Pages

Wednesday, May 25, 2022

Tại sao các chính sách kinh tế cấp tiến luôn thất bại

 BM

Như tôi đã mô tả trong một bài báo trước đây ( “Kinh tế học Hiện đại từ phía Cung” có thể Xây dựng Trở lại Tốt hơn không?), từ năm 1913 đến năm 2015, có năm giai đoạn bao gồm 52 năm khi các chính sách như vậy có hiệu lực. Trong những năm này, những nỗ lực phụ thuộc nhiều vào việc chính phủ để nâng cao mức sống đã có tác dụng ngược lại. Các chính sách này không tạo ra sự gia tăng nào về mức lương thực tế của người lao động trung bình.

 

Với một lịch sử tồi tệ như vậy, hầu hết mọi người sẽ cho rằng người ta sẽ tránh sử dụng những chính sách này giống như tránh bệnh dịch. Thật không may, việc này đã không xảy ra. Các chính trị gia có thể khiến những chính sách như vậy nghe có vẻ hấp dẫn bất chấp thành tích tệ hại của chúng. Thật không may, bộ nhớ của công chúng lại tương đối ngắn.


BM


Các chính sách kinh tế cấp tiến lần đầu tiên được thông qua vào năm 1913 dưới thời Tổng thống (TT) Woodrow Wilson, Cha đẻ của Phong trào Cấp tiến. Ông Wilson khẳng định chính phủ nên có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với nền kinh tế. Ông muốn chi tiêu của chính phủ tăng nhanh hơn chi tiêu tư nhân và ủng hộ việc tăng các quy định của chính phủ đối với các doanh nghiệp và thị trường. Ông Wilson cũng kiên quyết áp đặt tăng thuế đối với người giàu và các doanh nghiệp phải trả “phần công bằng của họ.”

 

Các chính sách kinh tế cấp tiến của ông Wilson đã chặn đứng tiến bộ về kinh tế đang tăng vọt của Hoa Kỳ. Sau nhiều thập niên với mức sống tăng lên nhanh chóng, mức lương trung bình của người lao động mang về nhà không tăng trong suốt 8 năm nắm quyền Tổng thống của ông Wilson. Trong cuộc bầu cử năm 1920, các cử tri đã phản ứng bằng cách chọn lật đổ hoàn toàn các chính sách thất bại của ông.


BM


Trong bốn lần tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách một lần nữa thử nghiệm việc phụ thuộc nhiều vào các chính sách của chính phủ để giải quyết các vấn đề của Hoa Kỳ. Mỗi lần như vậy, tiến trình thành công về kinh tế của Mỹ đều kết thúc. Mỗi lần như vậy, cử tri lại hối hận về cuộc thử nghiệm.

 

Trên khắp thế giới, những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào sự kiểm soát của chính phủ là những quốc gia không có tăng trưởng và nghèo đói một cách khổ sở. Thật có ý nghĩa khi biết rằng ngay cả ở Hoa Kỳ, với tất cả cơ sở hạ tầng và kỹ nghệ của chúng ta, nền kinh tế có thể ngừng cải thiện bất cứ khi nào chúng ta áp dụng các chính sách thất bại như vậy.

 

Nhưng tại sao các chính sách cấp tiến lại thất bại?


BM


Vấn đề đầu tiên là chi tiêu của chính phủ. Một số nhà kinh tế khẳng định việc tăng chi tiêu của liên bang có thể làm tăng tổng chi tiêu. Có thể. Chúng ta đã thấy điều này trong thời kỳ đại dịch xảy ra khi chi tiêu của liên bang bổ sung thêm 2.7 ngàn tỷ USD đã giúp thúc đẩy nền kinh tế. Mặc dù những bùng nổ ban đầu trong chi tiêu của liên bang có thể tạm thời thúc đẩy tổng chi tiêu, những sự bùng nổ này diễn ra như vậy bằng cách lấn át chi tiêu trong khu vực tư nhân.

 

Tổng chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ được giới hạn trong số thu nhập kiếm được từ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Khi phần tỷ trọng thu nhập do chính phủ chi tiêu tăng lên, thì phần còn lại cho chi tiêu của khu vực tư nhân giảm xuống. Vì khu vực tư nhân là nguồn lực chính của mọi của cải và tăng trưởng, việc giảm khả năng sản xuất của khu vực tư nhân sẽ làm giảm tiềm năng phát triển của nền kinh tế.


BM


Một điều tương tự cũng xảy ra khi chính phủ tăng gánh nặng quy định đối với các cá nhân và doanh nghiệp. Tiền đã được sử dụng cho các khoản đầu tư phải được chuyển sang thanh toán chi phí [thực hiện] quy định mới. Diễn đàn Hành động Hoa Kỳ lưu giữ một thống kê chặt chẽ về chi phí [thực hiện] các quy định mới. Vào tháng Năm năm nay, các quy định quản lý của ông Biden ước tính làm tốn kém hơn 200 tỷ USD. Con số này cao hơn gấp đôi so với tốn kém cho các quy định của cựu TT Barack Obama và vượt xa mức ước tính 1 tỷ USD của cựu TT Donald Trump trong cùng thời kỳ.

