Pages

Tuesday, August 30, 2022

Chi tiêu bây giờ, giải quyết hậu quả sau

 BM

Chính phủ và các ngân hàng trung ương đã trở thành người cho vay đầu tiên thay vì cuối cùng, và điều này là vô cùng nguy hiểm. Nợ toàn cầu tăng vọt, lạm phát gia tăng, và nhiều cái gọi là ‘sự gián đoạn chuỗi cung ứng’ là kết quả của việc phá sản sau nhiều năm trợ cấp cho năng suất thấp và trừng phạt năng suất cao bằng việc tăng thuế.

 

Có nhiều lý do tại sao các quốc gia không nên “chi tiêu bây giờ, giải quyết hậu quả sau.”


Thứ nhất, việc chi tiêu được thực hiện bởi các chính trị gia, những người sẽ không chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư sai và các quyết định chi tiêu thiếu khôn ngoan.

 

Hơn nữa, chi phí sẽ luôn do người nộp thuế và doanh nghiệp chi trả.


BM


Hãy nghĩ về điều trớ trêu khi quảng bá “Đạo luật Giảm Lạm Phát” vốn có nghĩa là chi tiêu nhiều hơn và có tiền từ nợ nhiều hơn. Nhưng còn mỉa mai hơn khi ban hành một luật giảm lạm phát sau khi tạo ra lạm phát rất lớn với các kế hoạch kích thích chi tiêu trị giá hàng ngàn tỷ USD và mở rộng bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương. Chính phủ tự thể hiện như là giải pháp cho các vấn đề mà chính phủ tạo ra và chuyển hóa đơn thanh toán hai lần sang người nộp thuế.

 

Thứ hai, các chính phủ rất tệ trong việc chọn người thắng cuộc nhưng thậm chí còn tệ hơn trong việc chọn người thua cuộc. Việc thúc đẩy chính sách, trợ cấp, và các khoản hỗ trợ thường nhắm vào các lĩnh vực lỗi thời hoặc được ưu ái về mặt chính trị, do đó dẫn đến sự gia tăng các công ty xác sống. Chi tiêu của chính phủ để “cứu” các doanh nghiệp có xu hướng hỗ trợ những công ty đã mắc nợ nhiều và gặp những thách thức liên quan đối với việc trả nợ của họ. Điều này thật tệ, nhưng chọn người thua cuộc còn tệ hơn. Thế giới có lẽ đã không xảy ra khủng hoảng lương thực và năng lượng vì sự gián đoạn từ các quốc gia chiếm ít hơn 10% nguồn cung nếu như các quy định và luật pháp đã không đặt ra gánh nặng quá lớn cho đầu tư vào nông nghiệp, năng lượng, và thương mại nói chung.


BM


Thứ ba, tác động tiêu cực lớn hơn tác động tích cực. Tôi nhớ một cuộc trò chuyện vào năm 2021 với cô Judy Shelton, trong đó cô ấy đề cập đến việc nền kinh tế Mỹ sẽ mạnh lên như thế nào nếu không thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế. Cô ấy đã đúng. Các kế hoạch chi tiêu rất lớn đã tạo ra thâm hụt cấu trúc không thể vượt qua, do nhiều chương trình được hỗ trợ và tăng lên, và tác động tiêu cực đến tăng trưởng, lạm phát, và tiền lương thực tế chỉ một năm rưỡi sau đó là không thể phủ nhận được.

 

Không thể phủ nhận rằng các nền kinh tế thoát khỏi mọi cuộc khủng hoảng với nợ cao hơn, tăng trưởng thấp hơn, tăng lương thực tế yếu hơn, và tạo việc làm kém hơn. Vậy mà không hiểu sao mọi người lại cho rằng lần sau sẽ khác. Họ đã nói như vậy về năm 2020. Và thực tế đã khác. Quý vị đã có chi phiếu của mình và đã phải trả tiền cho chi phiếu này nhiều lần qua mức lạm phát cao hơn và nhiều loại thuế hơn.


