Quy tắc nước Trời trong cuốn Kinh Thánh cổ xưa nhất
Sự thành công đáng kinh ngạc của người Israel trong lịch sử đã trở thành điều bí ẩn và được nghiên cứu qua nhiều thế hệ và từ nhiều góc độ. Nhiều học giả cho rằng chìa khóa của sự thành công đó là vì trọng tâm của Do Thái giáo chính là đọc sách, học tập, và làm theo những lề luật và các điều răn trong Kinh Thánh Torah và Talmud.
Hơn 70 năm trước có một tín đồ Kitô giáo muốn thuê một xe ngựa trên đường, ông nhìn quanh thấy không xa xa một dãy xe ngựa của người Do Thái lại gần thấy ngựa đang ăn cỏ nhưng không thấy phu xe, ông hỏi đứa trẻ đang chơi bên đường: Người phu xe đâu? đứa trẻ đáp, ở trong câu lạc bộ phu xe. Tín đồ Kitô giáo đến câu lạc bộ phu xe ở sân trong ngỡ thấy một ngôi nhà nhỏ, các phu xe đang học kinh Talmud, tuy là phu xe nhưng họ cứ có thời gian là lại học sách Thánh, đây chính là sự khắc họa đối với hình ảnh người Do Thái truyền thống.
Ngoài Kinh Thánh Hebrew thì sách Talmud là đại diện cho hiến pháp tôn giáo và dân sự của người Israel, một bản ‘hiến pháp bỏ túi’ đã giúp họ sống sót trong gần hai thiên niên kỷ lưu vong. Talmud là kho tàng vô giá của văn minh Do Thái truyền thống.
Bị lấy đi mất Ngôi Đền và không còn nơi thờ cúng, Sách Talmud được các Rabbi (giáo sĩ Do Thái) thời lưu vong thu thập và soạn thảo trong khoảng thời gian thế kỷ 3-5 đã trở thành ‘hiến pháp bỏ túi’ cho người Israel trong cuộc sống lưu đày. Sách Talmud đã khích lệ những tranh luận bác học, nghiên cứu và trở thành một kho tàng độc đáo về phong tục tập quán, nhân chủng, lề luật, lịch sử và văn chương của người Do Thái.
Toàn bộ Talmud có 63 bài luận, bao gồm những ý kiến trong nhiều chủ đề, cả về pháp luật, đạo đức, triết học, phong tục, lịch sử, thần học, truyền thuyết và nhiều chủ đề khác. Talmud có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của người Israel.
Sách Talmud ghi lại những lời dạy cụ thể giúp con người kéo dài cuộc sống, tăng cường sức khỏe thể chất, mang lại sự ổn định về tinh thần, giúp xây dựng gia đình và xã hội vững mạnh, và cung cấp cho con người sự khôn ngoan trong mọi quyết định của cuộc sống.
Talmud tượng trưng cho một quá trình kéo dài nhiều thế kỷ, một lối sinh hoạt của các học giả và một hướng dẫn sống cho tất cả những ai thực hành Do Thái giáo. Talmud chứa đựng những lề luật nghiêm ngặt, những tranh luận về đạo đức, minh triết của các nhà thông thái, lịch sử và triết học, những câu hỏi và trả lời, nhận định về những ý nghĩa tiềm ẩn trong Kinh Thánh, thậm chí cả truyện ngụ ngôn và phương ngôn tục ngữ.
Người Israel coi Talmud là kho tàng vô giá của văn minh Do Thái truyền thống. Kiệt tác đồ sộ này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay và có lẽ không bao giờ chấm dứt. Sách Talmud đã khích lệ những tranh luận bác học, nghiên cứu và trở thành một kho tàng độc đáo về phong tục tập quán, nhân chủng, lề luật, lịch sử và văn chương của người Do Thái.