 

Cho đến nay, nỗ lực tăng thuế suất của TT Biden vẫn chưa thành công. Tăng thuế, đặc biệt là tăng thuế áp vào lợi tức vốn, là một trong những cách trực tiếp và hữu hiệu nhất để giảm các quỹ sẵn có để đầu tư vào các doanh nghiệp sản xuất.

 

Ngay cả khi thuế suất cao hơn không có khả năng hủy hoại, thì sự gia tăng chi tiêu của liên bang trong năm 2020 và 2021, cùng với sự gia tăng chi phí thực hiện quy định trong 15 tháng qua, đã đủ làm xói mòn năng suất của quốc gia.


BM


Năng suất là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Nó là chìa khóa cho mức sống cao hơn. Không tăng năng suất thì mức sống không thể tăng. Trong lịch sử, năng suất ở Hoa Kỳ đã tăng với tốc độ 1½% đến 2% một năm. Trong thế kỷ qua, con số này đủ để nâng mức sống của người lao động trung bình lên một mức tương tự.

 

Một số nhà kinh tế khẳng định xu hướng về năng suất không bị ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ. Họ đã sai. Xu hướng năng suất gần đây phù hợp với những xu hướng trong lịch sử. Chúng khẳng định lại mối quan hệ giữa các chính sách kinh tế và kết quả hoạt động kinh tế.

 

Biểu đồ sau đây cho thấy sự thay đổi năng suất trung bình hàng năm kể từ đầu thế kỷ này. Trong mỗi trường hợp, tác động của những thay đổi chính sách đối với năng suất là rõ ràng. Sự gia tăng kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế từ năm 2004 đến năm 2015 đã tạo ra một xu hướng giảm trong tăng trưởng năng suất. Sự thay đổi chính sách bắt đầu vào năm 2015 đã dẫn đến sự tăng trưởng đáng kể về năng suất.


BM


Từ năm 1995 đến năm 2004 năng suất đã vụt tăng. Đây là những năm khi thuế suất giảm và chi tiêu của liên bang tăng chậm hơn chi tiêu trong toàn nền kinh tế nói chung.


Các chính sách đã thay đổi từ năm 2004 sang năm 2015. Đây là thời kỳ mà chi tiêu của liên bang tăng nhanh hơn so với toàn nền kinh tế nói chung, chi tiêu và các quy định của chính phủ tăng nhanh và thuế suất cũng được tăng lên. Thời kỳ này cũng là những năm tốc độ tăng trưởng năng suất giảm.


BM

 

Từ năm 2015 sang năm 2019, đã có một sự thay đổi chính sách khác. Chi tiêu của liên bang tăng với tốc độ chậm hơn tổng chi tiêu, các quy định được cắt giảm và đã có một đợt cắt giảm lớn về thuế suất trong năm 2018.

 

Các chính sách thay đổi một lần nữa bắt đầu từ năm 2020 với một loạt sự gia tăng lớn trong chi tiêu liên bang để đối phó với đại dịch. Các quy định mới cũng gia tăng đáng kể dưới thời chính phủ ông Biden. Năng suất làm việc chậm lại gần đây cùng với mức sống giảm là phản ứng điển hình đối với việc chính phủ ngày càng kiểm soát nền kinh tế.

BM

Năng suất tăng vọt vào năm 2020 và sự sụt giảm sau đó vào năm nay là do tính chất độc đáo của việc ứng phó với đại dịch. Vào năm 2020, phần lớn nền kinh tế tiếp tục hoạt động, trong khi việc phong tỏa dẫn đến việc làm giảm mạnh. Tình huống này đã tăng các thước đo năng suất một cách giả tạo. Khi việc làm tăng trở lại vào năm 2021 và 2022 đã dẫn đến kết quả là năng suất lao động thấp một cách giả tạo.


Để đánh giá xu hướng năng suất gần đây nhất, việc cố gắng loại bỏ tác động giả tạo của sự phong tỏa và phục hồi là hữu ích. Nếu chúng ta bắt đầu từ quý 4 năm 2019 trước đại dịch COVID cho đến quý 1 năm 2022, chúng ta sẽ loại bỏ phần lớn sự biến dạng khỏi năng suất do phong tỏa. Làm như vậy sẽ bộc lộ xu hướng năng suất căn bản là 1.1%, thấp hơn nhiều so với mức [năng suất] trung bình dài hạn.


BM


Lịch sử cho thấy rõ ràng sự gia tăng nhanh chóng trong chi tiêu và quy định của liên bang, cùng với thuế suất cao hơn, chắc chắn sẽ làm giảm cả tăng trưởng năng suất và mức sống. Vấn đề này đã xảy ra trước đây. Vấn đề này đang xảy ra bây giờ. Chừng nào Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi các chính sách đã từng thất bại trong lịch sử, thì năng suất và mức sống sẽ tiếp tục giảm.

 

Nếu lịch sử có bất kỳ sự chỉ dẫn nào, thì công chúng sẽ phản ứng với sự thất bại của kinh tế hiện tại bằng cách nhấn mạnh vào một sự lật đổ chính sách lớn. Các cử tri sẽ chọn quay trở lại thị trường tự do thành công, [bởi] việc hạn chế các chính sách của chính phủ đã khôi phục thành công sự tăng trưởng và thịnh vượng trong suốt lịch sử.

 

 

 

Robert J. Genetski  _  Nhật Thăng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.