Tuesday, August 9, 2022

Đi dép xỏ ngón có tốt không?

 BM

Những năm gần đây, dép xỏ ngón đã trở thành một loại dép phổ biến trong tủ giày của dân công sở, bởi sự thoáng mát, dễ dàng mang vào và cởi ra, có ưu thế tuyệt đối trong mùa hè.

 

Dù là đi sandal hay dép lê loại xỏ ngón thì cũng đều gần với trạng thái chân trần, chỉ là có thêm một lớp để lòng bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, còn các bộ phận khác của chân thì không được che chắn. Tất nhiên đây không phải là vấn đề lớn đối với đôi chân khỏe mạnh, vì cũng giống như các thổ dân không cần đi ủng để leo núi, hoặc mang giày khi đi mưa. Nhưng đôi chân của chúng ta có giống với đôi chân của họ không? Dĩ nhiên là không.

 

Văn hóa đi giày của người hiện đại khiến hầu hết các cơ và xương của chúng ta thiếu vận động, không được chắc khỏe như thổ dân. Đối với dép xỏ ngón, dù không có lời khuyên tốt xấu tuyệt đối, nhưng bạn cũng không thể coi thường những nguy cơ tiềm ẩn vì sự tiện lợi hay thẩm mỹ mà nó mang lại, nếu không hậu quả sẽ khiến bạn ân hận cả đời.

 

Dép xỏ ngón mang lại 2 vấn đề


BM


Mang dép xỏ ngón cho các hoạt động ngoài trời có nhiều rủi ro hơn so với sandal, bởi vì thiếu dây quai để buộc chặt gót sẽ tạo gánh nặng hơn cho bàn chân, độ che chắn cũng không đủ.

 

Hơn nữa, giữa dép xỏ ngón và bàn chân chỉ tiếp xúc ở ngón chân cái và ngón thứ hai, tất cả lực khi đi đều phụ thuộc vào cơ bàn chân ở đó để kéo dép. Ngoài việc da dễ bị bào mòn và phồng rộp, điều quan trọng hơn là mỗi bước đi của bạn, ngón chân cái và lòng bàn chân đều cần phải có một lực móc lên để dép không bị bay mất. Trường kỳ như vậy sẽ rất dễ làm cho cơ bắp chân trước, tức là cơ duỗi hoặc cơ vùng lưng bàn chân xuất hiện hiện tượng mệt mỏi.


BM

Tất nhiên, đây không tính là vấn đề lớn so với hai ưu điểm là vừa tiện lợi, vừa xinh đẹp tự tin, cho nên không có gì sai khi diện sandal hay dép xỏ ngón. Chỉ là bạn cần hiểu rõ những di chứng hoặc rủi ro có thể xảy ra khi sử dụng chúng, và cẩn thận không lạm dụng quá độ hoặc sử dụng chúng trong những trường hợp không phù hợp.

 

Mang Y sandal chạy có tốt không?


BM


Chạy marathon đã trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây. Hàng nghìn người tham gia chạy bộ lâu năm cũng có rất nhiều thắc mắc khác nhau, một trong số đó là: “Mang Y sandal chạy có tốt hay không?”.

 

Y sandal chính là flip-flops mà hầu hết mọi người vẫn gọi, nhưng Y sandal được sử dụng để chạy vẫn khác với flip-flops nói chung. Mặc dù cũng không che chân nhiều lắm, nhưng Y sandal có dây buộc kéo dài về phía sau để bám vào bàn chân. Phần dưới của dép có một số thiết kế hỗ trợ cho vòm bàn chân, chất liệu đơn nhẹ, cơ chày trước không phải chịu áp lực quá lớn, không cần buộc dây, giá siêu rẻ, không bị thấm nước, đế còn có một số loại đệm. Nói chung, người đi loại dép này để chạy thông thường cũng không cần đi tất, có vẻ rất tiện lợi.


