Pages

Thursday, December 5, 2019

Thế giới nửa yêu, nửa ghét Trung cộng

BM
Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung cộng hôm 1/10

Người dân trên khắp thế giới có sự chia rẽ trong đánh giá về Trung cộng với mức độ tích cực và tiêu cực gần như tương đương nhau nhưng đa số không tin tưởng Chủ tịch Tập Cận Bình, nhất là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo kết quả cuộc thăm dò dư luận vừa được công bố.

Cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew, tổ chức thăm dò dư luận hàng đầu thế giới có trụ sở ở Mỹ, tiến hành với gần 39.000 người ở 34 quốc gia ở tất cả các khu vực trên khắp thế giới từ tháng 5 cho đến tháng 10 năm 2019. Kết quả vừa được công bố hôm thứ Năm ngày 5/12.
Người dân Việt Nam không nằm trong đối tượng được khảo sát.

Vừa yêu vừa ghét

BM
  
Theo đó, trung điểm (median), tức mức chính giữa khi tỷ lệ từ các nước được xếp từ thấp lên cao, về mức ủng hộ Trung cộng là 40%. Trong khi đó, trung điểm không ủng hộ Trung cộng cũng ở mức ngang ngửa là 41%.

Nga là nước có tỷ lệ ủng hộ Trung cộng cao nhất và tỷ lệ không ủng hộ thấp nhất, tương ứng là 71% và 18%. Ở chiều ngược lại, Nhật Bản là nước có tỷ lệ không ủng hộ Trung cộng cao nhất, lên đến 85% còn tỷ lệ ủng hộ ở mức thấp nhất trong số 34 nước được khảo sát: 14%.

BM
  
Ngoài Nga, Trung cộng có được sự ủng hộ cao ở các nước Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ. Tỷ lệ ủng hộ so với tỷ lệ không ủng hộ Trung cộng ở các nước này nhiều hơn từ gấp đôi cho đến gấp ba lần, thậm chí gấp 4 lần (như ở Nigeria).

Các nước Đông Âu như Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Lít-va cũng thuộc nhóm ủng hộ Trung cộng với tỷ lệ ủng hộ cao hơn không ủng hộ, nhất là Ba Lan với tỷ lệ ủng hộ cao gần gấp ba tỷ lệ không ủng hộ (55 so với 20%). Chỉ có Cộng hòa Czech và Slovakia ngả về phía nghi ngờ Trung cộng.

BM
  
Thái độ nghi kỵ Trung cộng thể hiện rõ ở các khu vực Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hy Lạp) và châu Á-Thái Bình Dương (Úc, Philippines, Nhật, Ấn, Hàn, Indonesia). Ở các nước này đều có tỷ lệ không ủng hộ cao hơn nhiều tỷ lệ ủng hộ Trung cộng.

Ở Mỹ, 60% số người được hỏi bày tỏ không tin tưởng Trung cộng, so với 26% ở chiều ngược lại. Con số không tin tưởng ở Canada còn cao hơn: 67% so với 27% tin tưởng Trung cộng.

Ở Tây Âu, Thụy Điển và Pháp là hai nước nghi ngờ Trung cộng nhiều nhất, với tỷ lệ lần lượt là 70 và 62%. Trong khi đó, Hy Lạp là trường hợp duy nhất trong nhóm nước được xếp vào Tây Âu có mức độ ủng hộ Trung cộng cao hơn không ủng hộ và cao hơn nhiều (51 so với 32%).

BM
  
Còn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, theo sau Nhật Bản vốn dẫn đầu về mức độ không tin Trung cộng là các nước Hàn Quốc, Úc, Philippines và Ấn Độ. Indonesia là nước duy nhất trong nhóm này có tỷ lệ ủng hộ và không ủng hộ Trung cộng ngang bằng (cùng 36%).

Theo Pew, Mỹ và Canada trong năm vừa qua đã chứng kiến mức gia tăng cao nhất về tỷ lệ không ủng hộ Trung cộng kể từ năm 2005. Con số không ủng hộ Trung cộng ở Canada tăng 22 điểm phần trăm so với năm 2018, trong khi con số đó ở Mỹ tăng 13%.

Cơ quan nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân là do Canada đã chứng kiến vụ bắt giữ giám đốc tài chính của tập đoàn viễn thông Hoa Vi, bà Mạnh Vãn Châu, và việc Trung cộng bắt giam hai công dân Canada để trả đũa.

