Pages

Monday, October 28, 2019

Khi trẻ con trở thành kẻ tàn ác độc địa, bắt nạt người khác

BM
Hành vi bắt nạt thường phổ biến ở tuổi thơ, và hệ quả để lại cho nạn nhân có thể gây di chứng cả đời. Nhưng điều gì đã khiến một đứa trẻ trở thành kẻ đi bắt nạt người khác?

Khi Ruby Sam Youngz bị một kẻ bắt nạt nhắm tới hồi 10 tuổi, năm cuối cùng của cô bé ở trường tiểu học, cô cảm thấy cô độc và rối loạn.

Cô cùng gia đình chỉ mới vừa chuyển từ xứ Anh đến sống ở xứ Wales, và kẻ bắt nạt nhắm vào giọng nói vùng miền của cô.

Sau đó chúng bắt đầu mỉa mai trêu chọc vẻ bề ngoài của cô. "Không có gì thực sự có ý nghĩa cả," cô kể. "Tôi vừa đến nơi ở mới. Tôi không quen ai cả, không ai thích tôi, và tôi thực sự không hiểu vì sao."

BM
  
Youngz cho biết việc bị bắt nạt triền miên trong suốt thời trung học đã để lại hệ quả gián tiếp tới mọi mặt đời sống bà. Bà bắt đầu hút thuốc và uống rượu để cố gắng vượt qua. Giờ đây đã 46 tuổi, mãi đến năm ngoái bà mới chấp nhận rằng chuyện bị bắt nạt thực sự đã gây ảnh hưởng đến bà.

"Tôi cảm thấy 'chẳng ai ưa tôi cả, vì vậy tôi cũng không ưa tôi'," bà kể lại.

Trải nghiệm của bà nhấn mạnh một sự thật đau lòng. Trẻ em, cùng với tất cả mọi sự thơ ngây và non nớt trong đời, có thể trở thành một trong những kẻ bắt nạt xấu xa nhất.

BM
  
Hành vi của chúng, có lẽ ít bị cản trở bởi những luật lệ xã hội mà ta được học sau này trong cuộc sống, có thể vô cùng nhẫn tâm, bạo lực và gây sốc. Và chúng có thể để lại hệ quả suốt đời với nạn nhân.

Vì sao có những đứa trẻ trở nên độc địa?

BM

Nhưng điều gì khiến một đứa trẻ trở thành kẻ bắt nạt?

"Trong thời gian rất dài, trong nghiên cứu văn chương, ta nghĩ rằng chỉ có một kiểu của bắt nạt: đó là những đứa trẻ cực kỳ hung hãn và thiếu tự tin, xuất thân từ những gia đình bạo lực hay bị cha mẹ bỏ bê," Dorothy Espelage, giáo sư về giáo dục tại Đại học North Carolina tại Chapel Hill cho biết.

Bức tranh đó giờ đây đang dần thay đổi.

BM
Có rất nhiều kiểu bắt nạt tại trường học được các nhà tâm lý học xác định ra

Định nghĩa về bắt nạt được các nhà nghiên cứu học thuật công nhận thì giải thích đó là biểu hiện của sự hung hãn giữa các cá nhân hay các nhóm có mức độ quyền lực khác nhau.

Định nghĩa này có lẽ đã không bao trùm được cái giá tồi tệ mà nạn nhân phải trả hoặc các lý do phức tạp vì sao người ta trở thành kẻ bắt nạt. Nhưng nó nhấn mạnh một yếu tố cơ bản đó là sự khác biệt về quyền lực.

"Sự việc có thể là bạn bắt nạt tôi, bạn thì nổi tiếng còn tôi thì không, và sự khác biệt về quyền lực đó khiến tôi khó tự vệ hơn," Espelage nói.

Bạo lực gia đình và thói hung hăng giành giật giữa anh chị em trong nhà có thể là các yếu tố rủi ro khiến trẻ em trở thành kẻ bắt nạt, nhưng đó không phải là những lý do duy nhất, bà nói.