BM


Tuy nhiên, đi loại dép này cũng có một vấn đề lớn, đó là gót chân chưa được cố định, khi chạy sẽ phát ra tiếng, hơn nữa việc ma sát do không mang tất vẫn là không thể tránh khỏi, phần đệm của dép cũng kém hơn so với giày thể thao thông thường. Do bản chất vẫn là dép lê nên khi chạy vẫn cần ngón chân chuyển động móc lên một chút, dẫn đến kiểu sử dụng cơ bắp khác với người bình thường.


Vấn đề này có thể thông qua rèn luyện mà khắc phục, có người rất vui vẻ gọi mình là “vận động viên Y” đang phi nước đại trên đường đua. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải lưu ý rằng, người khác ổn không có nghĩa là bạn ổn. Chạy bằng dép thì cần có đôi chân khỏe hơn, đặc biệt không thích hợp với những người có bàn chân bẹt hoặc các bệnh về chân khác. Có người chạy bộ tranh luận rằng: “Cái này tự nhiên hơn!”. Tôi trả lời họ: “Chúng ta rõ ràng đang chạy trên đường nhựa, làm sao có thể có sự tự nhiên?”. Bàn chân thuần hóa của những người thành thị muốn nhảy vào tự nhiên, thì e là vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

 

“Đi dép giữ không chắc” là một vấn đề lớn


BM


Nếu một ngày bạn thấy rằng “đi dép giữ không chắc”, thì đó là một vấn đề lớn. Đây là bởi vì các cơ phía trước mu bàn chân bị liệt do các vấn đề như bệnh lý thần kinh hoặc đứt dây thần kinh, và là trường hợp rất phổ biến.

 

Chẳng hạn, từng có một người ăn trầu, do người này luôn gác chân, khiến một chân ép vào bên ngoài chân kia, tức là ép vào dây thần kinh mác chung (dây thần kinh mác chung chịu trách nhiệm cho lực đi lên của ngón chân và lòng bàn chân). Ngồi thế không động đậy, do gác chân quá lâu và không thay đổi tư thế, lâu dần lực đè xuống sẽ khiến dây thần kinh bị tê ở một mức độ nhất định, dẫn đến tình trạng vừa nói đến ở trên, vừa đi dép thì dép rơi ra. 


BM


Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị tai biến, do không móc được chân nên khi đi dép sẽ bị tuột ra, chỉ mang được khi có thêm dây buộc vào phía sau dép. Ở các bệnh thần kinh khác cũng có thể xuất hiện tình trạng này. Tôi từng có một bệnh nhân đến khám vì bàn chân bị rủ xuống và dễ bong gân, cuối cùng chẩn đoán là bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS).

 

 

 

Chu Gia Hoành  _  Xuân Hoàng


BM

Sa tử cung _ Khi tử cung lộ ra bên ngoài
TT Trump: Huyền thoại hay phép thuật?
Thuốc chữa bệnh mất trí nhớ Alzheimer
Chuyến đi dọc Bờ Tây _ Từ LA đến Seattle
Làm thế nào để chuẩn bị cho suy thoái
Câu nói ngụy biện hay một lời tự bào chữa? “Tôi Không Còn Yêu Nữa”
R.I.P: Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
Thiệt hại do lạm phát sẽ không được khắc phục
Tối cao Pháp viện đảo ngược án lệ phá thai Roe kiện Wade
Mẹ hãy làm một người bạn ở bên con
Tòa án tối cao Hoa Kỳ nói quyền phá thai ‘không phải dĩ nhiên’
Mẹ Việt hiền mẫu làm đĩa cơm rau đẹp như tranh cho con ăn
Điện thoại công cộng ở trước sân nhà
Biden tìm phao để khỏi chết chìm
BoA cảnh báo về khủng hoảng lạm phát trong tương lai
Giá khí đốt cao _ Nguồn cung thiếu hụt trong kế hoạch khởi xướng nền kinh tế xanh
Thực phẩm, nhiên liệu, và lạm phát đều bắt nguồn từ các chính sách theo chủ nghĩa toàn cầu
Trò quái đản nào đằng sau tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ?
Tại sao chúng ta cần cầu nguyện cho Biện lý John Durham
Những bậc thầy về màu sắc và ánh sáng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.