BM


Các nhà phê bình có thể nói rằng những tác động này là dễ ăn nói trong sự phục hồi, nhưng chúng ta giải thích thế nào cho người dân rằng các chính phủ không nên làm gì cả? Đây là một trong những mánh khóe khác của những người theo chủ nghĩa can thiệp. Chúng ta đã quen với ý tưởng rằng nếu chính phủ không chi tiêu ồ ạt trong một cuộc khủng hoảng, thì có nghĩa là họ đang “chẳng làm gì cả”. Các chính sách rất lớn về phía cầu là cần thiết ngay cả khi vấn đề không liên quan gì đến phía cầu. Tệ hơn nữa, một kế hoạch một ngàn tỷ USD phải được tiếp nối bởi một kế hoạch hai ngàn tỷ nếu không thì kế hoạch ấy sẽ có vẻ quá nhỏ, bất kể vấn đề của hậu quả của kế hoạch ấy là gì.


BM


Như ông Milton Friedman đã nói, không nên đánh giá các chính sách bằng ý định của chúng, mà dựa trên kết quả của chúng. Và khi kết quả kém như những gì chúng ta đã chứng kiến trong gần hai thập niên, thì chúng ta phải cảnh báo về quyết định chi tiêu liên tục nhiều hơn  này.

 

Tại sao việc sử dụng các ngân hàng trung ương và chính phủ như người cho vay và nguồn giải pháp đầu tiên lại nguy hiểm đến vậy? Bởi vì nguồn lực chính của chính phủ để thực hiện các chính sách ấy lại là của cải của quý vị. Sung công của cải là mặt khác của thứ đồng xu “chính sách xã hội”: thuế và lạm phát, hoặc cả hai. Một số độc giả có thể nghĩ rằng đó là một ý tưởng thông minh để chiếm đoạt tài sản của những người giàu để hỗ trợ nền kinh tế, nhưng bây giờ họ nên biết rằng đó là một lời nói dối.


BM


Khi quý vị trao quyền hạn lớn phi thường cho một chính phủ dựa trên ý tưởng rằng việc ăn cắp của người giàu là hợp lệ, thì quý vị cũng là đang trao quyền lực cho các chính trị gia để ăn cắp của quý vị vậy. Và họ sẽ làm vậy.


Không có ví dụ nào về một kế hoạch chi tiêu rất lớn của chính phủ được tài trợ bằng thuế cao hơn đối với người giàu mà không kết thúc bằng thuế cao hơn đối với tất cả mọi người hoặc lạm phát cao hơn, loại thuế đánh vào người nghèo.


BM


Khi quý vị đọc “chi tiêu bây giờ, giải quyết hậu quả sau” thì những gì quý vị đang đọc có nghĩa là đưa ví của quý vị cho tôi, vì quý vị sẽ phải giải quyết số dư thẻ tín dụng sau đó.

 

Lần tới khi quý vị đọc cụm từ đáng sợ đó, hãy nhớ rằng: Không có gì mà chính phủ cho “miễn phí” mà quý vị không phải trả bằng cách này hay cách khác.

 

 

 

Daniel Lacalle


BM
5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị mất cân bằng hormone
Văn hóa vong thân về Giới Tính, Phái Tính và Chuyển Giới
Tình yêu của mẹ tuyệt vời như một kiệt tác nghệ thuật
Phụ nữ nên học cách vượt qua cảm giác tội lỗi
Cựu TT Trump dùng Tu chính án thứ Năm
Cựu TT Trump tiết lộ thêm chi tiết về cuộc đột kích vào Mar-a-Lago
5 sai lầm phổ biến khiến da bạn trông già hơn
DOJ và Đảng Dân Chủ mạo hiểm gây ra nội chiến để cứu vãn sự nghiệp
FBI đột kích ông Trump là hành vi xâm nhập bất hợp pháp
Gia đình ông Trump phản ứng trước cuộc đột kích của FBI
Đột kích của FBI tại dinh thự Mar-a-Lago
Đi dép xỏ ngón có tốt không?
Sa tử cung _ Khi tử cung lộ ra bên ngoài
TT Trump: Huyền thoại hay phép thuật?
Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Chuyến đi dọc Bờ Tây _ Từ LA đến Seattle
Làm thế nào để chuẩn bị cho suy thoái
Câu nói ngụy biện hay một lời tự bào chữa? “Tôi Không Còn Yêu Nữa”
R.I.P: Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
Thiệt hại do lạm phát sẽ không được khắc phục