BM
  
Thái độ tiêu cực đối với Bắc Kinh có sự liên hệ với mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước, báo cáo của Pew chỉ ra. Theo đó, nước nào có mức GDP bình quân cao thì càng không ủng hộ Trung cộng (Nhật, Thụy Điển, Canada, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Úc, Đức, Anh). Ở chiều ngược lại, các nước có thu nhập đầu người thấp như Kenya, Nigeria, Ukraine và Tunisia có xu hướng đón nhận Trung cộng tích cực hơn.

Báo cáo của Pew giải thích hiện tượng này là do ở các nước giàu, người dân được hưởng quyền tự do chính trị nhiều hơn nên họ có cái nhìn khắt khe hơn về những gì xảy ra ở Trung cộng. Ngoài ra, những nước có thái độ thân Bắc Kinh nhiều cũng là những nước có nạn tham nhũng tệ nhất, chẳng hạn như Nigeria.

Sở dĩ Nhật có thái độ bài Trung cộng cao như vậy, theo Pew, là do những vấn đề lịch sử để lại giữa hai nước.

Tập Cận Bình bị ‘ghét’?

BM
  
Đánh giá của người dân thế giới về nhà lãnh đạo của Trung cộng, Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng rất cay nghiệt. Tỷ lệ trung điểm những người nói rằng họ ‘tin tưởng ông Tập làm điều tốt cho thế giới’ ở 34 nước được khảo sát chỉ là 29%, trong khi trung điểm không tin tưởng ông Tập trên thế giới là 45%.

Ông Tập bị ‘ghét’ nhiều nhất ở Nhật (81%), Hàn Quốc (74%), Pháp (69%), Thụy Điển (67%). Còn ở Mỹ, mặc dù hai nước đang tranh chấp trên nhiều vấn đề, tỷ lệ không thích ông Tập là 50% so với 37% ủng hộ cách hành xử của nhà lãnh đạo Trung cộng.

BM
  
Riêng ở Philippines, quốc gia mặc dù đang có tranh chấp chủ quyền với Trung cộng trên Biển Đông, đa số người dân nước này bày tỏ tin tưởng ông Tập Cận Bình 58% so với 35% không ủng hộ.

Tỷ lệ không tin tưởng ông Tập cao nhất là ở các khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Tây Âu.

Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, có từ một nửa trở lên không tin ông Tập, trong khi những nước châu Phi thuộc vùng hạ Sahara có tỷ lệ ủng hộ ông Tập rất cao. Ông Tập cũng rất được lòng người dân các nước Trung Đông và Bắc Phi.

BM
  
Ở sáu nước châu Á-Thái Bình Dương được khảo sát, tỷ lệ ủng hộ ông Tập so với không ủng hộ là 29 so với 45%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tin tưởng vào Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (50%) hay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (48%), cũng trong cùng khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

BM
  
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình đã chứng kiến mức độ tin tưởng dành cho ông gia tăng ngoạn mục ở các nước như Argentina (tăng 14%), Tây Ban Nha và Mexico (cùng tăng 13%) và Ý (tăng 10%).

Mỹ-Trung: ai mạnh hơn?

BM
  
Trả lời câu hỏi giữa Mỹ và Trung cộng, nước nào sẽ là cường quốc kinh tế số một thế giới, người dân ở 21 trong số 34 nước được khảo sát tin là Mỹ, trong khi 12 nước cho là Trung cộng sẽ lãnh đạo kinh tế thế giới. Chỉ có ở Lebanon con số chọn Mỹ và Trung cộng là ngang nhau.

Xét theo khu vực thì đa phần các nước xem trọng sức mạnh kinh tế của Trung cộng hơn Mỹ tập trung chủ yếu ở Tây Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Bulgaria, Cộng hòa Czech. Bên ngoài Tây Âu, Canada, Úc, Nga và Indonesia cũng là những nước tin vào sức mạnh kinh tế Trung cộng hơn trong khi phần còn lại của thế giới hướng về Mỹ.

Tỷ lệ đánh giá cao kinh tế Mỹ hơn Trung cộng đặc biệt rõ ở hầu hết các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực kề cận với Trung cộng. Trong đó, Hàn Quốc là nước tin tưởng vào sức mạnh kinh tế của Mỹ nhiều nhất với 82% so với 18% tin vào Trung cộng. Úc và Indonesia là hai trường hợp cá biệt trong khu vực khi cho rằng sức mạnh kinh tế Trung cộng sẽ vượt trội Mỹ.