Những đứa trẻ lớn lên trong các gia đình bạo hành nhưng được vào học ở ngôi trường có chương trình chống bắt nạt và bầu không khí tương ái thì không nhất thiết sẽ trở thành kẻ bắt nạt.

BM
  
Bức tranh của các nhà nghiên cứu về kẻ bắt nạt điển hình tại trường học đã trở nên đa dạng hơn trong vài năm gần đây.

Ngoài những kẻ hung hăng lỗ mãng và phô trương, giờ đây người ta cũng nhận biết thêm một kiểu bắt nạt khác nham hiểm hơn.

Những đứa trẻ rơi vào nhóm này thường có quan hệ xã hội tốt, có sức hấp dẫn đối với người khác và được thầy cô ưa thích - khác hoàn toàn với kiểu bắt nạt mà mọi người quen gọi là "lỗ mãng".

Quan trọng nhất là, những đứa trẻ này có thể thể hiện hoặc che giấu khả năng bắt nạt để phù hợp với nhu cầu của chúng.

"Những kẻ chiếm ưu thế và bắt nạt người khác trong xã hội muốn trở thành thủ lĩnh trong đám đông," Espelage nói. "Và cách mà chúng làm là đẩy những đứa bé khác xuống tầng lớp thấp hơn."

BM
Tình trạng bắt nạt thường là do kẻ bắt nạt có vấn đề thay vì là do nạn nhân, theo một số nghiên cứu tìm hiểu trẻ em cảm thấy gì khi chúng bắt nạt người khác

Nghiên cứu khác cũng ủng hộ ý tưởng rằng tình trạng bắt nạt là do kẻ bắt nạt có vấn đề chứ không phải là do nạn nhân.

Trong một nghiên cứu về trẻ em nơi học đường ở Ý và Tây Ban Nha, các học sinh tham gia vào bài tập yêu cầu các em nghĩ về tình huống trong đó các em đóng vai trò là kẻ bắt nạt. Nghiên cứu cũng cho các em trả lời một bảng hỏi về bạn bè của các em để phân loại mỗi đứa trẻ là người bắt nạt, nạn nhân hay kẻ ngoài cuộc.

Những em bị bạn bè đánh giá là kẻ bắt nạt có xu hướng trả lời những câu hỏi giả định về tình huống bắt nạt bằng những mô tả tập trung vào tình huống đó tác động tới kẻ bắt nạt ra sao (các em hay nói những câu như "tôi cảm thấy thật tuyệt vì tôi được những đứa khác chú ý!") hay những mô tả cho thấy không có chút thông cảm nào (ví dụ "tôi không cảm thấy có lỗi vì tôi không nghĩ về điều đó" và "tôi sẽ cảm thấy dửng dưng vì nạn nhân chẳng phải chịu đựng đau đớn gì").

Tình trạng bắt nạt trên mạng

Bắt nạt đã xuất hiện dưới nhiều dạng thức mới trong những năm gần đây. Một tính chất phổ biến của thói bắt nạt mà các nhà nghiên cứu đã định nghĩa trước đây là sự hung hãn với nạn nhân vẫn xảy ra. Nhưng môi trường trên mạng đang xóa nhòa điều này vì những nguy cơ tiềm ẩn mà chỉ có bắt nạt trên mạng có được.

"Liệu việc này có phải lặp đi lặp lại nhiều lần không, khi bạn vừa đăng tải thứ gì đó và nó đã đến tay một triệu người," Espelage cho biết. "Có lẽ không."

BM
Bắt nạt trên mạng khiến các nhà nghiên cứu suy nghĩ lại về định nghĩa 'bắt nạt'

Trong thực tế, có sự liên quan cực lớn giữa bắt nạt nơi học đường và bắt nạt trên mạng, đến nỗi một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đang trở thành một và là cùng loại - nhất là khi mà thời nay trẻ em thường mang theo điện thoại đi học.