Monday, August 29, 2022

Nét đẹp truyền thống về sự hào phóng của người dân Hoa Kỳ

 BM

Từ thời niên thiếu, tôi đã luôn ngưỡng mộ các bậc tiền nhân. Khi còn trẻ, những anh hùng mà tôi ngưỡng mộ hầu hết đều là những người lính như Robert E. Lee, Stonewall Jackson và Audie Murphy, và còn những người khác nữa. Về sau này, danh sách các anh hùng của tôi ngày càng nhiều bao gồm những người nổi tiếng như Booker T. Washington, Joan of Arc, Ignaz Semmelweis, Giáo Hoàng John Paul II, Theodore Roosevelt và gần đây nhất là Melania Trump. Ernest Hemingway, F. Scott Fitzgerald và Marjorie Rawlings cũng làm tôi yêu mến.


BM


Một nhóm người nổi tiếng chưa bao giờ khiến tôi quan tâm là các ông trùm tư bản Hoa Kỳ. Các loại hình kinh doanh như John D. Rockefeller, Henry Ford và Cornelius Vanderbilt đã không thể khơi dậy trí tưởng tượng của tôi, mặc dù lịch sử về biệt thự Biltmore ở Asheville, North Carolina của George Vanderbilt đã hấp dẫn tôi trong nhiều năm. Tôi cũng không để ý đến câu chuyện của các tỷ phú công nghệ lớn của chúng ta. Tôi tình cờ đọc được những mẩu tin nhỏ về cuộc sống của họ ở đâu đó, và đọc chúng một cách thích thú, nhưng không tưởng tượng nổi bản thân sẽ ngồi đọc những tiểu sử dày cộm của Bill Gates hay Mark Zuckerberg.


Nhưng nhiều khi trong cuộc sống vẫn có những ngoại lệ.

 

Nhà từ thiện vĩ đại nhất Hoa Kỳ…


BM


Andrew Carnegie, sinh năm 1835 tại Scotland, cùng gia đình nhập cư vào Hoa Kỳ năm 13 tuổi và định cư tại Pittsburgh. Lúc đó, cậu bé Carnegie đã tìm được việc làm trong một nhà máy sản xuất bông. Khi ngoài 30 tuổi, chàng trai trẻ Carnegie đã kiếm được khối tài sản đầu tiên và trở thành một nhân vật quan trọng trong ngành kinh doanh thép. Năm 1901, ông bán công ty của mình cho John Pierpont Morgan với một con số đáng kinh ngạc tại thời điểm đó là 480 triệu USD, khiến ông trở thành một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới.


BM


Trước khi qua đời năm 1919, Carnegie đã dành phần lớn thời gian để cho tặng số tài sản này. Ông đã từng tuyên bố “chết mà vẫn giàu có là cái chết đáng hổ thẹn,” và ông đã tặng phần lớn tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện và các tổ chức chính nghĩa. Ông đã tặng hơn 7,000 chiếc đàn organ cho các nhà thờ trong và ngoài nước, thành lập các học viện dành cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục, đồng thời xây dựng Nhà hát Carnegie Hall ở New York.

 

Với khối tài sản được quy đổi ra đồng đô la ngày nay, Carnegie vẫn là nhà từ thiện hào phóng nhất lịch sử nhân loại.


…Và tại sao tôi lại yêu thích ông


BM


Những nghĩa cử cao quý đó không phải là điều khiến tôi bị thu hút. Không hề, lý do ông trùm tư bản bé nhỏ này – một người chỉ cao có 5 feet, 3 inch (khoảng 1.6 m) – đứng trên kệ trong phòng trưng bày về các anh hùng của tôi là liên quan đến những đầu sách. Carnegie, người không hề được học hành tử tế, đã quyên góp tiền để xây dựng hơn 2,800 thư viện trên toàn cầu, phần lớn trong số đó là ở Hoa Kỳ. Rõ ràng ông muốn mang lại cho người khác nền giáo dục mà hồi trẻ ông đã không được hưởng.

 

Nhiều thư viện mà Carnegie tạo dựng giờ vẫn còn hoạt động, mang sách và kiến thức tới hàng triệu người dân Hoa Kỳ.

