hong Kong’ chưa bị Hoa Kỳ đụng tới. Nếu Hoa Kỳ cũng đánh thuế số hàng hóa này thì ông Donald Trump được thêm khá bộn mục tiêu để bắn.

BM
  
Thấy nguy cơ này, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung cộng nhanh chóng lên tiếng ‘Trung Hoa bị xúc phạm và mạnh mẽ phản đối’. Chính phủ Hong Kong cũng thế: chống lại Mỹ can thiệp thô bạo vào nội tình Hong Kong.

Về phía người biểu tình ở Hong Kong, khởi đi từ xuống đường chống lại dự luật dẫn độ sang Trung cộng (vào tháng Sáu) yêu sách của họ ngày càng mở rộng hơn. Tuần trước dù bà Carrie Lam đã rút lại dự luật, người biểu tình vẫn xuống đường đòi thi hành đủ 5 yêu sách. Từ Chủ Nhật vừa qua lại nghe họ hát quốc ca Mỹ và hô lớn ‘Liberate Hong Kong, resist Beijing! Giải phóng Hong Kong, chống lại Bắc Kinh’; ‘Fight for freedom, standwith Hong Kong! Tranh đấu cho tự do, ủng hộ Hong Kong !’. Lần này, đoàn biểu tình xin quốc hội Mỹ không những tái thảo luận mà thông qua dự luật ‘Nhân quyền và dân chủ ở Hong Kong’.

BM
  
Như vậy, người biểu tình ở Hong Kong bắt đầu nói tới điều Bắc Kinh cấm nói. Đó là độc lập.



Cổ Nhuế

 BM

Người mộng du vô cùng kỳ lạ
Thương chiến Mỹ-Trung _ VN sẽ không thể tận dụng được cơ hội
Món trứng ruồi nước, đặc sản siêu đắt của Mexico
Những 'quả bóng' trong thế giới động vật
Những chiến sĩ không còn đất nước
Chợ 'chồm hổm' Vị Thanh miền Tây
Hãy vui ở tuổi 65-75 là tuổi tuyệt vời nhất
Ai đã tham vấn và dẫn dắt các bạn trẻ Hong Kong?
Công an Việt Nam điều tra Alibaba 'lừa đảo mua bán đất ngàn tỉ'
Đất nước dưới thời chủ nghĩa Marx _ Chuyện một cô gái Việt Nam
Đòn mới của Mỹ nhắm vào các lợi ích cốt lõi của Trung cộng
Agnes Chow và Joshua Wong & Sổ Thông Hành Hong Kong
Cứu một đảo quốc đang chìm dần ở Thái Bình Dương
Tập đau đầu với giá thịt lợn hơn cả thương chiến và Hồng Kông
Người Việt ở Mỹ ngưỡng mộ các nhà hoạt động Hong Kong
Ngôi nhà được xây bởi robot
Đài Loan gửi Hong Kong 2000 mặt nạ phòng hơi độc
Vì sao con Lười (Sloth) làm gì cũng chậm
Mỹ bắt đường dây ‘du lịch sinh con’ để lấy quốc tịch
CS chấm dứt chiến tranh bằng thù hận

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.