BM
  
"Nghiên cứu của tôi phát hiện ra rất nhiều kẻ bắt nạt ở trường tiếp tục quấy nhiễu trên mạng," Calli Tzani-Pepelasi, giảng viên điều tra tâm lý tại Đại học Huddersfield, nói.

"Chúng có thể ngồi ngay cạnh nhau nhưng thích bắt nạt nhau trên mạng hơn, vì bằng cách đó hành vi của chúng sẽ được nhiều người thấy hơn và chúng có cảm giác lầm lạc là được nổi tiếng."

Giải pháp

Vậy bạn nên làm gì nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể đang bắt nạt những đứa bé khác?

Bước đầu tiên là nên hiểu đến tận cùng động cơ của chúng là gì. "Nếu ai đó gọi cho tôi và nói con tôi đang tham gia vào những hành vi như vậy, tôi sẽ nói [với con mình], là 'Vậy con được gì từ hành động đó? Tại sao con làm vậy?'," Espelage nói. "Có thể là với con bạn đang ở trong một ngôi trường mà chúng được kỳ vọng hành động như vậy."

Cũng đáng để bạn xem xét liệu hành động của bạn có gây ảnh hưởng đến hành động của con không. "Với một số cha mẹ, kiểu hành vi quan hệ giữa người với người có thể trở thành khuôn mẫu cho hành vi đó," bà nói.

Một cách để xử lý vấn đề bắt nạt ở trường học là tạo hệ thống kết bạn, theo đó tăng cường sự tương trợ giữa bạn bè với nhau, nơi các em học trò nhỏ hơn sẽ có một học sinh lớp lớn hơn chỉ dẫn mọi điều khi các em bắt đầu đi học.

BM
Trở thành nạn nhân bị bắt nạt thời bé có thể gây ra ảnh hưởng cả đời với sự tự tin cá nhân và ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần

"Thực tế là các em học trò nhỏ hơn có cơ hội để học theo những hành vi đúng đắn từ các em học trò lớn hơn," đây chính là lợi điểm của hệ thống này, Tzani-Pepelasi nói.

Nhưng môi trường tương trợ lẫn nhau trong trường học cũng quan trọng khi cần giải quyết vấn đề bắt nạt. "Nói chung thầy cô giáo và nhân viên tại trường phải rất kiên trì và nhất quán, vì nếu không có họ thì hệ thống này không có tác dụng gì," bà nói.

Espelage đồng ý rằng quan hệ chặt chẽ giữa thầy cô và bạn bè chính là mấu chốt. "Những gì chúng tôi biết được từ nghiên cứu là ở những trường có quan tâm đến vấn đề kết nối, đảm bảo rằng trẻ em cảm thấy chúng thuộc về ngôi trường, thì nơi đó ít xảy ra bắt nạt hơn," bà nhận định.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó không phải là lúc nào cũng có.

BM
  
Năm 2014, Espelage và đồng nghiệp của bà công bố một nghiên cứu được thực hiện trong năm năm, theo đó cho thấy mối liên hệ đáng lo ngại giữa bắt nạt và quấy rối tình dục trong trường học.

Nghiên cứu tiết lộ rằng tình trạng bắt nạt giữa các em học sinh nhỏ thường liên quan đến trò sỉ nhục trẻ em đồng tính, và sau đó nâng cấp thành quấy rối tình dục trong những năm học sau.

Nhưng trẻ em liên quan đến quấy rối tình dục - cả kẻ gây án lẫn nạn nhân - thường không có vẻ gì là hiểu sự việc nghiêm trọng đến mức nào, có lẽ vì thầy cô đã không can thiệp để tránh những hành vi đó xảy ra.

"Sự bạo lực liên tiếp từ bắt nạt, đến hành vi sỉ nhục bạn là đồng tính, đến bạo lực tình dục, đến bạo lực trong hẹn hò tuổi dậy thì, là có thật," bà Espelage nói.