 

Dân tộc hào phóng của chúng ta


BM


Giống như Carnegie, nhiều người dân Hoa Kỳ khá hào phóng về tiền bạc, thời gian và nguồn lực của họ. John Huebler, trong bài báo trực tuyến “Philanthropy Described in ‘Democracy in America’ by de Tocqueville” (Hoạt động từ thiện được mô tả trong cuốn ‘Nền dân chủ Hoa Kỳ’” của Alexis de Tocqueville) đã chỉ ra rằng mặc dù ông chưa bao giờ sử dụng từ ‘từ thiện’ trong tác phẩm kinh điển của mình, nhưng ông đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các hiệp hội khác nhau của người dân Hoa Kỳ – những người đã tập hợp lại và đóng góp nguồn lực của họ để giúp đỡ người khác.

 

Tính hào phóng này vẫn là một truyền thống đẹp của người dân Hoa Kỳ. “The Almanac of American Philanthropy” (Thống kê các hoạt động từ thiện của người dân Hoa Kỳ) đã báo cáo những con số liên quan đến những khoản quyên góp như vậy:


BM


“Từ 70% – 90% gia đình Hoa Kỳ đóng góp từ thiện hàng năm với mức trung bình mỗi gia đình khoảng 2,500 USD. Đó là mức hào phóng gấp hai đến 20 lần so với các quốc gia Tây Âu tương tự. Ngoài ra, một nửa số người trưởng thành ở Hoa Kỳ tình nguyện dành thời gian cho các hoạt động từ thiện, tổng ước tính khoảng 20 tỷ giờ mỗi năm.


“Kết quả: Dòng từ thiện khổng lồ lên tới 449.64 tỷ USD mỗi năm với 79% đến từ các cá nhân hào phóng. Chỉ 17% trong số tất cả các tổ chức từ thiện hàng năm ở Hoa Kỳ là dưới hình thức tài trợ của quỹ và chỉ 5% là được đóng góp bởi các tập đoàn.”

 

Bộ Ngân khố Hoa Kỳ xác nhận những con số này, nhấn mạnh rằng “sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong năm 2019 khiến hoạt động từ thiện trong cùng thời kỳ ba năm đạt mức cao kỷ lục.”

 

Món quà tiếp tục cho đi


BM


“The Almanac of American Philanthropy” cũng có một câu chuyện đầy cảm hứng kể về một nhà hảo tâm như vậy, bà Oseola McCarty ở Hattiesburg, Mississippi. Bị buộc phải bỏ học từ năm lớp sáu để chăm sóc người dì bị bệnh, bà McCarty đã dành hơn 70 năm giặt quần áo để kiếm sống. Bà đặt tiêu chuẩn cao đến mức khi thấy máy giặt và máy sấy bà mua vào những năm 1960 không giặt quần áo sạch như ý muốn, bà đã tự giặt và vắt chúng bằng tay.


Và bà đã tiết kiệm những đồng tiền mình kiếm được. Đến thời điểm nghỉ hưu ở tuổi 86, bà đã kiếm được 280,000 USD, trong đó bà đã quyên góp 150,000 USD cho trường Đại học Nam Mississippi – một cơ sở giáo dục chỉ cách nhà bà vài dãy nhà – để hỗ trợ những sinh viên không đủ tiền học đại học. Điều thú vị là bà McCarty chưa bao giờ đặt chân đến khuôn viên trường trước khi thực hiện khoản quyên góp này.


Khi được một phóng viên hỏi tại sao bà không tiêu tiền cho bản thân, bà tươi cười trả lời, “Tôi đang chi tiêu cho bản thân đây.”


BM


Lấy cảm hứng từ người phụ nữ có đức tin và yêu gia đình này, người mà luôn tin tưởng vào giá trị của sự chăm chỉ, 600 người đàn ông và phụ nữ khác đã góp thêm vào món quà ấy, tăng gấp ba lần số tiền quyên góp của bà. Sau khi nghe câu chuyện của bà, ông Ted Turner của kênh truyền hình cáp tuyên bố sẽ quyên góp 1 tỷ USD cho các tổ chức từ thiện khác nhau. Ông nói, “Nếu người phụ nữ nhỏ bé đó có thể cho đi tất cả những gì bà có, vậy tôi có thể quyên góp một tỷ USD.”

