Friday, September 27, 2019

Từ vải cũ thành quần áo cho trẻ sơ sinh

BM
Từ vải cũ thành quần áo cho trẻ sơ sinh

Vải thô đã qua sử dụng tại các khách sạn cao cấp được tái sử dụng, may thành quần áo cho trẻ sơ sinh ở các vùng khó khăn của Việt Nam.

Chị Lò Thị Huệ (tên nhân vật đã được thay đổi), dân tộc Thái, vừa sinh con đầu lòng tại Trung tâm Y tế huyện Yên Châu, Sơn La. Chị đến từ Bản Đông, xã Sặp Vặt, nơi kinh tế còn khó khăn.

Giống như nhiều bà mẹ trẻ ở các bản làng xa xôi khác, chị đi sinh mà chưa kịp chuẩn bị gì nhiều, kể cả tã lót cho con.

BM
  
Nhưng lần này chị Huệ gặp may. Chị vừa nhận được một gói 'sơ sinh' gồm tã chéo, áo ngủ và khăn quấn hai lớp. Tất cả đều trắng sạch.

Cũng giống như nhiều người dân miền núi khác, chị Huệ không nói gì nhiều. Chị chỉ cầm mấy mảnh vải trắng và ngắm nghía thật lâu.

Trong khi đó, chị Quàng Thị Thủy, Trung tâm Y tế huyện Yên Châu, Sơn La thổ lộ rằng, chương trình "Vải cho cuộc sống" (Linens for Life) rất phù hợp với điều kiện của địa phương vì đồng bào trên này kinh tế còn khó khăn, trình độ còn hạn chế. Họ thường đến sinh ở cơ sở y tế khi chưa chuẩn bị được gì cả. Nên khi có vải phát cho các bé sơ sinh thì hỗ trợ họ được rất nhiều."

Ý tưởng nảy sinh từ thảm họa

BM
Một bà mẹ trẻ vùng cao với con nhỏ quấn tã của Linens for Life

"Vải cho cuộc sống" (Linens for Life) là một dự án xã hội được hình thành từ ý tưởng của ông Stefan Phang, người Singapore, năm 2011, khi ông chứng kiến cơn bão lớn đổ vào Philippines, cướp đi mạng sống của nhiều người.

Stefan Phang nói: "Tôi thấy các đội cứu hộ phải đào trong đống đổ nát để tìm kiếm các thi thể và dùng tay không để khiêng các thi thể này tới nơi tập kết."

BM
  
"Lúc đó, tôi chợt nhớ ra rằng, các khách sạn thường có rất nhiều vải thô, như ga trải giường, và họ thường xuyên phải thay ga mới. Tôi liền lập tức gọi điện cho một số khách sạn, đề nghị họ tài trợ một số ga trải giường, khăn và vỏ gối cũ. Tôi chuyển những vải này cho đội cứu hộ. Họ dùng các ga trải giường cũ làm thành các cáng vải để khiêng người chết. Sau khi người chết được nhận diện, người ta lại dùng các vải này để làm vải liệm."

BM
  
"Lo cho người chết xong rồi, chúng tôi quay sang lo cho người sống. Vải cũ được mang tới cho những người mất nhà sau bão, sống trong các khu tập trung tạm bợ. Ở đây họ dùng các ga trải giường cũ làm thành tấm trải trên nền nhà để ngủ, dùng vỏ gối làm túi đựng đồ, hoặc may thành áo cho trẻ nhỏ.

BM
  
"Sau này, cộng đồng ở đây sử dụng các vải cũ từ khách sạn để làm thành các sản phẩm như túi xách, tạp dề, áo. Họ bán chúng để có chút ít thu nhập, như một cách cách gây dựng lại cuộc sống từ đổ nát sau thảm họa."

Đời sống mới cho vải cũ

BM
Các gói sơ sinh được y bác sĩ tại Sơn La tiếp nhận để trao cho các bà mẹ

"Vải cho cuộc sống" (Linens for Life) hiện là dự án duy nhất trên thế giới hoạt động theo mô hình sử dụng vải linen đã qua sử dụng từ các khách sạn cao cấp, sau khi qua khâu diệt khuẩn, hấp, sấy, được chuyển cho người khuyết tật để gia công thành các "gói sơ sinh" bao gồm tã chéo, áo ngủ và khăn quấn. Các gói này cuối cùng sẽ được trao cho các bà mẹ trẻ có con mới sinh tại các vùng quê nghèo.

BM
  
Ở Việt Nam, trước khi có dự án "Vải cho cuộc sống", hàng tấn ga trải giường, khăn bàn, vỏ chăn, vỏ gối, khăn ăn, khăn tắm, quần áo nhân viên, tấm phủ... từ các khách sạn lớn ở Việt Nam sẽ bị tiêu hủy sau một thời gian sử dụng. Chi phí tiêu hủy không nhỏ, lại gây ảnh hưởng môi trường.

BM
Túi may từ vải Linen cũ

Nhưng từ năm 2016 đến nay thì khác, cứ đến kỳ thay các đồ vải nói trên, nhiều khách sạn 5 sao ở Việt Nam đã có chỗ để gửi gắm: Dự án của ông Stefan Phang - người đã gắn bó với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng tại Việt Nam và các nước đang phát triển khác.
Các mảnh vải tốt, còn rất mới sẽ được gắn một đời sống mới: quần áo, tã lót cho trẻ sơ sinh.

