Thịt lợn là thành phần chính trong bữa ăn của người Trung cộng. Giá thịt lợn tại nước này trong thời gian qua đã tăng cao kỷ lục do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi và chiến tranh thương mại Mỹ -Trung.
Trung cộng là thị trường tiêu thụ một nửa lượng thịt lợn của thế giới. Nguồn cung không đủ dẫn đến giá thành cao bất ngờ trở thành một vấn đề chính trị nghiêm trọng của quốc gia này.
Dịch tả lợn châu Phi cùng sự thất bại trong các chính sách của chính quyền Bắc Kinh đã khiến tình hình trở nên trầm trọng.
Nếu không giải quyết được vấn đề thịt lợn cho người dân, thì áp lực sẽ đè nặng lên chính quyền của Đảng Cộng sản Trung cộng.
Hiện nay, vấn đề khiến ông Tập Cận Bình và các quan chức khác của Đảng Cộng sản Trung cộng lo lắng không phải là cuộc thương chiến Mỹ-Trung leo thang, hay là phong trào biểu tình Hồng Kông kéo dài, mà lại là câu chuyện giá thịt lợn.
Trong năm Hợi này, vấn đề cung cấp thịt lợn đang chiếm vị trí lớn trong các chính sách của Trung cộng. Nhà báo Cary Huang bình luận trên tờ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hôm 15/9: “Hiếm khi có một nguồn thực phẩm duy nhất nào đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị quốc gia như bây giờ”. Nỗi lo về dịch tả lợn châu Phi đã tăng dần, đến mức nó trở thành vấn đề chủ đạo tại các chương trình nghị sự trong và ngoài nước với các cuộc bàn luận xoay quanh Chính sách thịt lợn, Kinh tế thịt lợn và Ngoại giao thịt lợn.
Dịch tả heo châu Phi ảnh hưởng tới các nước nơi thịt heo là phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày
Ông Carry Huang đã tìm cách lý giải việc này.
Thịt lợn là nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu cho người Trung cộng. Đây cũng là quốc gia tiêu thụ hơn một nửa lượng thịt lợn trên toàn thế giới. Kể từ khi virus dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại một trang trại gần biên giới Nga-Trung vào tháng 8 năm ngoái, nó đã nhanh chóng lan sang 31 tỉnh thành, khiến khoảng 200 triệu con lợn, tương đương gần một nửa số lượng lợn của nước này, bị mang đi tiêu hủy.
Dịch bệnh đã khiến giá thịt lợn tăng vọt và tác động xấu đến toàn xã hội Trung cộng. Số tiền ngành công nghiệp thịt lợn đóng góp cho ngân sách quốc gia Trung cộng ước tính lên tới 128 tỷ USD. Tuy nhiên, mối lo ngại của chính quyền Bắc Kinh lại nằm ở chỗ, giá cả thịt lợn tăng cao sẽ làm tăng chi phí sinh hoạt của người dân. Cùng lúc với việc Trung cộng đang thương chiến với Mỹ, sự mất giá của đồng nhân dân tệ đã càng đẩy mạnh lạm phát của nước này.
Nhiều người Trung cộng không mua được thịt lợn vì giá quá cao.
Nhà báo Cary Huang phân tích, giá thịt lợn tăng cũng kéo theo giá thịt gà, thịt bò và thịt cừu cũng tăng vọt, vì người tiêu dùng phải tìm kiếm các loại thịt khác với giá cả phải chăng hơn để thay thế.
Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng làm giảm khả năng chi tiêu của người dân, từ đó làm suy yếu các nỗ lực của chính phủ nhằm tái cơ cấu nền kinh tế Trung cộng, vốn đang muốn chuyển dần từ sự phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư vốn và xuất khẩu sang tiêu dùng tư nhân.
Tình hình cũng trở nên nghiêm trọng hơn, khi chính sách “ngoại giao thịt lợn” của Trung cộng đã chuyển từ việc mua thịt lợn từ Mỹ và Canada, hai nước không có dịch bệnh sang Nga, một trong những nước chịu tác động lớn nhất của dịch tả lợn thế giới. Hôm 1/9, Bắc Kinh đã áp thuế 10% lên hàng nông sản Mỹ, khiến thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ chịu mức thuế lên tới 72% và gần đây, nước này đã hủy bỏ việc mua 14.700 tấn thịt lợn từ Mỹ.
Chưa hết, các nông trại nuôi lợn của Trung cộng cũng chịu tác động tiêu cực, khi các mức thuế áp lên đậu nành Mỹ đã làm cho loại thức ăn chủ yếu này của các đàn lợn Trung cộng trở nên đắt đỏ. Trung cộng cũng cấm nhập khẩu thịt lợn từ Canada do chính quyền nước này bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu.
Ngoài ra, một chiến dịch bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế chăn nuôi lợn tại các trang trại có quy mô lớn vào năm 2016 đã dẫn đến hơn 150.000 trang trại đóng cửa, cắt giảm nguồn cung trong thời gian dài trước khi dịch tả bùng phát.
Những sai lầm này khiến Trung cộng đang phải trả giá đắt. Trong nhiều năm qua, chính quyền Bắc Kinh không gặp phải vấn đề gì lớn về lạm phát, các nhà lãnh đạo chỉ quan tâm để mức tăng trưởng kinh tế không bị chậm lại. Nhưng bây giờ, giới chuyên môn cảnh báo rằng, Trung cộng đang phải đối mặt với lạm phát, trong khi nền kinh tế lại đang càng ngày càng trì trệ.