BM
  
Tỷ lệ tin tưởng vào kinh tế Trung cộng đặc biệt đáng kể ở Đức, Hà Lan, Czech và Pháp. Riêng ở Pháp, mới năm 2018 người dân nước này còn tin là Mỹ là nền kinh tế số 1 nhưng tỷ lệ này đã đảo chiều trong năm 2019.

Những nước nào xem Mỹ là cường quốc kinh tế số 1 cũng mong muốn ưu tiên hợp tác kinh tế với Mỹ hơn là Trung cộng và điều này cũng đúng với Trung cộng ở chiều ngược lại, theo khảo sát.

Nhìn chung ở các nước mới nổi, người dân nhìn nhận sự vươn lên về kinh tế của Trung cộng một cách tích cực. Tuy nhiên, hầu hết các nước được khảo sát đều xem sức mạnh quân sự ngày càng mạnh của Trung cộng là ‘điều không tốt’ cho đất nước của họ.

BM
  
Hầu hết các nước được khảo sát, ngay cả Mỹ và Canada, đều xem sức mạnh kinh tế của Trung cộng là ‘đem lại lợi ích cho đất nước họ’, ngoại trừ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Có 50% người dân Mỹ và 53% người dân Canada cho rằng sự tăng trưởng kinh tế của Trung cộng là tốt cho nước họ, theo kết quả khảo sát.

Đặc biệt, các nước láng giềng của Trung cộng có lập trường bi quan về cả sức mạnh kinh tế lẫn quân sự của nước này. Các nước này cho rằng các khoản đầu tư từ Trung cộng là ‘gánh nặng’ cho họ do nó giúp cho Bắc Kinh có ảnh hưởng quá lớn đối với nền kinh tế của họ. Tỷ lệ này dao động từ mức thấp nhất là 48% ở Indonesia cho đến 75% ở Nhật.

Mối đe dọa quân sự

BM
  
Cũng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung cộng được xem là mối đe dọa chính chứ không phải Mỹ với 40% người dân Úc, 50% ở Mỹ và 62% ở Philippines quan ngại về sức mạnh của Trung cộng. Trong khi đó, Mỹ lại bị xem là mối đe dọa chính ở các nước Nam Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi, theo khảo sát.

BM

Trong các nước được khảo sát, ngoại trừ Nigeria và Kenya xem sức mạnh quân sự của Trung cộng là điều tốt cho đất nước họ, tất cả các nước còn lại đều e dè về sức mạnh quân sự của Trung cộng.

Tỷ lệ lo ngại sức mạnh quân sự Trung cộng đặc biệt cao ở các nước Nhật, Hàn (cùng 90%), Úc (84%), Canada (82%), Mỹ (81%), Ấn Độ (73%) và Philippines (71%).

BM
  
Các nước châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt nghi ngờ sức mạnh quân sự Trung cộng với tỷ lệ trung điểm là 79% cho rằng việc Trung cộng ngày càng mạnh về quân sự là điều không tốt cho đất nước họ.

BM

Xác người bị chuột gặm tại đại học Paris-Descartes
Cuốn sách Quốc-Ngữ đầu tiên của nước Việt Nam
Sao không đem các nhân vật văn học đặt tên phố ở Việt Nam?
TC lo thiếu thịt heo phục vụ Tết Nguyên Đán
Sức hấp dẫn của những bộ phim xem hoài không chán
Venice bị lụt khiến Ý tuyên bố tình trạng khẩn cấp
Người Hong Kong tuần hành cảm ơn TT Trump
Xi Jinping gập đầu giữa muôn trùng rắc rối
Bước chân về phương Đông của Thúy Nga Paris
Ngủ thêm và đi làm trễ sẽ tốt cho sức khoẻ?
Xi Jinping bất lực _ Đành phủ phục trước quái kiệt Donald Trump
TT Trump ký luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong
Trung cộng ‘tẩy não’ dân Tân Cương trong trại cải tạo
Cử tri Mỹ ngày càng không thiết tha với vụ phế truất TT Trump
Những gương mặt chính trị trẻ tuổi thắng cử tại Hong Kong
Tranh cãi dùng cần sa có làm con người nghiện ngập
Phe ủng hộ dân chủ thắng lớn trong bầu cử Hong Kong
Hãy xem cách không quân Mỹ tuyển phi công
Donald Trump _ người chơi cờ, thương thảo, CEO và chính trị gia kiểu mới
Chương trình y tế của bà Elizabeth Warren

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.