Pages

Monday, November 18, 2019

Các Nước Đông Nam Á chống Trung cộng

BM  
Một thất bại của TC thấy rõ xuyên qua hội nghị thượng đỉnh ASEAN thứ 35 tại Bangkok Thái Lan. Lần này không có mặt TT Trump của Mỹ, TC một mình một chợ với các nước Đông Nam Á [DNA] nhưng đa số không tin, không ưa TC. Trái lại Mỹ được xem là nước không tham vọng đất đai, và là nước duy nhất có thể ngăn đà bành trướng xâm lấn Biển Đông của TC.

Đài RFI ngày 05-11-2019 có đưa một bài sưu khảo của David Hutt chuyên gia phân tích chánh trị trên Asia Times ngày 01/11/2019 nói lên nhận định ấy. Đai ý. Vì Chủ tịch Tập Cận Bình [TCB] của Trung Cộng [TC] đã dùng xảo thuật “Phóng tài hoá thu nhân tâm” như một trọc phú ở DNA. Ông đã tốn rất nhiều nhân tài vật lực để đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, nhưng hầu hết những chương trình lớn của Bắc Kinh tại các quốc gia láng giềng đều diễn ra không ‘duy ý chí’ của Ông ấy.

BM
  
Cụ thể và tiêu biểu như chiến lược Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI) có ngân sách lên đến 1.000 tỷ đô la. Nhưng  Con Đường Tơ Luạ Trên Biển của Ông mà DNA là đầu cầu xuất phát, Mỹ chỉ chơi một cú nhè nhẹ là cảnh cáo cho đó là “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh, thế là bây giờ coi như TC phải ngậm bồ hòn, đê cho nó chết lặng lẽ.

Vì TCB quá tự phụ, tư kiêu không nghe lời khuyên của tiền bối Đặng Tiểu Bình người chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường, cho đầu tư ngoại quốc vào, giúp cho TC trở thành đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới. Ông Đặng Tiểu Bình là một lãnh đạo CS  từng bị thanh trừng, từng công du Âu Mỹ, thấy xa hiểu rộng nên khuyên hàng hậu bối, cần “Thao quang, dưỡng hối”, là che dấu ánh sáng, nuôi dưỡng bóng tối. Nghĩa là làm việc âm thầm, phát triển kín đáo, nghi binh, lừa dối địch thủ cho họ mất cảnh giác, bị bất ngờ, sẽ không kịp trở tay. Đặng khuyên một cách cụ thể: “Ta phải làm như ta không có tham vọng gì về quân sự, ngân sách quân sự giữ kín, cứ như ta bằng lòng với nguyên trạng…”.

BM
  
Nhưng TCB tánh ‘duy ý chí’, hành động dục tốc nên bất đạt, và gây hâu quả khó tai hại khó sửa. Các nước láng giêng và các siêu cường Âu Mỹ cả thế giới lo ngại về sự bành trướng của TC. Riêng vùng DNA sát TC, các nước láng giềng gần xa ở DNA nghi ngờ, chống đối TC. Kể cả CSVN là chế độ cùng theo chủ nghĩa CS như TC cũng chống TC, càng ngày càng chống mạnh và chống ra mặt.

BM
  
Tại CSVN, không có ở đâu mà những lợi ích thương mại TC lại bị công khai cự tuyệt như tại nước láng giềng Việt Nam. Tiêu biểu như dân chúng VN mở hàng loạt biểu tình lớn nhất ở Sài Gòn và  khắp nước VN ngày 10/06/2018 chống dự luật CSVN thành lập các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, bị nghi ngờ là cho phép các nhà đầu tư nước TC được thuê đất đến 99 năm vơ vét tài nguyên và chiếm giữ ba địa điểm an ninh quốc phòng bảo vệ  Việt Nam. Dự luật đặc khu bị ngâm dấm xếp xó vì bị chống đối lớn nhất.

Tinh thần chống TC có thể thấy rất rõ tại CSVN trong nhiều thập niên. Không chỉ do Trung cộng chiếm đóng lãnh thổ của Việt Nam, mà còn vì những xung đột trên Biển Đông.

BM
  
Tại Miên, du TC mua chuộc được Thủ Tướng Campuchea Hun Sen, nhưng dân chúng Miên ngày càng có những phản ứng dữ dội trước việc Trung cộng đầu tư ồ ạt, đặc biệt là tại Sihanoukville của Miên đang bị  Hán hóa và hủ hoá vì những casino cờ bạc của TC. Thành phố biển xinh đẹp này được cho là đã trở thành một “tỉnh của Trung cộng”. Sihanoukville đã trở thành điểm đến trung tâm của khách du lịch và những người có máu đỏ đen từ Hoa lục. Giá đất tăng vọt do người Trung cộng đổ tiền vào địa ốc, khiến thị trường nhà đất trở nên ngoài tầm tay với của nhiều người dân bản xứ.

BM
  
Tại Phi luật tân, Philippines lo ngại mất biển vào tay TC. Công chúng và giới tinh hoa ngày càng hoài nghi, phải chăng tổng thống Rodrigo Duterte đã tính toán sai lầm khi xích lại gần Bắc Kinh, giảm thiểu tầm quan trọng của tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Một cuộc điều tra mới đây của Social Weather Stations cho thấy có đến 93% người Philippines muốn chính phủ Duterte thu hồi lại những đảo và thực thể tại vùng biển mà Manila đòi hỏi chủ quyền nhưng đang bị Trung cộng kiểm soát, kể cả bãi cạn Scarborough. Một thẫm phán Tối Cao Pháp Viên Phi từng tuyên bố TT Duterte có thể mang tội phản quốc.

