Đôi nét về trò chơi Xổ số ở Việt Nam, theo nhà văn Hoàng Hải Thủy cho biết thì có lẽ người Pháp mang xổ số vào Việt Nam từ thập niên 1930. Lúc đó chưa có khái niệm “xổ số”, mà được gọi bằng cái tên Tây là Lotterie, được bán trên toàn cõi Ðông Dương, với giá 1 đồng bạc Ðông Dương một vé, một năm mới xổ một kỳ. Vé số trúng độc đắc lên đến 10.000 đồng bạc Ðông Dương, tiếng Nam là Mười Ngàn đồng, tiếng Bắc là Một Vạn đồng.
Sau năm 1946, xổ số bị dẹp trên toàn Việt Nam, rồi đến cuối năm 1951 ra nghị định mở lại, sang đầu năm 1952 thì mới chính thức phát hành trở lại xổ số ở Sài Gòn. Lúc này giá mỗi vé là 10 đồng – một số tiền khá lớn thời đó. Vé độc đắc sẽ được thưởng 1 triệu đồng.
Tuy nhiên thời đó dân Việt mê số đề hơn, vì chỉ cần 2-3 đồng là đánh được, có thể biết được-mất ngay trong ngày. Vì vậy mà rất ít người mua xổ số do nhà nước bán (được gọi là Xổ Số Kiến Thiết). XSKT những năm đầu bị ế. Thậm chí có thời gian cảnh sát Sài Gòn phạt người đi xe vi phạm luật giao thông bằng cách bắt mua vé số Kiến Thiết.
Đồng thời để tuyên truyền cho XSKT, bài hát do quái kiệt Trần Văn Trạch sáng tác và trình bày được phát thường xuyên để “quảng cáo” cho trò chơi này. Bài hát trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp và toàn bộ nam-phụ-lão-ấu từng sống ở miền Nam trước 1975.
Phải đến năm 1955, các sòng Kim Chung, Ðại Thế Giới bị chính phủ Ngô Ðình Diệm đóng cửa, không còn trò số đề nữa thì XSKT mới bắt đầu được dân mua nhiều. Ðến năm 1960 thậm chí còn bị tăng giá ngoài luồng. Giá một vé chính thức là 10 đồng, nhưng người mua phải mua với giá 14, 15 đồng.
Dưới đây, mời các bạn xem lại những hình ảnh về vé số được phát hành đầu thập niên 1960 ở Saigon:
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.