BM
  
Về câu hỏi liệu những đứa trẻ đó có hết bắt nạt người khác khi rời trường học không, Espelage trả lời rằng một số em có, hoặc tìm kiếm chỗ xả cơn hung hăng ở nơi khác - nhưng không phải tất cả.

"Tôi sẽ tranh luận dựa trên kinh nghiệm của mình, đó là một số [em học sinh bắt nạt người khác] sẽ chọn những nghề nghiệp mà kiểu hành vi như vậy có hiệu quả với họ, dù là trở thành cảnh sát, giáo sư đại học hay luật sư."

Tác động lâu dài

BM
  
Tuy nhiên, có lẽ điều đáng buồn hơn cả, đó là tác động của kẻ bắt nạt với nạn nhân có thể kéo dài nhiều thập niên, dẫn tới tình trạng sức khỏe tâm thần và thể chất kém hơn.

Youngz từng bị bắt nạt suốt thời cấp hai, giờ bà được đào tạo trở thành chuyên viên phục hồi sau chuyện đau buồn, và bà hy vọng có thể giúp những người cũng từng trải qua những mất mát tương tự.

"Tình trạng bắt nạt góp một phần gây ra tác động đó, bởi đó là sự mất mát cảm giác bình thường, mất mát niềm tin, mất mát sự an toàn và yên tâm," bà nói.

Người bắt nạt bà đã liên hệ với bà qua Facebook đầu năm nay để nói lời xin lỗi. Khi nhận được tin nhắn, Youngz cảm thấy phẫn nộ. 

"Nó chẳng giúp gì được cho tôi về mặt cá nhân để tôi có thể hồi phục sau những đau đớn mà cô ta gây ra cho tôi." bà nói. "Nó có thể giúp gì cho cô ta hay không thì tôi không biết."

Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn về lời xin lỗi, bà nghĩ rằng những chuyện đó xảy ra, cũng như kẻ bắt nạt đã gây ra tác động tiêu cực tới cuộc đời bà - thực ra là bởi kẻ bắt nạt có vấn đề hơn là bà có vấn đề.

"Tôi cảm thông với cô ta vì tôi có thể hiểu có thể vì sao cô ấy làm vậy, vì có thể cô ta từng có cuộc sống vất vả tại gia đình," bà nói. "Nhưng tôi không chấp nhận những gì cô ta đã gây ra."



Kelly Oakes

BM

Cách diệt thủ lãnh ISIS của TT Trump và bài học của chúng ta
Tại sao chống Cộng là ‘bản sắc’ của người Việt hải ngoại?
Ký ức kinh hoàng trong container chở sang Anh
Nếu có người thiếu nợ bạn thì ông Trời sẽ trả cho bạn
TC lợi dụng việc hợp tác với đại học nước ngoài ra sao?
Hoa Kỳ muốn bắt sống thủ lĩnh của IS
Mỹ và Anh cảnh báo vụ ‘nước sạch nhiễm dầu thải’ ở Hà Nội
Nhiều gia đình Việt lo lắng sau vụ 39 người chết ở Anh
81 chiến sĩ nhảy dù VNCH được an táng tại Westminster
Hành trình người Việt sang Anh, thiên đường hay địa ngục?
Bộ tư pháp Mỹ điều tra hình sự nguồn gốc cuộc điều tra Nga-Trump
Người tù chung thân vượt ngục
Chính sách mới của chính phủ Trump _ ‘Lọc máu tại nhà’
Cảnh sát tìm xe tải thứ nhì sau vụ 39 tử thi
Những người Việt liều mạng để vào Anh
VNCH đã để lại 'di sản lớn về văn hóa và giáo dục'
Tổng Thống Mike Pence 2020?
Ngô Viết Thụ _ Một trí thức lớn
Giới trẻ tại Việt Nam lớn lên sau chiến tranh nhìn về VNCH
5 tháng trong Nghị viện

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.