Pages

Saturday, April 3, 2021

Dạy trẻ làm việc nhà là dạy trẻ đức khiêm tốn

 image

Nhiều năm trước, một trong điều đáng ghét nhất đối với em gái tôi là quét sàn nhà bếp. Mặc dù nhà bếp cũng nhỏ thôi, nhưng nhiệm vụ này dường như khiến em tôi mất rất nhiều thời gian. Cô bé thường ngồi đó giữa những chiếc ghế nằm rải rác, chổi ở một nơi, thùng rác ở một nơi, cố gắng quét từng hạt bụi và mảnh vụn nhỏ thành từng đống.

 

Bỗng dưng, cảnh tượng đáng thất vọng này biến mất. Mặc dù còn nhỏ, em gái của tôi sớm biết cách quét nhà và đây trở thành một trong những công việc yêu thích của nó. Điều gì đã xảy ra?

image

Mặc dù còn nhỏ, nhưng quét nhà đã trở thành công việc yêu thích của em gái.

 

Một ngày, cha tôi – có thể là khi em gái tôi ngồi giữa chiếc ống chứa đầy bụi và rác vụn – đã đến bên và hướng dẫn nó làm việc nhà, dạy nó quét từng tấm sàn gỗ một cách có phương pháp.

 

Đây chỉ là những điều giản đơn, cha mẹ dạy cho con cái, cùng kề vai sát cánh với chúng làm việc nhà. Nhưng điều này đã biến một công việc nhàm chán và tuyệt vọng thành một công việc mà em tôi hoàn thành tốt. Chiến thuật này được nhà báo Michaeleen Doucleff khuyến nghị trong một bài viết cho trang NPR. 


image

 

Doucleff là tác giả của cuốn sách mới “Hunt, Gather, Parent”, ông xem xét các nền văn hoá khác và nghiên cứu cách họ nuôi con mình để trở thành những công dân có ích và không phàn nàn trong cuộc sống. Một trong những mẹo cha mẹ có thể học là yêu cầu con làm việc nhà với mình. 

 

Nhiệm vụ này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thực tế không như vậy. Mất rất nhiều thời gian và sức lực để khiến trẻ em tham gia vào công việc của người lớn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ muốn cách dễ dàng là tự làm mọi thứ, thì họ đang khiến con mình mất đi hứng thú với việc nhà và sau này mỗi khi họ yêu cầu con chia sẻ công việc, chúng sẽ phàn nàn. 


image

 

Làm như vậy, cha mẹ không chỉ nuôi dạy con thành một kẻ lười biếng, mà họ còn khiến chúng ít cơ hội thành công hơn trong cuộc sống. Quan điểm này do Julie Lythcott-Haims đưa ra trong cuốn sách “How to Raise an Adult” (Làm thế nào để nuôi con trưởng thành). Trích dẫn các nghiên cứu của chuyên gia giáo dục gia đình Marilynn Rossman, Lythcott-Haims giải thích rằng thành công trong cuộc sống có liên quan trực tiếp đến những công việc nhà thời thơ ấu, “những người thành công nhất thường làm việc nhà từ 3 hoặc 4 tuổi, trong khi đó những đứa trẻ đợi đến những năm thiếu niên mới làm việc nhà thường ít thành công hơn.”


image

Dành thời gian dạy trẻ làm việc nhà đem lại những lợi ích lâu dài

 

Vậy tại sao những đứa trẻ học làm việc nhà từ sớm dễ thành công trong cuộc sống hơn? Tôi nghĩ là do việc nhà không chỉ dạy chúng kỹ năng sống mà còn dạy về đức tính khiêm tốn. 