 

Cùng nhau tạo nên sự khác biệt

 

Rất nhiều tổ chức ở Hoa Kỳ tồn tại nhờ sự hào phóng của các nhà tài trợ. Nhà thờ, nhiều trường tư thục và cao đẳng, ngân hàng thực phẩm của chúng ta và hàng ngàn tổ chức khác đều dựa vào sự quyên góp tài chính để giúp đỡ mọi người. Đó chỉ là một ví dụ gần đây về tầm quan trọng của sự hào phóng này. Báo Smoky Mountain News, nơi mà tôi đã viết các bài phê bình sách trong 20 năm, phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu quảng cáo. Khi đại dịch làm giảm đáng kể thu nhập đó, tờ báo tồn tại được một phần nhờ sự đóng góp của độc giả.


BM


Và cũng như trường hợp của tờ báo, mọi điều nhỏ bé đều có ích. Chúng ta không thể đều là Andrew Carnegie hay Oseola McCarty, nhưng tờ 20 USD mà chúng ta bỏ vào thùng từ thiện ở nhà thờ hoặc khoản quyên góp nhỏ mà chúng ta dành cho trường tư thục của cậu cháu trai sẽ giúp duy trì hoạt động của những tổ chức đó.

 

Nhìn lại câu trả lời của bà McCarty với phóng viên, “Tôi đang chi tiêu cho bản thân,” tôi biết bà muốn nói rằng việc quyên góp đã mang lại niềm vui to lớn cho bà. Nhưng tôi cũng nghĩ bà hiểu mình đang cải thiện cộng đồng và thế giới rộng lớn xung quanh, và đang được hoàn vốn cho khoản đầu tư đó bằng cách giúp những người khác phát triển. Tuy nhỏ bé nhưng những món quà chúng ta dành tặng các tổ chức và cá nhân xứng đáng cũng mang tới điều tương tự.


BM


Tất cả chúng ta đã trải qua một năm khó khăn, một thời kỳ đen tối trong lịch sử, và những ngày này quốc gia của chúng ta và các giá trị của nó dường như liên tục bị bao vây bởi một đội quân các nhà phê bình. Nhưng khi chúng ta dừng lại và suy ngẫm về lòng bác ái tuyệt vời của đồng bào chúng ta, chúng ta có thể tự hào về đất nước Hoa Kỳ và về truyền thống cho đi và hào phóng lâu đời của chúng ta.

 

 

 

Jeff Minick


BM

Nỗi lo sợ lạm phát
Tại sao bạn nên thử đi bộ với gậy?
5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị mất cân bằng hormone
Văn hóa vong thân về Giới Tính, Phái Tính và Chuyển Giới
Tình yêu của mẹ tuyệt vời như một kiệt tác nghệ thuật
Phụ nữ nên học cách vượt qua cảm giác tội lỗi
Cựu TT Trump dùng Tu chính án thứ Năm
Cựu TT Trump tiết lộ thêm chi tiết về cuộc đột kích vào Mar-a-Lago
5 sai lầm phổ biến khiến da bạn trông già hơn
DOJ và Đảng Dân Chủ mạo hiểm gây ra nội chiến để cứu vãn sự nghiệp
FBI đột kích ông Trump là hành vi xâm nhập bất hợp pháp
Gia đình ông Trump phản ứng trước cuộc đột kích của FBI
Đột kích của FBI tại dinh thự Mar-a-Lago
Đi dép xỏ ngón có tốt không?
Sa tử cung _ Khi tử cung lộ ra bên ngoài
TT Trump: Huyền thoại hay phép thuật?
Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Chuyến đi dọc Bờ Tây _ Từ LA đến Seattle
Làm thế nào để chuẩn bị cho suy thoái
Câu nói ngụy biện hay một lời tự bào chữa? “Tôi Không Còn Yêu Nữa”

Nỗi lo sợ lạm phát

 BM

Lạm phát và nguy cơ của một cuộc suy thoái là mối quan tâm hàng đầu của các công ty Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Những lo lắng này đang bắt đầu đè nặng lên hoạt động chung, khiến cho hoạt động kinh doanh chậm lại và tâm lý giảm sút theo nhiều chỉ số.