BM
  
Tại Mã Lai. Ông Mahathir Mohamad ngoai 90 tuổi cũng phải tái tham chánh. Ông chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2018, nhờ chủ trương hạn chế đầu tư Trung cộng, khiến liên minh cầm quyền UMNO lần đầu tiên trong lịch sử phải rơi đài. Chính quyền thương lượng lại các hợp đồng với Trung cộng, trong khi ông Mahathir công khai lên án Bắc Kinh là “một phiên bản mới của chủ nghĩa thực dân” trong khu vực.

BM
  
Tại Lào. Tình cảm thù ghét cũng đang lớn dần đối với chính sách “ngoại giao bẫy nợ”  của TC. Vì Lào là một trong những nước trong khu vực nợ nần Trung cộng nhiều nhất. Chủ yếu là do một dự án đường sắt 6 tỉ đô la do Bắc Kinh tài trợ và xây dựng, mà nhiều người cho là tốn kém nhưng không hiệu quả.

Vì thế  dù TC tốn nhân tài, vật lực và thời gian quá nhiều để làm ở các nước DNA nhưng TC bị mang tiếng “Thực dân mới”, một danh từ mà CS  tuyên truyền bôi tro trét trấu oan sai Mỹ thời Chiến tranh Lạnh. Nhưng trong chiến lược Mỹ chuyển trục quân sư về Á châu Thái Bình Dương, Mỹ được tình cảm, niềm tin của các nước DNA, còn TC trở thành Thực dân kiểu mới thực sự mà DNA đều ghét bỏ.

BM
  
Tất nhiên tình cảm chống Trung cộng tăng lên là điều tốt lành đối với chính quyền Donald Trump, vẫn đang gia tăng đối đầu với Bắc Kinh, mà một số nhà phân tích gọi là “cuộc chiến tranh lạnh mới”. Chiến lược an ninh quốc gia của Toà Bạch Ốc Mỹ công bố vào tháng 12/2017 mô tả Trung cộng là “cường quốc xét lại”, nêu ra một “cuộc cạnh tranh đại cường mới” giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, kể cả tại Đông Nam Á.

TC trở thành hình ảnh xấu xí của một trọc phú mập ú đáng ghét tại Đông Nam Á. Đã là người khổng lồ chân đất sét lại mâp ú, béo phì mà té ngã ở DNA ngay nơi các nước, các dân tộc không ưa, thì chẳng ai  buồn nâng đỡ.

BM
  
Thêm vào đó vì TC tham lam biến đảo ở Biển Đông, mưu toan khống chế tự do hàng hải trên con đường hàng hải huyết mạch qua Biển Đông, nên các siêu cường Bắc Mỹ, Tây Âu dấn thân nhập cuộc chống TC để bảo vệ tư do hàng hải. Mỹ càng ngày càng được các nước DNA tin tưởng là thế lực duy nhất có thể đối phó vơi TC.  Cùng mục tiêu bảo vệ Biển Đông, Mỹ càng ngày càng công khai  và chính thức yễm trợ các nước DNA. Cùng mục tiêu, các nước DNA và Mỹ tạo thành liên minh chống TC từ Bắc xuống Nam Á châu Thái Bình Dương qua Ấn Độ dương thành chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương do TT Trump của Mỹ công bố tại Đà Nẵng VN.

TC rơi vào thế bị láng giềng gần lẫn đối địch xa đến bao vây trên hai biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mãnh hổ nan địch quần hồ, TC khó gỡ hơn khi Mỹ mở cuộc Chiến Tranh Thương Mại và kèm chiến tranh khoa học kỹ thuật thế hệ 5 G trên không gian ảo chống TC khắp hoàn cầu.

Có tin Chủ Tich Tập Cận Bình sẽ dùng kỷ niệm tốt ban đầu giữa Mỹ và TC, Ông sẽ đi thăm lại TB Iowa là tiểu bang mà Ông đã tạo tình cảm tốt với Mỹ khi Ông du khảo Mỹ. Mục đích để làm thân để ký Thỏa Thuận đàm phán giai đoạn 1 với Mỹ. Nhưng chưa biết ra sao vì TT Trump là một ông già gân của Mỹ kinh nghiệm đàm phán đầy mình.



Vi Anh

BM

Tại sao loài mèo lạnh lùng với con người?
Cảnh sát HK bị thương vì trúng tên ở chân
Những nơi yêu thích nhất Châu Âu năm 2019
Dòng tweet của ông Trump rung chấn phiên điều trần luận tội
Lời khai mạc bốc lửa của đại diện đảng Cộng Hòa
Art: Biến những thùng cạc-tông thành những vật dụng phức tạp
Điều kinh hoàng xảy ra khi mất điện toàn cầu
Người Việt và triết lý 'giàu nhanh, đi tắt, gồm cả phá hoại'
Đi tìm chìa khóa giải mã 'sự im lặng' của Hòa thượng Trí Quang
Những bí ẩn của giấc ngủ
Gia đình chờ nhận xác trong hoang mang _ đau khổ
Thích Trí Quang _ 'Một trang lịch sử'
Chất thải của người tiết lộ điều gì
Phiên điều trần luận tội khiến phe Dân chủ thất vọng
JB Trường Sơn _ Ông là ai mà bưng bô cho Nấm Độc?
Ngôn ngữ thứ bậc trong Tiếng Việt tạo bất bình đẳng xã hội
Những tiết lộ của John Bolton _ Nữ Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Mina Chang
Khốn khổ _ đổ nợ vì qua Mỹ làm chui, ‘nạn nhân’ bỏ về VN tố cáo
Vì sao dòng người VN quyết bỏ quê hương vẫn không dừng?
Nơi xuất xứ món mì sợi udon ở Nhật

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.