 

Bác sĩ gia đình và tác giả Leonard Sax khẳng định trong cuốn sách của ông “The Collapse of Parenting” (Sự sụp đổ của vai trò cha mẹ) rằng những đứa trẻ trốn tránh trách nhiệm làm việc nhà sẽ có suy nghĩ rằng “chúng quá quan trọng để làm những nhiệm vụ tầm thường”. Sax giải thích: “Thông điệp ngoài ý muốn này đã khơi dậy lòng tự tôn kiêu ngạo vốn trở thành tính cách của nhiều trẻ em Hoa Kỳ ngày nay”.


image


Tôi bắt đầu nghĩ về quan điểm này của ông ấy. Con chúng ta có thể vô cùng lóng ngóng khi chúng ta không hướng dẫn chúng làm việc nhà, nhưng có khi nào chúng ta không hướng dẫn chúng vì niềm kiêu hãnh và tâm lý tự mãn của chính chúng ta không?

 

Theo bài báo của tờ NPR, chúng ta không dạy trẻ những điều này vì tốn thời gian, và thậm chí sau đó, chúng không làm được theo tiêu chuẩn của chúng ta. Chúng ta muốn ngôi nhà trông thật gọn gàng, đẹp đẽ trong mắt người khác, vì vậy bát đĩa và công việc hút bụi do lũ trẻ làm không khiến ngôi nhà trông như chúng ta mong đợi. 


image


Tương tự, chúng ta nói không có thời gian dạy trẻ làm việc nhà vì chúng ta quá bận bịu làm việc hoặc giúp hội đồng nhà trường, hoặc tổ chức một sự kiện ở nhà thờ hay lên kế hoạch thực hiện một buổi bán hàng cho cộng đồng. Những hoạt động này diễn ra với nhiều người nên khiến chúng ta cảm giác mình hoàn thành được nhiều việc tốt hơn. 

 

Nhưng nếu chúng ta thay đổi góc nhìn, nhận ra rằng con chúng ta là món quà quan trọng nhất trên thế giới này? Nếu chúng ta dừng lại để hiểu rằng con cái là di sản của cha mẹ, thì dù việc dạy chúng có tốn thời gian hay không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt – thậm chí còn rất tồi tệ – thì cuối cùng vẫn sẽ là một khoản đầu tư có lời cho bạn vì những đứa trẻ sẽ trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm, thành đạt và làm việc chăm chỉ. 


image


Annie Holmquist là biên tập viên của tờ Intellectual Takeout. Bài báo này được đăng tải lần đầu tiên trên Intellectual Takeout. 

 

 

 

Annie Holmquist


image


Cái giá mà Trung cộng không bao giờ phải trả cho ‘Ngoại giao con tin
Người Việt ở New York lo lắng, đề phòng sau vụ hành hung người gốc Á
Trung cộng ‘sao chép phương tiện’ để thành công về kinh tế
Văn Hóa Xóa Sổ tìm cách phá hủy các giá trị truyền thống và chế ngự tâm trí
Dân Trung cộng vẫn giữ im lặng khi tẩy chay Nike
Đường máu cao có thể dẫn đến tổn thương não bộ
Tại sao người xưa viết chữ từ phải qua trái?
Gửi thế hệ tương lai: ‘Hãy tìm kiếm và đòi hỏi Sự Thật’
Phân biệt và kỳ thị người gốc Á đã có từ lâu
Hiện tượng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer
IRS giải ngân chậm chi phiếu kích thích
Đằng sau sự trỗi dậy của các cuộc tấn công chống người Á châu
Một bài viết để hiểu lý do H&M bị tẩy chay tại đại lục
Cố vấn Trung cộng đã lên kế hoạch chi tiết để đánh bại Hoa Kỳ
Tác động có hại rất lớn nếu nâng lương tối thiểu của liên bang lên 15 USD
Con dâu ông Trump tố Đảng Dân chủ 'đạo đức giả'
Biden sợ gì mà 52 ngày không dám gặp truyền thông?
Đây là chiến lược đánh bại Trung cộng
Điều gì sẽ xảy ra khi ông bà cùng con cái nuôi dạy cháu
Người Mỹ Thực dụng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.