 

Chỉ số Lạc quan của Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia (NFIB) nhấn mạnh  rằng 37% chủ doanh nghiệp nhỏ cho biết lạm phát là vấn đề quan trọng nhất của họ trong tháng Bảy, mức cao nhất kể từ năm 1979. Hơn nữa, cuộc khảo sát hàng tháng đã phát hiện hầu hết các chủ sở hữu đang tăng giá bán trung bình, và tỷ lệ phần trăm ròng của các chủ sở hữu doanh nghiệp dự đoán doanh số bán hàng thực tế sẽ xấu đi.

 

“Sự bất ổn trong khu vực doanh nghiệp nhỏ đang gia tăng khi các chủ doanh nghiệp tiếp tục cố gắng xoay sở với lạm phát lịch sử, tình trạng thiếu hụt lao động, và gián đoạn chuỗi cung ứng,” ông Bill Dunkelberg, kinh tế gia trưởng của NFIB, cho biết trong một tuyên bố. “Khi chúng ta bước sang nửa cuối năm 2022, các chủ doanh nghiệp sẽ tiếp tục quản lý doanh nghiệp của họ trong một tương lai rất bất ổn.”


BM

Điều này trùng hợp với Chỉ số Lạc quan Kinh tế IBD/TIPP tháng Tám, giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm là 38.1 do người tiêu dùng tiếp tục bi quan về nền kinh tế khi lạm phát xóa nhòa đi mức tăng lương. Điều này có thể báo hiệu một điềm xấu đối với các điều kiện kinh doanh.

 

Trong khi đó, một cuộc khảo sát doanh nghiệp nhỏ quý 3 của CNBC/SurveyMonkey cho thấy 77% chủ doanh nghiệp nhỏ dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục, và 57% tin rằng suy thoái đã bắt đầu.

 

Ông Mike Davis, đối tác sáng lập của Olive Tree Ridge, một công ty quản lý tài sản đa chiến lược, cho biết trong nền kinh tế này, tất cả chỉ nhằm lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất và hy vọng cho điều tốt nhất.

 

Ông Davis nói: “Nếu tôi lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất, đó là lúc tôi sẽ trải qua những ngày tuyệt vời nhất sắp tới trong tương lai bởi vì tôi chỉ có thể ngạc nhiên một cách thú vị,” và nói thêm rằng bất kể nền kinh tế này được đánh giá như thế nào, thì các doanh nghiệp vẫn cần tìm đường vượt qua các thông tin, các đám mây giông tố, và xu hướng tiêu dùng đang phát triển.


BM

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã không có chung cái nhìn bi quan như khu vực tư nhân, khi khẳng định rằng tổ chức này có thể kiểm soát lạm phát và có khả năng đạt được một sự hạ cánh mềm cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đồng thời, niềm tin của Chủ tịch Fed Jerome Powell dường như đã giảm sút, khi ông cảnh báo trong bài diễn văn tại Hội nghị kinh tế Jackson Hole gần đây rằng nền kinh tế sẽ gặp “một số nỗi đau” ở phía trước.

 

“Trong khi lãi suất cao hơn, tăng trưởng chậm hơn, và các điều kiện thị trường lao động yếu hơn sẽ làm giảm lạm phát, thì các nhân tố này cũng sẽ mang lại một số nỗi đau cho các gia đình và các doanh nghiệp,” ông nói trong các nhận xét đã được soạn sẵn. “Đây là những cái giá đáng tiếc của việc giảm lạm phát. Nhưng thất bại trong việc khôi phục sự ổn định giá cả sẽ đồng nghĩa với nỗi đau lớn hơn nhiều.”

 

Phải chăng khu vực tư nhân đã cảm nhận được nỗi đau mà ông Powell nhắc đến này?

 

Sức khỏe của khu vực tư nhân


 image

Theo Cục Điều tra Dân số, sản xuất công nghiệp đã giảm xuống 3.9% so với cùng thời kỳ năm trước vào tháng Bảy, giảm từ 4% trong tháng Sáu. Sản lượng sản xuất cũng giảm xuống mức 3.2% hàng năm, giảm so với mức 3.6% của tháng trước.

 

Một loạt các chỉ số quản lý mua hàng (PMI), cung cấp cái nhìn sâu sắc về định hướng chung của các lĩnh vực trong nền kinh tế, đã suy yếu.