Nhiều nhà kinh tế tin rằng, mức tăng trưởng kinh tế của Trung cộng có thể còn thấp hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Ngay cả Thủ tướng Trung cộng hôm 15/9 cũng thừa nhận rằng, việc duy trì tăng trưởng kinh tế từ 6% trở lên là điều “rất khó” trong bối cảnh đối ngoại phức tạp. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung cộng trong quý II chỉ tăng 6,2%, là mức thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Mức tăng trưởng thấp đi kèm với nguy cơ lạm phát cao lại diễn ra ngay trước thời điểm chính quyền Trung cộng kỷ niệm 70 năm cầm quyền vào ngày 1/10 tới. Nhà báo Cary Huang bình luận, Chủ tịch Tập Cận Bình mong muốn nhân dịp này có thể phô trương thành tựu đất nước dưới sự lãnh đạo của ông, nhưng giá thịt lợn tăng cao có nguy cơ hủy hoại tất cả.
Việc tăng giá thịt lợn đã khiến cộng đồng mạng chế nhạo và chỉ trích chính quyền Trung cộng. Chưa thể giải quyết được vấn đề, các nhà lãnh đạo chuyển sang định hướng dư luận, “khuyên” người tiêu dùng nên ăn ít thịt lợn. Thời báo Cuộc sống (Life Times) thuộc Nhân dân Nhật báo đã đưa ra kiến nghị trong bài viết đầu trang rằng, ăn quá nhiều thịt lợn không tốt cho sức khoẻ. Việc này không những không có kết quả mà còn có thể khiến sự bất mãn của người dân lan rộng hơn nữa.
Mặc dù ông Tập không phải đối mặt với bất kỳ áp lực bầu cử nào, nhưng thái độ tức giận của công chúng vì không mua nổi thịt lợn có thể sẽ đe dọa đến quyền lực của ông, bởi vì nó trái với một trong những lời tuyên truyền thường xuyên của Đảng Cộng sản Trung cộng là “để cho người dân có một cuộc sống tốt đẹp, ấm no”.
Từ lâu, ông Tập đã ôm mộng trẻ hóa quốc gia và đặt mục tiêu đạt được một xã hội thịnh vượng toàn diện vào năm 2021 khi Đảng này kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Nhưng tất cả những điều này sẽ trở thành một trò đùa nếu người Trung cộng không có đủ thịt lợn để ăn, ông Cary Huang bình luận.
Trung cộng xả kho thịt lợn dự trữ vì dịch tả lợn hoành hành
Trung cộng đang thiếu thịt lợn trầm trọng
Trung cộng chuẩn bị xả kho thịt lợn dự trữ trong nỗ lực giải quyết việc thiếu thịt lợn nghiêm trọng và giá cả tăng vọt do dịch tả lợn gây ra.
Một cơ quan được nhà nước hậu thuẫn sẽ bán đấu giá 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh từ kho dự trữ chiến lược vào thứ Năm 18/9.
Trung cộng, nhà sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, đã vật lộn để kiểm soát sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi.
Bắc Kinh đã giết hơn một triệu con lợn trong nỗ lực ngăn chặn virus.
Số heo bị giết mổ để lấy thịt
Căn bệnh rất dễ lây lan này không gây nguy hiểm cho con người, nhưng đã tấn công ngành chăn nuôi lợn quan trọng của Trung cộng và khiến giá cả tăng cao.
Giá thịt lợn đã tăng 46,7% trong tháng Tám so với một năm trước đó, theo số liệu chính thức của Trung cộng.
Trong nỗ lực bình ổn giá, một nhóm quản lý nguồn thịt lợn dự trữ do chính phủ hậu thuẫn sẽ bán đấu giá thịt lợn đông lạnh nhập khẩu từ các quốc gia bao gồm Đan Mạch, Pháp, Mỹ và Anh.
Chỉ 300 tấn sẽ được bán cho mỗi nhà thầu tại cuộc đấu giá.
Thịt lợn được sử dụng rộng rãi trong các lễ hội của Trung cộng, và cuộc đấu giá diễn ra khi nước này chuẩn bị kỳ nghỉ lễ dài một tuần Lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Capital Economics, cho biết cuộc đấu giá sẽ giải cứu ngành công nghiệp thịt lợn chút ít nhưng sẽ không thay đổi được gì nhiều về giá.
"Bản thân tôi, tôi không nghĩ rằng việc này có thể ngăn giá thịt lợn tăng cao hơn trừ khi họ kiểm soát được căn bệnh này", ông nói.
Bắc Kinh đã tạo ra kho dự trữ thịt lợn chiến lược vào năm 2007 nhưng quy mô của kho dự trữ không được công bố.
Capital Economics ước tính rằng nhiều lắm thì kho dự trữ này sẽ đủ cung cấp thịt lợn cho Trung cộng trong bốn ngày.
Dịch tả lợn ảnh hưởng ngành công nghiệp thịt lợn của TC như thế nào?
Thịt lợn là một trong những mặt hàng thực phẩm chính của Trung cộng, chiếm hơn 60% lượng thịt được tiêu thụ của nước này. Ngành công nghiệp chăn nuôi lợn của Trung cộng đã cung cấp gần 54 triệu tấn thịt lợn vào năm ngoái.
Khoảng 1,2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy ở Trung cộng trong nỗ lực ngăn chặn dịch tả lây lan kể từ tháng 8/2018, theo dữ liệu từ Tổ chức Nông Lương, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
Hơn 2 triệu con lợn đã bị tiêu hủy
Vào tháng Tư, Rabobank ước tính sản lượng thịt lợn của Trung cộng sẽ giảm tới 35% trong năm nay do dịch tả heo.
Sự thiếu hụt nguồn cung đã khiến giá thịt lợn tăng vọt và đã ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ gia đình.
Việc này đặt ra một thách thức mới cho nền kinh tế Trung cộng, vốn đang phải đối mặt với sự chững lại và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.