Đi xa hơn nữa, nay dự án "Vải cho cuộc sống" của ông Stefan Phang mở rộng sang may các sản phẩm như túi xách, đồ chơi, áo, váy, đồng phục học sinh, hay chăn, vỏ gối, ga giường bệnh, tấm lót, phủ dụng cụ... tại các trạm y tế vùng cao.

BM
  
Tại Việt Nam, chương trình Linens for Life - Vải cho cuộc sống hiện đang được triển khai tại 14 tỉnh, thành phố, với sự tham gia của 50 khách sạn và hơn 1.500 người hưởng lợi trực tiếp.

Tại Hà Nội, dự án mang lại thu nhập cho người khuyết tật ở Đại Áng, Thanh Trì. Các gói sơ sinh may tại Cơ sở Dạy nghề May miễn phí cho Người khuyết tật Huy Hằng được chuyển miễn phí cho các bệnh viện, trạm xá vùng cao phía Bắc, Nha Trang và Quy Nhơn.

Ngoài ra nhóm còn dùng vải cũ để may khẩu trang, áo chống nắng, túi, v.v... bán ra ngoài thị trường.

BM
  
Ở Sapa, nhóm các bạn trẻ mang tên Ethos nhận vải cũ để mang cho người dân tộc nhuộm màu, sau đó may thành các sản phẩm lưu niệm để bán cho khách du lịch.

Ở Hội An, một nhóm bạn trẻ khác có tên An Nhiên thu thập vải cũ để may đồng phục phát cho các học sinh nghèo.

BM
Cơ sở may của nhóm khuyết tật ở Hà Nội nhận vải linen cũ để may thành các gói sơ sinh và các sản phẩm khác

Cứ như vậy, vải linnen cũ từ các khách sạn khắp cả nước được tái chế thành các sản phẩm sáng tạo, không chỉ tặng miễn phí cho các bà mẹ nghèo mới sinh con mà còn giúp tăng thu nhập cho người khuyết tật và góp phần bảo vệ môi trường.

Tìm hướng đi lâu dài

BM
Áo cho trẻ sơ sinh

Thế nhưng khó khăn là làm thế nào duy trì được các chương trình này lâu dài, theo nhận định của chị Đinh Phương Nga, Điều phối viên dự án Vải cho cuộc sống - Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số.

Chị Nga nói: "Hiện tại các gói sơ sinh đều được chúng tôi mua lại bằng nguồn tiền đóng góp của các cá nhân. Nhiều khi nhân viên của trung tâm và các bạn trẻ tình nguyện vận động hết cả gia đình, họ hàng, bạn bè, người quen ủng hộ, đóng góp. Với các sản phẩm khác do người khuyết tật làm ra cũng vậy. Nếu họ không tự bán được, có khi chúng tôi cũng phải vận động mọi người mua giúp... Nhưng về lâu dài, chúng tôi cần có nguồn tài chính ổn định để đảm bảo duy trì chương trình ổn định. Hy vọng sẽ có tổ chức hoặc cá nhân nào đó đứng ra hợp đồng mua các sản phẩm này lâu dài."

BM
  
Trong khi đó, với ông Stefan Phang, khó khăn nằm ở nguồn cung cấp vải Linen. "Các khách sạn không thải loại các đồ vải hàng ngày, như thực phẩm hay xà phòng. Họ thu thập ga, gối, khăn đã qua sử dụng vào các thùng trong 6 đến 9 tháng rồi mới thải loại. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải đợi rất lâu mới nhận được một lô linen mới. Nghĩa là sinh kế của những người khuyết tật nhận số vải này để may thành các gói sơ sinh sẽ bị gián đoạn, đồng thời cũng khiến khó mà dự đoán được nguồn cung của các gói sơ sinh này có ổn định không và có kéo dài được không."

BM
Các bà mẹ vùng cao nhận áo, tã sơ sinh tại một trạm y tế ở Sơn La

"Ngoài ra, hiện mới chỉ có một số khách sạn hợp tác với chúng tôi. Nếu có nhiều hơn các khách sạn cho đi các đồ vải cũ, sẽ có nhiều người khuyết tật có thêm việc làm, và nhiều bà mẹ nghèo có thêm áo, tã cho trẻ sơ sinh."



Mỹ Hằng

BM

Quan hệ của Joe Biden với Trung cộng
Chiến dịch Trump ‘bội thu’ tiền ủng hộ sau tuyên bố luận tội
8 điểm nổi bật trong đơn tố giác TT Trump
Suy thoái kinh tế Trung cộng tệ đến mức nào?
Nghị sĩ Mỹ trình hai dự luật 'đối đầu hành động hung hăng' của Trung cộng
Luận tội đã gây phản tác dụng cho đảng Dân chủ
Cựu quan chức CIA chế giễu đảng Dân Chủ luận tội TT Trump
Đảng Dân Chủ _ “khôn ba năm dại một giờ”
TT Trump lên án CNXH tại hội đồng LHQ
Hong Kong phá nhà Lý Tiểu Long sống và qua đời năm 1973
TT Trump công bố toàn văn cuộc điện đàm với TT Ukraine Zelensky
Em yêu dấu _ nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì
Bản ghi điện đàm cho thấy ông Trump hối thúc điều tra về Biden
Donald Trump _ nếu bị luận tội thì diễn tiến sẽ ra sao?
Thói quen rửa đũa
Ông thầy dạy võ đáng phục
Tổng thống Ukraine tiết lộ điều bất ngờ...
TT Trump _ Chủ quyền quốc gia là nền tảng của tự do
Ba thách thức lớn cho Việt Nam về sông Mekong
Trung cộng "ngậm đắng" miễn thuế cho hàng hóa Mỹ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.