Rất hiếm ở các dân tộc khác có những kiệt tác vô giá như thế. Cũng rất hiếm ở các dân tộc khác có một diễn đàn như Talmud cho phép các nhà thông thái và giới trí thức được phản biện để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Người Israel đã làm được điều này từ trên 2.000 năm trước!
Kinh Talmud là tác phẩm tập trung về pháp luật tư tưởng và truyền thống Do Thái, các án lệ, và tư tưởng mới của các thời đại sau này đều được đưa vào kinh văn này. Những khác biệt vượt qua khoảng cách vượt qua phong tục và ngôn ngữ của người Do Thái ở các nơi trên thế giới được gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua Talmud họ cùng tìm kiếm sự giải đáp, nhận thức được linh cảm, nhìn thấy hy vọng từ Talmud.
Hộ chiếu vô hình
Khi gặp nạn, vật đầu tiên và cũng là vật quý giá nhất mà người Israel đem theo đầu tiên đó chính là cuốn Kinh Thánh, chứ không phải bất cứ vật dụng nào khác. Sự sùng đạo, khiến người Do Thái phải đọc kinh liên tục, đọc thuộc làu, đọc ở trong nhà, đọc ngoài đường, đọc ở nhà thờ… Điều này từng là nguyên nhân khiến người Do Thái bị kỳ thị bởi ngoại giới. Nhưng nó lại chính là vũ khí bí mật giúp người Do Thái giữ được tiếng nói, nhận diện được ngôn ngữ đặc trưng của mình và được truyền từ đời này qua đời khác.
Trong những tháng ngày bạt lưu vong, với cuốn Kinh Thánh Hebrew, người Do Thái bảo tồn nguyên vẹn đặc tính của dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa truyền thống lịch pháp tập tục mà không hề tan rã trong suốt hơn 2,000 năm bị bức hại. Đến nay họ vẫn giữ được nét đặc sắc và sức mạnh gắn kết của dân tộc mình, đó là bởi trong suốt hành trình lưu lạc tha hương đó, họ mất tổ quốc, mất đất đai, nhưng không hề mất Đạo.
Chúa đã thông qua cuốn Kinh Thánh mà ngài ban cho dân tộc Israel, giúp cho dân tộc này tìm được một lối thoát cực kỳ phức tạp và nan giải đối với vấn đề ngôn ngữ văn tự. Khi tập hợp lại những nhóm người từ 74 quốc gia trên khắp thế giới, mỗi đoàn người nói một thứ tiếng, viết một thứ chữ, làm sao mà thống nhất họ lại được thành một quốc gia, nếu không nhờ một tinh thần lịch sử mãnh liệt và hiển hiện?
Sự tập hợp người của 74 quốc tịch, vùng miền, khác nhau về hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt và xã hội, khác nhau từ văn hóa đến ngôn ngữ, từ tâm lý đến khía cạnh nhân chủng, đã là một tình trạng mà không một lý thuyết hay tổ chức nào có thể hòa đồng nổi, trừ phí tất cả 74 loại người đó được hướng dẫn trở về một nguồn gốc chung.
Và đến đây, người Israel mới trải nghiệm sự an bài kỳ diệu của Thiên Chúa dành cho dân của ngài cũng như người Israel đã chứng tỏ cho thế giới thấy, sự bướng bỉnh, kiên gan bảo tồn truyền thống lịch sử và bản sắc Do Thái của họ, việc họ miệt mài đọc kinh, cầu nguyện và biến Kinh Thánh thành sách giáo dục, đã giúp họ giữ gìn thứ ngôn ngữ chung dân tộc – tiếng Hebrew. Bởi thế cho dù người Do Thái có lưu lạc khắp nơi trên thế giới, đã nhập quốc tịch vào hàng trăm quốc gia khác, người Do Thái đã dễ dàng tập hợp lại bằng việc phục hồi một thứ cổ ngữ mà trước đây hàng ngàn năm, ông cha của dân tộc Israel đã sử dụng, đó là tiếng Hébreu.