 

Chỉ số PMI Sản xuất Hoa Kỳ của S&P Global đã giảm xuống 51.3 trong tháng Tám, mức tăng trưởng sản xuất thấp nhất trong hai năm — bất cứ chỉ số nào trên mức 50 đều cho thấy sự mở rộng. Sản lượng sụt giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu hơn, thiếu lao động, và khan hiếm nguyên liệu. Các xu hướng so sánh đáng chú ý trong các số liệu PMI khác của S&P Global gồm: PMI Tổng hợp giảm xuống mức 45.0, trong khi PMI Dịch vụ giảm xuống mức 44.1.

 

Các kinh tế gia giải thích rằng lãi suất cao hơn và lạm phát gia tăng đã làm giảm nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, để thúc đẩy doanh số bán hàng mới, chi phí đầu ra của các công ty đã tăng ở mức yếu nhất trong vòng 17 tháng.

 

“Dữ liệu PMI mới công bố trong tháng Tám cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại hơn nữa đối với sức khỏe của khu vực tư nhân Hoa Kỳ,” ông Siân Jones, nhà kinh tế cao cấp của S&P Global Market Intelligence, viết trong báo cáo này. “Các điều kiện về nhu cầu lại giảm xuống, do tác động của việc tăng lãi suất và áp lực lạm phát mạnh đối với chi tiêu của khách hàng, vốn đè nặng lên hoạt động. Những dấu hiệu cho thấy khó khăn đang lan rộng trong khu vực tư nhân khi các đơn đặt hàng dịch vụ mới quay trở lại giai đoạn thu hẹp, phản ánh những điều kiện nhu cầu thấp hơn được thấy ở các đối tác sản xuất của họ.”


BM


Hồi tháng Bảy, ông Chris Williamson, kinh tế gia trưởng tại S&P Global Market Intelligence, đã lưu ý  trong một phân tích toàn diện về tình hình sản xuất trên toàn thế giới rằng niềm tin kinh doanh “vẫn sụt giảm một cách đáng lo ngại” ở Hoa Kỳ.

 

Ông cho biết trên Twitter: “Nền kinh tế của Hoa Kỳ đang thu hẹp lại với tốc độ chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 (không bao gồm đợt phong tỏa đại dịch lần đầu), khi chỉ số #PMI mới công bố gồm cả sản lượng của ngành sản xuất và ngành dịch vụ giảm mạnh trong tháng Bảy.”

 

Điều đó cho thấy có sự kết hợp giữa các số liệu PMI sản xuất và phi sản xuất của Viện Quản lý Cung ứng (ISM)

 

Chỉ số PMI sản xuất tháng Bảy giảm xuống mức tốt hơn mong đợi là 52.8, trong khi PMI phi sản xuất nhích cao hơn lên 56.7. Cả hai chỉ số đều nhấn mạnh mức tăng việc làm, giảm áp lực giá cả, và các đơn đặt hàng mới giảm.

Ông Anthony Nieves, Chủ tịch Viện Quản lý Cung ứng, cho biết: “Các vấn đề về khả năng đáp ứng của vận tải đường bộ, nguồn lao động hạn chế, tình trạng thiếu nhiều loại nguyên liệu, và lạm phát tiếp tục là những trở ngại đối với ngành dịch vụ.”

 

Tuy nhiên, PMI của khu vực tư nhân vẫn dao động ở các mức trong thời kỳ đại dịch.


BM


Ngoài ra, dữ liệu ngân hàng Fed tại các khu vực khác nhau cho thấy sự đáng lo ngại đối với nền kinh tế quốc gia.

 

Chỉ số Sản xuất và Dịch vụ của Fed tại Richmond lần lượt giảm xuống âm 8 và âm 12 trong tháng Tám. Chỉ số Sản xuất của NY Empire State đột ngột giảm xuống mức âm 31.3 do các điều kiện kinh doanh, đơn đặt hàng mới, và chi tiêu vốn suy giảm. Nhưng trong khi Chỉ số Sản xuất của Fed tại Philadelphia cải thiện lên mức 6.2 trong tháng Tám, thì Chỉ số Điều kiện Kinh doanh của Fed tại Philadelphia lại đạt mức âm 10.6.