Người Israel khắp thế giới luôn thống nhất trong mục tiêu chung là gìn giữ truyền thống. Truyền thống đó bao gồm cả việc gìn giữ tiếng Israel. Vì vậy, người Israel ở Tây Ban Nha đã phát triển thứ tiếng Israel – Tây Ban Nha của riêng mình.
Nhờ việc phục sinh tiếng Hébreu làm ngôn ngữ văn tự chung, mà các sắc dân của 74 tập thể văn hóa xã hội đã cùng sống nổi với nhau thành một quốc gia. Nếu không nhờ truyền thống sùng đạo, tinh thần lịch sử, giúp làm sống lại tiếng Hébreu như một mẫu số chung giữa tất cả những toán người phức tạp nhất và đầy dị biệt, thì giờ đây, dân tộc Israel cũng vẫn còn lang thang sống tha phương cầu thực tại hơn bảy chục nước trên thế giới, và những mảnh ghép rời rạc đó đã không thể nào ráp lại, nhanh chóng đến mức kỳ lạ như vậy…
Mỗi ngày ba lần, người dân Do Thái nào cũng đọc kinh cầu nguyện xin Thiên chúa sớm phục hồi lại xứ Israel cho dân tộc của Ngài.
Nói tóm lại, đức tin, tín ngưỡng và sự vâng phục tuyệt đối những chỉ dẫn của Thiên Chúa – tinh thần lịch sử, bắc không thể trộn lẫn của người Israel đó chính là nhân tố định đoạt trong việc lập quốc, một việc lập quốc khó khăn vì nó tựu trung là một bài toán hết sức nan giải: làm sao thực hiện nổi sự đồng nhất trong việc tôn trọng những dị biệt.
Kinh Thánh Hebrew chính là cuốn hộ chiếu, quốc tịch vô hình của nhóm người lưu vong không tổ quốc, không được thừa nhận, là sợi dây kết nối tất cả thành viên cộng đồng dù họ lưu lạc ở bất kỳ vùng đất nào. Cuốn hộ chiếu của một dân tộc mất nước và triền miên sống trong cảnh lưu vong đó, không phải là sự xác nhận của nhà nước, mà là sự xác nhận bởi Thiên Chúa của họ. Bởi thế, trong lòng mỗi người dân Do Thái, dù không được sống trên quốc gia của mình, vẫn xác tín một tổ quốc trong tâm trí – dù có đang tạm cư trôi dạt ăn nhờ ở đậu đất nước nào, thì tâm hồn họ vẫn ngụ cư trọn vẹn ở Miền Đất Hứa của Thiên Chúa.
Chính cuốn hộ chiếu vô hình đó đã giúp dân tộc Do Thái giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man trong suốt 2.000 năm qua. Đó cũng là lý do vì sao dân tộc Do Thái không bị đồng hóa và vẫn giữ nguyên bản sắc, tinh thần dân tộc đặc biệt của mình. Trên thế giới đã từng có dân tộc nào bị trục xuất, sống lưu vong trên hai ngàn năm mà vẫn giữ được bản sắc, tiếng nói, chữ viết và tập tục của mình như người Do Thái không?
Kinh Thánh đối với người Do Thái không chỉ là đức tin, vừa là lịch sử, vừa là nguồn tri thức, vừa là nền tảng pháp luật giúp họ giữ được bản sắc trong giấc mơ trở về Đất Thánh.
Đan Thư
***
Jerusalem _ Miền đất Thánh thuộc về ai?
Jerusalem – miền đất thiêng, một thánh địa nơi ba tôn giáo lớn đã gặp nhau: đạo Do Thái, đạo Kitô và đạo Hồi. Tại đó Chúa Yahweh đã hiện lên để giao ước với dân tộc Do Thái; Chúa Kitô đã bị đóng đinh trên Thánh giá; và cũng tại đó Giáo chủ Muhammad đạo Hồi đã hành hương.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.