 

Chỉ số Sản xuất và Dịch vụ của Fed tại Dallas lần lượt giảm mạnh xuống âm 22.6 và âm 10.9. Trong Khảo sát của Fed Dallas, một người được hỏi trong lĩnh vực sản xuất máy móc đang bắt đầu thấy hoạt động sản xuất giảm dần.


BM

“Chúng tôi bắt đầu nhận thấy có sự sụt giảm trong các đơn đặt hàng,” vị này nói với ngân hàng trung ương khu vực. “Chúng tôi đang chuẩn bị cho sự suy giảm hơn nữa nhưng vẫn hy vọng cho điều tốt nhất.”

 

Năm nay, năng suất lao động đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với kinh tế tư nhân. Theo Cục Thống kê Lao động (BLS), năng suất lao động phi nông nghiệp giảm 7.4% trong quý đầu tiên và 4.6% trong quý thứ hai. Điều này xảy ra khi chi phí lao động đơn vị tăng lần lượt là 12.7% và 10.8%, và giờ làm việc tăng 2.6% và 5.3%.

 

Người dẫn chương trình đài CNBC, bà Kelly Evans, cho biết: “Điều này đã làm đảo ngược mức tăng năng suất tạm thời mà chúng ta đã chứng kiến trước đó trong đại dịch, khi nền kinh tế đang điên cuồng cố gắng tiếp tục phát triển bất chấp sự thiếu hụt nhân công trên diện rộng.”

 

Điều gì sẽ xảy ra vào năm 2023?


BM


Một cuộc khảo sát quý hai của Hội đồng Giám đốc tài chính CNBC cho thấy 68% giám đốc tài chính dự đoán suy thoái sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2023. Không ai dự kiến nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tránh được việc phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế vì lạm phát tiếp tục là mối đe dọa bên ngoài chính đối với hoạt động kinh doanh của các công ty.

 

Ông Davis lưu ý rằng các doanh nghiệp phản ứng như thế nào với các điều kiện kinh tế sẽ rất thú vị. Ông tin rằng các doanh nghiệp mang xu hướng có ký ức ngắn hạn, vì vậy họ có thể trở nên trơ lì với nỗi đau mà họ cảm nhận từ giá xăng dầu và chi phí lao động cao hơn.

 

Do đó, các công ty tư nhân có thể cố gắng chi tiêu nhiều hơn một chút nếu họ thấy bảng cân đối kế toán của mình có thể chi trả được và áp lực chi phí giảm đi.


BM


Cuối cùng, ông nói thêm, điều đó sẽ giúp các chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt hơn bằng cách đọc thêm nữa ngoài phần tiêu đề.

 

Ông Davis nói, “Quý vị phải đọc bài báo, nhấp đúp vào nó, nhấp ba lần vào nó, và sau đó hình thành ý kiến của riêng quý vị.” 

 

 

 

Andrew Moran  _  Nhật Thăng


http://baomai.blogspot.com/

Tại sao bạn nên thử đi bộ với gậy?
5 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị mất cân bằng hormone
Văn hóa vong thân về Giới Tính, Phái Tính và Chuyển Giới
Tình yêu của mẹ tuyệt vời như một kiệt tác nghệ thuật
Phụ nữ nên học cách vượt qua cảm giác tội lỗi
Cựu TT Trump dùng Tu chính án thứ Năm
Cựu TT Trump tiết lộ thêm chi tiết về cuộc đột kích vào Mar-a-Lago
5 sai lầm phổ biến khiến da bạn trông già hơn
DOJ và Đảng Dân Chủ mạo hiểm gây ra nội chiến để cứu vãn sự nghiệp
FBI đột kích ông Trump là hành vi xâm nhập bất hợp pháp
Gia đình ông Trump phản ứng trước cuộc đột kích của FBI
Đột kích của FBI tại dinh thự Mar-a-Lago
Đi dép xỏ ngón có tốt không?
Sa tử cung _ Khi tử cung lộ ra bên ngoài
TT Trump: Huyền thoại hay phép thuật?
Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Chuyến đi dọc Bờ Tây _ Từ LA đến Seattle
Làm thế nào để chuẩn bị cho suy thoái
Câu nói ngụy biện hay một lời tự bào chữa? “Tôi Không Còn Yêu Nữa”
R.I.P: Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh